Chính sách bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 61 - 64)

TP .HCM

2.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng và công tác Quản trị rủi ro tín dụng của

2.2.2.4 Chính sách bảo đảm tiền vay

Để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi khách hàng vay không trả được nợ và thực hiện quy định chung của NHNN, các NHTM trên địa bàn TP.HCM thực hiện chính sách cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Hiện nay, các chi nhánh NHTM đều phải thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản theo Quyết định của Hội đồng quản trị của từng Ngân hàng và phải phù hợ quy định với Nghị định 163/2006/NĐ-CP của chính phủ về giao dịch bảo đảm và các quyết định khác có liên quan của NHNN. Riêng một số NHTM vẫn có chính sách cho vay tín chấp (vay vốn khơng có tài sản đảm bảo) theo 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất: là khách hàng truyền thống có uy tín thỏa mãn các điều kiện

của Ngân hàng, sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với NHTM đó và các tổ chức tín dụng khác; có khả năng tài chính để thực hiện trả nợ, được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng của NHTM đó, song phải thực hiện bảo đảm tiền vay từ chính dự án vay vốn, từ tài sản hình thành từ vốn vay.

Nhóm thứ hai: thực hiện cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo chính sách của Ngân hàng đựa trên cơ sở tín chấp theo lương, thu nhập ổn định của doanh nghiệp, ổn định trên cơ sở giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan xác định mức lương, mức thu nhập ổn định hàng tháng và bảo lãnh cho vay vốn, cam kết trường hợp người vay khơng trả được nợ thì được trích từ tiền lương hay quyền lợi khác để trả nợ NHTM đó.

2.2.2.5 Chính sách nhận biết quản lý nợ có vấn đề

Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề nhằn mục đích nắm bắt được thơng tin, kiểm tra, phịng ngừa, giám sát và có các biện pháp để xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề để giảm thiểu mức độ rủi ro cho Ngân hàng.

Quy trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; gặp gỡ làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.

Các NHTM nắm bắt thông tin khách hàng vay vốn thông qua các kênh thơng tin chủ yếu sau: báo cáo tài chính định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm và các báo cáo kiểm toán đối với khách hàng doanh nghiệp; các báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay do khách hàng cung cấp; thông tin từ hệ thống CIC của nhà nước. CBTD thực hiện kiểm tra định kỳ đột xuất với tình hình thực hiện dự án SX-KD và tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng; thông tin từ các đối tác, bạn hàng, khách hàng của khách hàng; thông tin từ chính quyền địa phương, bà con, tổ dân phố…

Sau khi kiểm tra xong, CBTD phân tích lại tình hình tài chính khách hàng, lập báo cáo, xếp loại khách hàng. Nếu xét thấy khả năng tài chính khách hàng khơng tốt thì CBTD sẽ báo cáo với giám đốc để có phương án xử lý thích hợp. Nếu Ngân hàng nào làm tốt cơng tác thu hồi nợ q hạn, nợ xấu thì nơi đó có tỷ lệ nợ q hạn thấp.

2.3. Khảo sát nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHTM.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu. Trong thời gian vừa qua, những vụ án lớn xảy ra trong xã hội liên quan đến lĩnh vực ngân hàng ngày càng tăng cao với mức độ tinh vi hơn : Vụ án Huỳnh Như, Vụ án Bầu Kiên, Vụ án Cty cho thuê tài chính … có liên quan đến một số ngân hàng ở Tp.HCM :Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP ACB, Ngân hàng TMCP Sacombank,…, với những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía các ngân hàng và khách hàng vay vốn

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.

Để khảo sát nguyên nhân rủi ro tín dụng, nghiên cứu được tiến hành bằng cách xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, đối tượng được khảo sát là những người đã từng làm và đang làm việc ở các NHTM,….nghiên cứu được tiến hành bằng cách phát phiếu khảo sát trực tiếp đến những người đã từng làm, đang làm tại một số Ngân hàng:

Agribank, Vietcombank, ACB, Bắc Á, Đông Á, VIP, Công thương, Techcombank ….. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 8 năm 2013.

2.3.2 ết quả khảo sát

Với 300 bảng câu hỏi được phát, thu về 292 bảng câu hỏi, trong đó 288 bảng câu hỏi đạt yêu cầu.

Bảng 2.10 Thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ % Số năm làm việc tại Ngân hàng Dưới 3 năm 101 35% Từ 3-5 năm 145 50% Trên 5 năm 42 15% Vị trí cơng việc hiện tại Quản lý 35 12% Nhân viên tín dụng 137 48% Kế tốn giao dịch 97 34% Khác 19 7% Bằng cấp chuyên môn Trên Đại học 27 9% Đại học 179 62% Trung cấp, Cao Đẳng 52 18% PTTH 30 10%

Nguồn: Từ khảo sát nghiên cứu

Từ bảng 2.10 , với gần 50% ứng viên hiện đang làm cơng tác tín dụng tại Ngân hàng, 34% làm kế tốn giao dịch và quan trọng hơn có 12% là nhà quản lý. Đây là những người đang thực hiện trực tiếp hoặc có liên quan đến tín dụng nói chung và các hoạt động liên quan đến giao dịch khách hàng như: giải ngân và thu hồi nợ nên sẽ hiểu rõ và đánh giá tốt về nguyên ngân gây ra rủi ro cho tín dụng của các NHTMCP ở TP.HCM. Bên cạnh đó về bằng cấp chun mơn với khoảng 70% có trình độ từ Đại học trở lên nên sẽ có kiến thức chun mơn về tín dụng, chính sách tín dụng của các Ngân hàng thương mại để đánh giá và đưa ra ý kiến có giá trị khoa học. Kết quả nghiên cứu sẽ là gợi ý có giá trị cho chính sách tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w