- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc cũng là một yếu tố quan trọng
153 chuyên gia cà phê Muốn có được danh hiệu này và đeo chiếc tạp dề màu đen
chuyên gia cà phê. Muốn có được danh hiệu này và đeo chiếc tạp dề màu đen đặc trưng, nhân viên công ty phải trải qua khá nhiều cuộc thi tài cũng như tham gia các khóa đào tạo bắt buộc.
- Giao nhiều loại công việc và tăng cƣờng cơ hội học hỏi: Giao nhiều loại công việc và cho nhân viên quyền tự quyết cũng là cách để làm nhân viên thỏa mãn và gắn bó với cơng ty. Việc đào tạo chéo hoặc chuyển sang phòng ban khác dù chỉ trong ngắn hạn có thể làm nhân viên hứng thú hơn. Nhiều cơng ty cịn sáng tạo hơn khi trao đổi nhân viên với các công ty khác, tạo cơ hội cho các tình nguyện viên và cho phép nhân viên có các kỳ nghỉ phép.
Một cách khác để động viên nhân viên là cho họ cơ hội phát triển bản thân, khuyến khích họ tham gia các khóa đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến, hồn tiền học phí cho họ.
Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một “đào tạo viên” là nhân viên có kinh nghiệm hoặc ở cấp cao hơn để hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới. Việc đào tạo kiểu này vừa hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên vừa tiết kiệm chi phí.
“Học hỏi khơng ngừng” là q trình cho phép nhân viên hiểu được cơ cấu tổ chức trong mối tương quan với công việc họ đang làm. Hiểu được vai trị của mình trong một tổ chức là điều rất có lợi. Chẳng hạn như cơng ty Starbucks khuyến khích nhân viên (những người họ gọi là đối tác) học hỏi về sản phẩm và dịch vụ khách hàng của công ty bằng cách mỗi tuần tặng cho họ nửa cân cà phê. Việc này giúp họ hiểu biết hơn về sản phẩm mà cơng ty bán và có thể truyền đạt kinh nghiệm đó cho những người khác.
3.1.3. Các lý thuyết động viên
Trong lịch sử phát triển của quản trị đã có nhiều lí thuyết động viên được trình bày trong các tài liệu khác nhau. Sau đây là một số lí thuyết động viên đang được các nhà quản trị áp dụng phổ biến trong thực tế.
- Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow
Lý thuyết này cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu được sắp xếp theo một trình tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Cụ thể xếp thành 5 bậc:
(1) Những nhu cầu sinh học: ăn, uống, mặc, ở và những nhu cầu tồn tại khác.