Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 106)

TP .HCM

3.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

3.3.2.1Kiện tồn thể chế tài chính

Nghiên cứu và chọn lọc các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để ban hành các tiêu chuẩn, chuẩn mực để các NHTM có thể tham khảo. Thực hiệnBan hành các quy định, chuẩn

mực quản trị rủi ro mà các NHTM phải thực hiện theo lộ trình nhằm hiện đại hóa mơ hình quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý: khi nền kinh tế có sự chuyển biến ngược chiều không như mong muốn, thông qua các chuyên gia tư vấn cũng như các kiến nghị hợp lý của các doanh nghiệp, các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng rà sốt lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết hệ thống ngân hàng hiện tại trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, cần sửa đổi Nghị định 163 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Bộ luật dân sự về việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản tại các NHTM hiện nay; cần thống nhất quan điểm và quy định cụ thể về thế chấp và bảo lãnh trong hoạt động tín dụng ngân hàng của tòa án, thi hành án, NHNN, cơ quan công chứng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nhằm giúp duy trì sự ổn định tài chính của các ngân hàng, NHNN cần áp đặt những hạn chế pháp lý đối với các định chế tài chính như: giới hạn dư nợ tín dụng, quy định tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn trong cho vay dài hạn. Xử phạt về sự không tuân thủ như báo cáo nợ quá hạn, cho vay hơn 15% vốn tự có…

Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định kinh doanh tiền tệ của NHNN nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động và tác hại của tín dụng đen. Nhưng vấn đề mà các cơ quan quản lý phải ưu tiên trước mắt là minh bạch thông tin. Đây là những vấn đề ẩn chứa rủi ro rất lớn nếu không được ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc.

Minh bạch tài chính: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn cần phải thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm. Cơng tác này tuy gặp nhiều khó khăn, trở ngại, do chi phí quản lý tốn kém nhưng nếu thông tin minh bạch, chắc chắn tình hình cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng.

3.3.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành:

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thơng tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan

đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ để giúp các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan cơng an, của chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên - Môi trường, làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án.

NHNN cần quy định trách nhiệm bảo mật thông tin: hiện nay NHNN chưa quy định cụ thể về trách nhiệm bảo mật thông tin đối với cán bộ ngân hàng, tình trạng phát tán tin đồn khơng đúng sự thật gây hoang mang dư luận ảnh hưởng xấu đến uy tín khách hàng, lũng đoạn nền kinh tế… Cán bộ ngân hàng phải bảo mật thông tin ngay cả khi khơng cịn làm trong ngân hàng.

Ngăn cấm tình trạng nhận quà biếu: tuy không quy định cụ thể nhưng tình trạng quà biếu của khách hàng đối với cán bộ tín dụng như một chuyện hiển nhiên, khách hàng biếu tặng như một sự mang ơn, tư tưởng của người đi vay chưa thực sự là người sử dụng dịch vụ ngân hàng mà còn mang nặng tư tưởng phải chịu ơn. Vì vậy để hạn chế rủi ro tín dụng, NHNN cần quy định cụ thể về việc ngăn cấm nhận quà biếu, giá trị của quà biếu.

3.3.2.3 Củng cố hệ thống ngân hàng:

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thường xuyên và có hiệu quả đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng tình với quan điểm chỉ đạo của NHNN: “Không phân biệt quy mô của ngân hàng, quan trọng nhất là ngân hàng đang tồn tại phải hoạt động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả”

3.3.2.4 Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát:

NHNN cần tiếp tục tăng cường tập trung thanh tra các tổ chức tín dụng có tăng trưởng tín dụng cao, xử lý nghiêm và kịp thời đối với những sai phạm nhằm đảm bảo

việc thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hiệu quả. Có chế tài xử phạt, thông báo công khai với những vi phạm để tránh làm sai vì “khơng biết”.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin thu thập cần được phân tích kỹ lưỡng, thực hiện thanh kiểm tra thường xuyên, tránh mang tính hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm, tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật.

Cần phải đào tạo đội ngũ thanh tra, giám sát phải chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thơng tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Hiện nay, hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của ngân hàng thương mại. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại thì thanh tra NHNN chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại qua các cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trị đánh giá hệ thống kiểm sốt rủi ro của ngân hàng thương mại, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra sự tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, điều này địi hỏi cơng nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thơng tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

3.3.2.5 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC)

Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thơng tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các TCTD càng giảm. Vì vậy, việc hồn thiện hoạt động của CIC là rất cần thiết chẳng hạn như: thơng tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thơng tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD,

phải có sự phân tích thơng tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thơng tin tín dụng được thơng suốt, kịp thời.

Ngân hàng Nhà nước cần phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn đối với các ngân hàng trong việc báo cáo các thơng tin tín dụng theo u cầu của trung tâm CIC chậm và khơng chính xác bởi vì thực tế hiện nay có rất nhiều ngân hàng thường xuyên cung cấp các báo cáo tín dụng định kỳ và khơng định kỳ trễ hạn hoặc là khơng chính xác về số liệu.

NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thơng tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho CIC. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thơng tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thơng tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong q trình thẩm định cho vay.

Cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC phải được đào tạo thường xuyên để có khả năng thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê chung chung cho các ngân thương mại tham khảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh và các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại Việt Nam và những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với hệ thống NHTMCP.

Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phịng tổn thất trong từng cơng đoạn và q trình cấp tín dụng. Trong đó bao gồm : mơi trường quản trị rủi ro tín dụng , quy trình cấp tín dụng, qui trình đo lường và giám sát tín dụng , cơng tác kiểm sốt rủi ro , vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hồn hồn thiện mơi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định phát vay.

Cần phải vận dụng các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng quốc tế Ủy ban Basel và từ các nước để thực hiện được tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, bên cạnh các vấn đề về chính sách, định hướng tín dụng, quy trình và bộ máy cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát,… theo tác giả vấn đề cốt lõi để quản trị tốt rủi ro tín dụng chính là vấn đề quản trị nhân sự, trong đó quan trọng nhất là các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bố trí cán bộ và hệ thống kiểm tra giám sát việc thực thi công việc của mỗi cá nhân trong bộ máy quản trị và cấp tín dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2012 của một số NHTM như ACB; Eximbank; Sacombank; DongA Bank ; HDBANK; SHB; Navibank; OCEANBANK; PGBANK

2. Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng, các năm 2007-2012 của NHNN VN – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

3. Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê 2001 4. Luật các TCTD năm (2010), nxb. Tài Chính, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

7. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và số 19/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

8. Nguyễn Trung Tường (2011) “ Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM” Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

9. Nguyễn Lĩnh Nam (2006), Nguyên tắc của Ủy Ban Basel về Giám sát Ngân hàng và Sự cần thiết Áp dụng Basel đối với cơng tác Giám sát tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế.

10. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nxb. Thống kê, TP. Hồ Chí Minh

11. Nguyễn Thị Hải Hà và Nguyễn Thị Mùi (2011),“Cơ hội, rủi ro và giải pháp cho việc phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.

12. Trần Huy Hồng (chủ biên) (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, TP. Hồ Chí Minh

Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

14 Thống đốc NHNN, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN- ngày 19/04/2005, Về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng"

TIẾNG ANH

1. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principles for the Management of Credit Risk

2. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Sound Credit Risk Assessment and Valuation for Loans.

3. Basel Committee on Banking Supervision (January 2001), The Standardised Approach to Credit Risk.

4. Basel Committee on Banking Supervision (November 2005), Studies on Credit Risk Concentration , Working Paper

5. Basel Committee on Banking Supervision (May 2005), Studies on the Validation of Internal Rating Systems ,Working Paper

6. Basel Committee on Banking Supervision (September 1998), Framework for Internal Control Systems in Banking Organisations.

7. Basel Committee on Banking Supervision (Oct 2006), Core Principles for Effective Banking Supervision

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Chào các Anh/Chị, đây là bảng câu hỏi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng, tôi đang thu thập thong tin để hoàn thành luận văn của mình. Rất mong sự giúp đỡ của anh/chị, tôi xin cam đoan là các câu trả lời sẽ được bảo mật. Tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị rất nhiều, kính chúc các anh chị dồi dào sức khỏe và ln có nhiều niềm vui.

Phần 1: Câu hỏi về thơng tin cá nhân:

1. Họ và tên (có thể khơng ghi)…………………………………………………………………………….

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w