và SAT4 và có hệ số alpha 0.735, trong đó các biến quan sát thành phần có hệ số alpha nếu loại biến nhỏ hơn, có giá trị thấp nhất là 0.624 và cao nhất là 0.712, đồng thời tương quan giữa biến quan sát với các biến tổng có giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy các biến của thang đo này đạt tiêu chuẩn cần thiết cho phân tích EFA kế tiếp.
Bảng 4.6 Kết quả phân tích Cronbach alpha của thành phần sự thỏa mãn SAT SAT
Thang đo thành phần SAT : α = 0.735
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach alpha nếu loại biến
SAT1 10.616 3.968 0.475 0.705
SAT2 10.628 3.671 0.559 0.657
SAT3 10.793 4.018 0.463 0.712
SAT4 10.604 3.627 0.615 0.624
Tương tự, thang đo lòng trung thành bao gồm 05 biến quan sát thành phần có hệ số alpha đạt được là 0.788 và độ tin cậy của các biến thành phần nếu loại biến đều nhỏ hơn biến tổng, có giá trị cao nhất là 0.767 và thấp nhất là 0.738. Đồng thời hệ số tương quan của các biến quan sát và biến tổng đạt thấp nhất là 0.521 và cao nhất đạt 0.603 do vậy thang đo này hoàn toàn tin cậy để dùng cho việc phân tích EFA kế tiếp.
Bảng 4.7 Kết quả phân tích Cronbach alpha của thành phần lịng trung thành LOY
Thang đo thành phần LOY : α = 0.788
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach alpha nếu loại biến
LOY1 13.927 6.081 0.603 0.738
LOY2 13.994 5.896 0.564 0.750
LOY3 14.085 5.858 0.521 0.767
LOY4 14.402 5.947 0.589 0.741
LOY5 14.152 6.351 0.569 0.750
4.3.3 Kiểm định thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA Các tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu dùng để phân tích nhân tố khám phá bao gồm năm yếu tố sau đây :
• Thứ nhất là hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,50, đồng thời mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05.
• Hai là hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,40, nếu biến có hệ số này nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại.
• Ba là thang đo được chấp nhận phải có phương sai trích đạt được >= 50% trở lên.
• Bốn là hệ số eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing & Anderson 1988).
• Phương pháp trích hệ số được sử dụng là là principal axis factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue =1 cho thang đo chất lượng dịch vụ điện tử (khái niệm đa hướng) và principal components cho thang đo sự thỏa mãn và lòng trung thành (khái niệm đơn hướng).
4.3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo chất lượng dịch vụ E-S-QUAL
Kết quả EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ với phương pháp trích hệ số sử dụng là principal axis factoring vớ phép quay nhân tố Promax cho thấy có bốn yếu tố được trích tại eigenvalue 1.240 và phương sai trích được là 59.531%. Như vậy phương sai trích của thang đo đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát thành phần của các thang đo này đều lớn hơn 0.4, do vậy khơng có biến nào bị loại. Như vậy thang đo chất lượng dịch vụ điện tử E-S-QUAL sơ bộ bao gồm 21 biến quan sát với năm thành phần. Thành phần tiện ích bao gồm tám biến quan sát, thành phần năng lực phục vụ bao gồm sáu biến quan sát, thành phần sẵn sàng bao gồm bốn biến quan sát và thành phần bảo mật gồm ba biến quan sát.