Mơ hình tách rời

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh việt nam (Trang 25 - 38)

Việt Nam

Hiện nay tại các đơn vị Việt Nam và hầu hết là các doanh nghiệp, mơ hình tổ chức kế tốn quản trị được áp dụng là mơ hình kết hợp giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.

1.2. Đặc điểm hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp

− Trường TCCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

− Là đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định thành lập có hai loại hình đơn vị sự nghiệp có thu là: đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

− Hệ thống trường TCCN bao gồm:

o Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành (bao gồm cả các trường TCCN thuộc các doanh nghiệp do Bộ, ngành thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật);

o Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường TCCN thuộc tỉnh).

− Trường TCCN chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành chịu sự quản lý nhà nước của Bộ, ngành có trường và chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở. Trường TCCN thuộc tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo) và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. − Nguồn tài chính của trường TCCN cơng lập bao gồm: Ngân sách nhà nước, học

phí, lệ phí, các khoản thu từ hợp đồng đào tạo, Các khoản thu từ sản phẩm nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo của trường, Các khoản vay, tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác.

Chi thường xuyên: Tiền lương, học bổng người học, tiền thưởng, phúc lợi tập

thể, vật tư văn phịng, cơng tác phí, hội nghị, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và các loại chi khác theo quy định của Nhà nước.

Chi đầu tư phát triển: Mua vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản, mua tài sản cố

định, mở rộng nhà trường.

− Việc thu, chi, quản lý, thanh quyết tốn, kiểm tốn tài chính của trường TCCN được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

− Người học thuộc hệ thống trung cấp chuyên nghiệp có 2 hệ là:

o Tốt nghiệp trung học cơ sở

o Tốt nghiệp THPT − Loại hình đào tạo:

o Chính quy (tập trung)

o Hệ vừa học vừa làm (tại chức)

1.2.2 Cơ chế hoạt động của các trường trung cấp chuyên nghiệp

− Thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. − Căn cứ vào chương trình khung các ngành đào tạo trình độ TCCN do Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, hiệu trưởng trường TCCN tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo của nhà trường.

− Trường TCCN định kỳ 2 hoặc 3,5 năm (1 khoá học) tùy theo đối tượng lúc nhập học, tổ chức đánh giá chương trình đào tạo của các ngành học, giáo trình mơn học của nhà trường để có những điều chỉnh cần thiết.

− Trường TCCN xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh hàng năm dựa trên các tiêu chí đảm bảo chất lượng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cơng nhận chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.

− Trường TCCN tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên theo quy chế đào tạo TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3. Đặc điểm của trung cấp chuyên nghiệp công lập ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị

1.3.1 Sự cần thiết của kế toán quản trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới vấn đề cạnh tranh không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà trong lĩnh vực giáo dục cũng đang cạnh tranh rất lớn đặc biệt trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì bắt buộc các tổ chức giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp phải tạo ra được các sản phẩm hoàn hảo đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng và của xã hội. Dù là các tổ chức khơng vì mục đích lợi nhuận, nhưng để đạt được mục tiêu của mình và để tồn tại và phát triển lâu dài thì bắt buộc các nhà quản lý phải quản lý tổ chức của mình sao cho thật hiệu quả, muốn như vậy thì các nhà quản lý buộc phải hoạch định, kiểm sốt chi phí, đánh giá trách nhiệm, đánh giá việc thực hiện và đưa ra quyết định phù hợp. Để thực hiện được những công việc trên bắt buộc nhà quản trị phải có một cơng cụ hỗ trợ đắc lực thì mới có thể hồn thành được mục tiêu của mình và kế hoạch đó thì bắt buộc nhà quản trị phải sử dụng kế tốn quản trị như một cơng cụ cần thiết và hữu hiệu.

Và ngày nay vấn đề thương hiệu là một vấn đề quan trọng trong việc sống còn của mỗi doanh nghiệp và mỗi tổ chức, muốn tạo ra được thương hiệu thì mỗi tổ chức buộc phải có phương pháp quản lý sao cho tạo được những nét riêng biệt cho đơn vị của mình. Vậy nên các tổ chức phải nâng cao được chất lượng được sản phẩm của mình và đưa ra được những sự khác biệt vượt trội so với sản phẩm khác. Trong môi trường giáo dục cũng khơng đi ngồi quy luật này, muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi các trường trung cấp chuyên nghiệp phải tạo ra thành quả của quá trình đào tạo của mình là những người thợ lành nghề và một tác phong chuyên nghiệp, hội tụ đủ các yếu tố về nghề nghiệp chuyên môn, phẩm chất đạo đức mà

nhà tuyển dụng đòi hỏi. Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nâng cao thương hiệu để thu hút người học cũng như nhà tuyển dụng từ cơ sở đào tạo của mình chính là kế tốn quản trị, bởi chính kế tốn quản trị sẽ cung cấp những thơng tin cần thiết cho hoạt động quản trị đánh giá được thành quả quản lý.

Nhà nước đang khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập tự chủ hồn tồn về tài chính, do chi phí cho giáo dục ngày càng tăng sẽ dẫn đến tình huống một lúc nào đó ngân sách nhà nước khơng thể cấp phát như hiện nay và các trường phải tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính. Lúc đó, nhà quản trị phải phân tích chi phí, phân tích hiệu quả hoạt động, khai thác tiềm năng của trường mình để có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với mức thặng dư cao nhất.

Có thể nói, tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các trường học là một yêu cầu cần thiết, thế nhưng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một cơ sở đào tạo nào tổ chức, vận dụng cơng tác kế tốn quản quản trị cho đơn vị mình. Do đó, vấn đề này còn khá mới mẻ đối với các trường học, đặc biệt là các trường trung cấp chuyên nghiệp.

1.3.2 Đặc điểm của các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập ảnh hưởng tới việc vận dụng kế toán quản trị

Khi nhắc đến lĩnh vực tài chính người ta thường nghĩ nhiều về các tổ chức tài chính hoặc doanh nghiệp kinh doanh vì ở đó các khái niệm về chi phí, khối lượng và lợi nhuận sẽ rõ ràng và dễ định hình vì ở đó mục tiêu chính của các tổ chức kinh tế đó chính là lợi nhuận. Cịn đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục cơng lập thì lợi nhuận khơng phải là mục tiêu cuối cùng và trọng yếu nhất của hoạt động đào tạo, vì vậy khi vận dụng những nội dung của KTQT vào trường TCCN ta cần lưu ý một số điểm khác biệt sau:

− Quá trình tạo ra sản phẩm trong trường học khác với doanh nghiệp đó là sự khác biệt về đối tượng và tính chất của q trình. Đối tượng từ quá trình sản xuất là người lao động sử dụng công cụ lao động tác động vào vật chất để tạo ra sản phẩm và sản phẩm là kết quả thụ động từ người lao động. trong khi đó sản phẩm

từ giáo dục có sự tương quan giữa người học, (sản phẩm giáo dục) và người dạy (người tạo ra sản phẩm giáo dục) vì để tạo ra sản phẩm tốt ngoài sự nỗ lực của người dạy cịn có sự nỗ lực của người học thì mới tạo ra sản phẩm tốt của giáo dục.

− Đặc điểm sản phẩm của trường học không thể đánh giá một cách khách quan như doanh thu trong doanh nghiệp: Sản phẩm của doanh nghiệp là các sản phẩm tạo ra sau q trình sản xuất và có thể đánh giá, đo lường một cách khác quan và có sự tương quan rõ ràng giữa giá cả và chất lượng còn sản phẩm của trường học là người học và kiến thức, khả năng tư duy của người học sau khi được đào tạo, khơng thể có đánh giá khách quan và thước đo cụ thể về chất lượng của các sản phẩm từ giáo dục như các sản phẩm từ đơn vị sản xuất.

− Mục đích của giáo dục là truyền đạt kiến thức, kỹ năng. Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu tiếp cận lý thuyết trong khi đó mục tiêu chính của sản xuất là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

− Khơng chấp nhận làm thử và khơng có cơ hội làm lại. Điều khác biệt này đòi hỏi sự chu đáo trong việc chuẩn bị cho quá trình đào tạo.

− Yêu cầu sử dụng nguồn lực khơng sẵn có như đối với việc sản xuất và sự kết hợp từ nhiều bộ phận trong xã hội.

− Nhu cầu sử dụng thông tin quản trị: đối với doanh nghiệp là bộ phận quản trị doanh nghiệp cịn đối với cơ sở giáo ngồi bộ phận quản trị cịn có nhà nước và đơn vị tài trợ (do mục đích của các cơ sở giáo dục là phục vụ lợi ích xã hội nên được nhà nước hoặc các cơ sở tài trợ)

− Chịu sự chi phối nhiều của luật ngân sách và các văn bản pháp luật kèm theo, do vậy việc sử dụng và trích lập nguồn kinh phí sau chênh lệch thu – chi sẽ phải tuân theo quy định cụ thể.

− Nếu như đối với doanh nghiệp việc mua chi phí nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra thì chất lượng và số lượng chủ yếu do doanh nghiệp tự quyết định,trong khi đó đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp thì chất lượng và số lượng sản phẩm đầu vào (học sinh trúng tuyển) theo chỉ tiêu định mức tuyển sinh của bộ

giáo dục nên người trúng tuyển phải đạt một trình độ phù hợp với yêu cầu của nhà trường và chất lượng đầu ra phải đạt được những điều kiện và năng lực với một mức cụ thể theo văn bản của bộ giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương một đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị, phân biệt giữa kế toán quản trị và kế tốn tài chính, nội dung của kế tốn quản trị và tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các tổ chức.

Mục đích chủ yếu của kế tốn quản trị là cung cấp thông tin cho các nhà quản trong nội bộ tổ chức để đánh giá, kiểm sốt q trình hoạt động. Giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị có mối quan hệ với nhau. Đó là hai hai phân hệ của hệ thống kế toán, nội dung của kế toán quản trị được lập bởi nhu cầu của hệ thồng kế tốn tài chính.

Nội dung của kế tốn quản trị bao gồm: hệ thống kế tốn chi phí và phân tích biến động chi phí, lập dự tốn ngân sách, đánh giá trách nhiệm quản lý và thơng tin kế tốn cho việc ra quyết định. Có hai mơ hình kế tốn quản trị hiện nay trên thế giới đó là mơ hình kết hợp và mơ hình tach rời.

Những đặc điểm khác nhau khi vận dụng kế toán quản trị khi vận dụng vào công ty so với khi vận dụng vào trường học đó là đối tượng và tính chất, sản phẩm, khơng được phép tạo ra phế phẩm trong khi sản phẩm từ sản xuất đực phép sai lệch một tỷ lệ nhất định, điều kiện đầu vào và đầu ra cũng chịu sự chi phối bời chỉ tiêu tuyển sinh cũng như quy định về trình độ đạt được khi ra trường. mục chính của giáo dục không phải là lợi nhuận, đưa ra sự cần của việc sử dụng kế toán quản trị trong trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA

NAM HIỆN NAY

2.1. Giới thiệu sơ lược về nhiệm vụ và công tác tổ chức của các trường trung cấp chuyên nghiệp

2.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của các trường trung cấp chuyên nghiệp [1]

− Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ cán bộ, viên chức.

− Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn 5 và 10 năm.

− Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; cơng nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

− Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở quy định về chương trình khung các ngành đào tạo trình độ TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình của các ngành đào tạo TCCN để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường để đảm bảo có đủ giáo trình giảng dạy, học tập. Việc biên soạn hoặc lựa chọn và duyệt giáo trình các ngành đào tạo TCCN thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

− Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giáo công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học- kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

− Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

− Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng, các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

− Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

− Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

− Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.

− Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

− Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.

− Thực hiện công khai cam kết về chất lượng đào tạo và công khai chấtt lượng đào

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh việt nam (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w