NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 35 - 38)

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Người sử dụng đất đã thực hiện quyền sử dụng trên địa bàn;

+ Cán bộ, tổ chức cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn;

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Trên phạm vi ranh giới hành chính tồn thành phố, có chọn 03 phường, xã mẫu để nghiên cứu sâu;

+ Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập và kết quả thực hiện trong 3 năm, từ 2017 – 2019.

+ Phạm vi nội dung: 4 quyền của người sử dụng đất gồm chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp QSDĐ .

2.2. Nội dung nghiên cứu

(1) Điều tra khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đến việc thực hiện QSD đất.

(2) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của của thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

(3) Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất của người sử dụng đất trên địa bàn của thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017-2019

- Tình hình thực hiện các quyền năm 2017 - Tình hình thực hiện các quyền năm 2018 - Tình hình thực hiện các quyền năm 2019

- Đánh giá của người dân về việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Long Khánh.

(4) Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất của thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

30

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện các quyền sử dụng đất được thu thập tại nguồn là: Văn phòng đăng ký đất đai của thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

2.3.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

- Chọn địa điểm nghiên cứu tại 03 phường, xã điểm: Chọn phường Bảo Vinh, xã Bàu Trâm và phường Xuân Thanh đại diện cho khu vực là trung tâm của thành phố có biến động về quyền sử dụng đất lớn, có tính phức tạp trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra có sẵn nhằm thu thập tình hình thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu. Cách thức điều tra là phỏng vấn và phát phiếu trực tiếp tới người sử dụng đất để nắm bắt tình hình xem quyền nào tốt và chưa tốt và quyền nào còn vướng mắc, thủ tục còn nhiều phòng ban giải quyết; nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất.

- Phương pháp chọn mẫu tại mỗi phường: Phân loại người sử dụng đất thực hiện các quyền. Cụ thể:

Bảng 2.1. Phân bổ số phiếu điều tra

Tiêu chí Quyền chuyển nhượng Quyền tặng cho Quyền thừa kế Quyền thế chấp Tổng

Phường Bảo Vinh 10 10 10 10 40

Xã Bàu Trâm 10 10 10 10 40

Phường Xuân Thanh 10 10 10 10 40

31

2.3.4. Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu

Phương pháp này sử dụng để tổng hợp phân tích tồn bộ số liệu từ các đối tượng được điều tra theo từng chỉ tiêu, cụ thể:

Số lượng hồ sơ giao dịch: Trong đó số hồ sơ đã giải quyết, đang giải quyết và tồn đọng. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các quyền cho người sử dụng đất. Thủ tục, thành phần hồ sơ có vướng mắc, có giảm bớt thủ tục hành chính. Trên cơ sở số liệu đó phân tích đánh giá các đặc trưng tiêu biểu về các vấn đề liên quan như mức độ hài lịng của người dân, giải quyết thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên từng vị trí, địa bàn và khu vực.

Từ các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu trên phần mềm Excel. Chỉ số đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan Nhà nước được đánh giá theo 5 mức (bảng 2.1).

Bảng 2.2. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng

STT Thang đo Hệ số Chỉ số đánh giá

1 Rất dễ hiểu/Rất đơn giản/Rất cao/Rất nhiệt tình/Rất hài lịng

5

≥ 4,20 2 Dễ hiểu/Đơn giản/Cao/Nhiệt tình/Hài lịng 4 Từ 3,40 - 4,19

3 Bình thường 3 Từ 2,60 - 3,39

4 Khó hiểu/Khó hiểu/Thấp/Khơng nhiệt tình/Khơng hài lịng

2

Từ 1,80 - 2,59 5 Rất khó hiểu/Rất khó hiểu/Rất thấp/Rất

khơng nhiệt tình Rất khơng hài lịng

1

< 1,80

Nguồn: Likert (1932)

2.3.5. Phương pháp so sánh - tổng hợp

Sử dụng để so sánh, tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến báo cáo, nhằm tìm hiểu các quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Long Khánh qua từng thời điểm cụ thể từ năm 2017 đến năm 2019, qua đó đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

32

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)