CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Long Khánh
3.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Long Khánh
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, thành phố Long Khánh có những thắng lợi trên con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thành phố. Kinh tế thành phố Long Khánh có sự chuyển biến tích cực và đạt được các thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù bối cảnh phát triển có nhiều khó khăn nhưng với những cố gắng vượt bậc của Lãnh đạo và nhân dân toàn Thành phố , đã phát huy cao tính năng động, sáng tạo vào phát triển kinh tế nên đã đạt thành công rõ nét trong phát triển kinh tế và nhất là trong phát triển khu vực dịch vụ, nông nghiệp.
Giai đoạn 2017-2019: Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%, gấp 2,0 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước, và đạt 1,1-1,2 lần so với bình qn tồn Tỉnh (13,55%).
Giai đoạn 2017-2019: Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16,4%, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra (NQ 16,3%). Trong đó, ngành thương mại - dịch vụ tăng bình qn 18,5%/năm; ngành cơng nghiệp - TTCN tăng bình quân 17,6%/năm; ngành nơng nghiệp tăng bình qn 5,9%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn (theo giá hiện hành) tăng nhanh qua các năm. Thu nhập bình quân đạt 75,08 triệu đồng vào năm 2019, tăng 2,18 lần so với năm 2017, vượt mục tiêu Nghị quyết (56,98 triệu đồng).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 23,1% vào năm 2010 giảm xuống còn 14,6% năm 2015 và còn 12,1% năm 2019; tỷ
38
trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 28,1% năm 2010 tăng lên 31,1% năm 2015 và đạt 31,2% vào năm 2019; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ từ 48,8% năm 2010 tăng lên 54,3% năm 2015 và đạt 56,7% vào năm 2019. Đến nay, cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Long Khánh là dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp.
Mạng lưới thương mại dịch vụ ở thị xã Long Khánh bao gồm: chợ, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh, các điểm cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, buôn bán nông sản, hàng điện máy, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, thơng tin bưu điện… Các tổ chức này hoạt động khá tốt nên hiện nay ngành thương mại - dịch vụ đang chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịc vụ tăng bình quân hàng năm 23,6%. Năm 2019, tồn thành phố có 7.851 cơ sở thương mại dịch vụ (tăng 2.121 cơ sở so với năm 2015, trong đó doanh nghiệp ngồi quốc doanh tăng 114 doanh nghiệp).
Thị trường hàng hóa, dịch vụ được mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đã cải tạo, nâng cấp một số chợ nông thôn, tăng cường quản lý thị trường, chống hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại. Các dịch vụ về tín dụng, ngân hàng, dạy nghề, giới thiệu việc làm, kinh doanh nhà trọ, vận tải… phát triển khá nhanh.
Kinh tế tập thể được quan tâm tập trung chỉ đạo, nhất là trong việc củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và các mơ hình câu lạc bộ năng suất cao, kinh tế trang trại.
So với các huyện và thành phố khác trong tỉnh, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 1994) giai đoạn 2017-2019 tăng bình qn 17,6%/năm. Tồn thành phố có 951 cơ sở sản xuất, tăng 136 cơ sở so với năm 2015, chủ yếu các ngành nghề may, cưa xẻ gỗ, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm… Những năm qua tình hình sản xuất cơng nghiệp - TTCN trên địa bàn có tốc độ phát triển khá nhưng chưa có bước đột phá. Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản tăng trưởng bình quân 5 năm 2015-2019 là
39
15,8%/năm, trong đó chủ yếu phát triển mạnh ở lĩnh vực xây dựng nhà ở , xây dựng kết cấu hạ tầng theo tiêu chí nơng thôn mới về đường giao thông, hệ thống điện nước, đèn chiếu sáng, hệ thống tín hiệu giao thơng, cơ sở vật chất ngành giáo dục, văn hóa thể thao…
Nhìn chung, hoạt động sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây gắp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thối kinh tế, những khó khăn về tài chính trong nước và khủng hoảng kinh tế tồn cầu, mức tăng trưởng giảm, một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, có lúc phải tạm ngưng hoạt động, giảm ngày làm của công nhân; tuy nhiên các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có nhiều giải pháp khắc phục khó khăn duy trì sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau tăng hơn so với năm trước.
Ngành nơng nghiệp của thành phố khơng cịn tiềm năng phát triển theo chiều rộng mà tập trung đầu tư vào chiều sâu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp. Với định hướng đúng đắn này, kết hợp với phát huy được nguồn lực khá tốt của người dân trong Thành phố nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về GDP cũng như GTSX của khu vực với tốc độ bình quân từ 2010-2015 đạt 6,12% và giai đoạn 2016-2019 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá là 5,9%/năm.
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, khu vực lâm nghiệp và thuỷ sản có quy mơ nhỏ nên khơng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế mà chủ yếu là từ sản xuất nơng nghiệp với 02 lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn ni.
Khu vực trồng trọt do mất nhiều diện tích phải chuyển sang đất phi nông nghiệp và xây dựng các khu chăn nuôi tập trung nên tốc độ tăng trưởng ở khu vực này trong giai đoạn 2010- 2015 đạt 5,1% và giai đoạn 2016-2019 là 3,44%.
Khu vực chăn nuôi: Đã rất thành công trong đẩy mạnh phát triển chăn ni, khai thác có hiệu quả cao lợi thế của vùng vành đai thực phẩm cho khu vực đô thị - công nghiệp với 2 loại vật ni chính là heo và gia cầm theo phương thức nuôi trang trại. Đạt tốc độ tăng trưởng GTSX chăn ni bình qn trong giai đoạn 2010- 2015 khoảng 11,69%/năm và khoảng 12,56%/năm giai đoạn 2016-2019. Chăn nuôi
40
có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở địa phương, quyết định sự tăng trưởng khu vực kinh tế nơng nghiệp.
Tóm lại, kinh tế thành phố Long Khánh tăng trưởng đều qua các giai đoạn tuy nhiên mức độ tăng trưởng chưa đạt được chỉ tiêu đề ra và chưa xứng đáng với tiềm năng kinh tế thành phố Long Khánh. Trong những năm gần đây, bên cạnh đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, thương mại và dịch vụ. Thành phố cũng đã tập trung đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp vốn là thế mạnh của thành phố, đặc biệt là hoạt động sản xuất cây ăn quả được quan tâm hơn do những hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.