Các vụ mua bán sáp nhập giữa các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng var trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại việt nam (Trang 44 - 55)

Tổ Chức Cũ Tổ Chức Mới Năm M&A

1 NHTM CP Đệ Nhất NHTM CP Tín Nghĩa NHTM CP Sài Gịn NHTM CP Sài Gòn 2011 Hợp nhất 2 NHTM CP Liên Việt Công ty Tiết kiệm bưu điện

NHTM CP Bưu điện Liên Việt

3 NHTM CP Nhà Hà Nội NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội

NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội 2012 Sáp nhập

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Khơng chỉ có q trình sáp nhập và hợp nhất, mà việc tham gia trở thành cổ

đông chiến lược, cổ đơng lớn của các đối tác nước ngồi, trực tiếp là các định chế tài

chính nước ngồi, ngân hàng nước ngoài tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cũng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại đạt được những mục tiêu cơ bản.

Bảng 2.4: Các vụ mua cổ phần trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

STT Bên mua Bên bán Giá trị Năm

1 Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Maybank NHTM CP An Bình 600 tỷ đồng trái phiếu 2010 2 Fullenton Financua Holdings NHTM CP Phát triển Mekong 15% cổ phần 2010

3 IFC NHTM CP Công thương

Việt Nam

10% cổ phần 2011

4 The Bank of Novascotia NHTM CP Công thương Việt Nam

15% cổ phần 2011

5 BNP Paribas NHTM CP Phương Đông 20% cổ phần 2011

6 Lienviet Bank Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Cơng ty Tiết kiệm bưu điện)

14,99% vốn điều lệ 2011 7 CTCP sản xuất, thương mại Thành Thành Cơng NHTM CP Sài Gịn Thương Tín 15 triệu cổ phiếu 2011

8 Commonwealth Bank NHTM CP Quốc tế 5% cổ phần 2011

9 United Oversea Bank NHTM CP Phương Nam 20% cổ phần 2011

10 Mizoho Bank NHTM CP Ngoại thương Việt Nam

15% cổ phần 2011

11 Doji Group NHTM CP Tiền Phong 20% cổ phần 2012

12 Fullenton Financial Holdings

NHTM CP Phát triển Mekong

5% cổ phần 2012

13 Maritime Bank NHTM CP Phát triển Mekong Quân đội

15.228.000 cổ phần

2012

14 The Tokyo – Mishubishi Banking Corparation NHTM CP Công thương Việt Nam 20% cổ phần 2012 Nguồn: tapchitaichinh.vn 2.2.4. Lãi suất

Lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh vào đầu tháng 11/2010 nhằm thể hiện rõ

quyết tâm sử dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ. Tuy

nhiên, cũng cần nhìn rõ là trong khi 3 quý đầu năm 2010 Chính phủ khá lỏng lẻo trong tăng trưởng tín dụng và chỉ thực sự vào cuộc khi các chỉ tiêu vĩ mơ chính đã gần chạm chỉ tiêu cả năm. Một trong những điều chỉnh có phần gấp gáp là bắt buộc các ngân

hàng nâng tỉ lệ an toàn vốn, hạ thấp tỉ lệ huy động ngắn hạn để cho vay làm cho chi phí vốn tăng lên khá cao. Điều này kéo theo lãi suất cho vay cũng phải điều chỉnh tăng

tương ứng. Mặt bằng lãi suất cho vay liên tục vượt mức đồng thuận là 12%/năm rồi

đến 14%/năm càng về cuối năm, mức độ cạnh tranh lãi suất huy động và cho vay đặc

biệt cao ở khối Ngân hàng Cổ phần lên tới 17%/năm – 19%/năm. (Công ty Cổ phần Chứng khốn FPT, 2011).

Tình hình lãi suất tăng cao vào thời điểm cuối năm 2010 và tiếp tục trong năm 2011 khiến lãi suất cho vay trong 2011 ln duy trì ở mức trên 17%/năm, thậm chí lúc cao điểm lên tới 23%/năm - 24%/năm. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân

chính sau: (1) Lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên

cao, có lúc lên đến 18%/năm - 19%/năm, nhằm thu hút người gửi tiền; (2) Kèm theo đó là chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ

mô, khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phải huy động bằng mọi giá bằng cách đẩy lãi suất huy động tăng cao hơn nữa. Hệ quả là khơng nhiều doanh

nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn giá cao này do e ngại về khả năng trả nợ của

mình. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT- NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam tối đa

của các tổ chức tín dụng ở mức 14%/năm. Tuy nhiên, dưới sức ép của vấn đề thanh

khoản, rất nhiều ngân hàng vẫn tìm cách vượt trần thơng qua các hình thức khuyến mại. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN vào ngày

07/09/2011 về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng đơ la Mỹ, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc Ngân hàng Nhà nước kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần, trong tháng 09/2011 lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam mới chính thức quay về mức 14%/năm (Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 2012).

Năm 2012 ghi nhận một số điểm tích cực của ngành ngân hàng, trong đó phải kể

đến việc điều tiết lãi suất tương đối linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước. Các mức lãi

suất được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh theo chiều hướng giảm xuống với 6 lần

giảm lãi suất điều hành và 5 lần giảm trần lãi suất huy động. Đồng thời các biện pháp

hành chính như đưa mức lãi suất cho vay về dưới 15% trước ngày 15/07/2012 cũng được áp dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về cơ bản, tính đến cuối năm 2012, mức lãi suất cho vay đã tương đối ổn định, đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh

nghiệp vừa và nhỏ, mức trần lãi suất cố định ở 13% đối với các khoản vay ngắn hạn

(Công ty Quản lý Quỹ Vietinbank, 2013).

2.2.5. Lợi nhuận ngành ngân hàng

Nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2011 cịn đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp trong một số ngành như: chứng khoán, bất

động sản, vận tải biển... rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo thì kết quả

kinh doanh của các ngân hàng là rất tích cực. Mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình của toàn ngành ngân hàng tuy thấp hơn năm 2010 nhưng vẫn được duy trì trên 20%

trong năm 2011 (Diễn đàn Doanh nghiệp và Cơng ty Chứng khốn Phố Wall, 2011). Hệ quả của tăng trưởng tín dụng thấp trong năm 2012 là sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập lãi của các Ngân hàng Thương mại khi tỷ trọng đóng góp vào

tổng thu nhập hoạt động của mảng này thường ở mức trên 75%.

2.3. Nhận xét cổ phiếu ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Năm 2010, cổ phiếu ngân hàng là một trong những nhóm có sức bật kém nhất trên thị trường. Dưới sức nặng của chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất đầu vào tăng cao trong khi khả năng cho vay hạn chế, các tiêu chuẩn mới về hệ số an toàn vốn, khống chế huy động vàng... là những lý do khiến giới đầu tư lẫn đầu cơ trong nước xa lánh.

Chỉ tính riêng từ tháng 8 đến tháng 11/2010, khi VN-Index bắt đầu rời xa mức 500 điểm, chỉ số này đã giảm khoảng 12.8%. Trong khi đó VCB giảm 12%, STB giảm

18.7%, EIB giảm 15.2%, CTG giảm 25.8%. HNX-Index giảm cùng kỳ 34.6% thì ACB giảm 23%, NVB từ khi lên sàn giảm 27%, SHB giảm 16.5%. Từ đầu năm 2010 đến

tháng 11/2010, cổ phiếu ngân hàng cũng thuộc loại ít sóng nhất và được giới đầu tư

mệnh danh là hố chơn vốn vì cơ hội lướt sóng ngắn cũng quá hiếm. Ngay cả những khuyến nghị đầu tư của các cơng ty chứng khốn cũng khuyên khách hàng tránh xa

nhóm cổ phiếu này. Điều đó cũng có nghĩa là giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã sụt giảm rất mạnh thời gian qua (Vneconomy, 2010).

Tuy nhiên, trong những tuần cuối năm 2010, dịng tiền có xu hướng chảy mạnh vào cổ phiếu ngành ngân hàng đã tạo nên sự tăng điểm khá mạnh của nhóm ngành này. Mặc dù chỉ với 8 mã ngân hàng niêm yết (VCB, CTG, ACB, EIB, STB, SHB, HBB, NVB) nhưng nhóm cổ phiếu này chiếm tới gần 20% giá trị vốn hóa trên cả hai sàn. Do vậy, sự tăng điểm của nhóm ngành này trong những tuần cuối năm 2010 đã tác động

không nhỏ đến chỉ số VN-index, khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan hơn vào vào triển

vọng của cổ phiếu ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam (Diễn đàn doanh

nghiệp, 2011).

Đến năm 2011, lạm phát và lãi suất tiếp tục tăng cao, tốc độ tăng trưởng và huy động thấp kỷ lục mặc cho các biện pháp vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước liên tục được

ban hành. Chỉ đến tháng 9/2011 thì các các chính sách này mới thực sự phát huy hiệu quả tuy là khơng nhiều, điển hình là lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam chính thức quay về mức 14%/năm, tình hình tăng trưởng tín dụng được cải thiện. Kinh tế khó

khăn trong năm 2011 đã làm trầm trọng hơn tình hình nợ xấu tại các ngân hàng, đã có rất nhiều doanh nghiệp phải phá sản, thua lỗ kéo dài. Tuy nhiên, sau khi trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu trên, thì các ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận khả quan mặc dù có thấp hơn so với năm 2010. Xét trên yếu tố thanh khoản, các cổ phiếu ngân hàng ln là những mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trong phiên nên được nhiều nhà đầu tư cá nhân, tổ chức (trong nước và nước ngoài) nắm giữ trong danh mục đầu tư của

mình. Nợ xấu là một quả bom đang ngày càng lớn dần trong toàn hệ thống ngân hàng suốt giai đoạn 2010-2012 và chỉ thực sự bùng phát vào năm 2012 (Diễn đàn Doanh

nghiệp và Cơng ty Chứng khốn Phố Wall, 2011).

Tình hình kinh tế năm 2012 thì hết sức khó khăn, lãi suất vẫn tiếp tục tăng theo tinh thần chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước khiến khả năng trả nợ của doanh nghiệp ngày càng suy kiệt và đặc biệt là các doanh

nghiệp trong lĩnh vực bất động sản điều đó kéo theo chi phí dự phòng của ngân hàng

tăng cao và như vậy phương án chi phí dự phịng của các ngân hàng đã khơng cịn đủ

sức bao thầu cho các khoản nợ xấu và làm cho lợi nhuận sụt giảm mạnh. Bất chấp một năm kinh doanh yếu kém, giá cổ phiếu ngân hàng năm 2012 lại cho thấy xu hướng tăng. Các cổ phiếu ngân hàng trên sàn trong năm 2012, chỉ có hai mã giảm giá, đó là

mã NVB - một ngân hàng nằm trong nhóm cần tái cấu trúc và mã ACB - ngân hàng có khoản lỗ lũy kế hơn 1,700 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh vàng. Cổ phiếu các ngân hàng còn lại đều tăng cao; cao nhất là CTG (hơn 51%), tiếp theo là STB (31.79%).

Theo báo cáo của Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (BSC), kết thúc năm 2012, cổ phiếu ngành này tăng 18%. Không chỉ tăng giá, năm 2012 cũng là năm đột biến về lượng giao dịch của cổ phiếu ngân hàng. Tổng khối lượng giao dịch của 8 ngân hàng đang niêm yết lên tới hơn 2.4 tỷ cổ phiếu, gấp hơn 2.1 lần so với lượng giao dịch năm 2011 và hơn 1.85 lần so với năm 2010 (Nhịp cầu đầu tư, 2013).

2.4. Tính hữu ích của VaR

Ngân hàng là trung gian tài chính có vai trị quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, và đặc biệt trong giai đoạn phát triển của đất nước. Hệ thống ngân

hàng có hoạt động tốt thì mới điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh tế, nguồn vốn được đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ. Do có vai trị quan trọng nên từ sự thành công hay

thất bại trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng có thể đánh giá được sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Khi nền kinh tế thị trường đã dần định hình rõ ở

nước ta, thì cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các Ngân hàng Thương mại phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu

ngân hàng và VaR được xem là một trong những mơ hình qn lý rủi ro hiệu quả với nhiều ứng dụng thực tiễn:

- VaR là chỉ tiêu đo mức độ tổn thất, xác định VaR sẽ giúp cho các nhà đầu tư

ước tính được nguy cơ và mức độ tổn thất tài chính của họ.

- Căn cứ vào VaR, tổ chức đầu tư có thể ước tính được mức độ rủi ro của một dự án đầu tư trong một giai đoạn nhất định, từ đó có kế hoạch để lập quỹ dự phịng rủi ro hợp lý để chi trả và đối ứng khi có rủi ro xảy ra. Ví dụ như, khi một tổ chức đầu tư tính được VaR với độ tin cậy 99% là 100 triệu đồng khi đó họ biết được có 1% khả

năng danh mục của họ lỗ ít nhất là 100 triệu đồng và từ đó sẽ xây dựng quỹ dự phịng phù hợp.

- Dựa vào VaR cho trước, chúng ta có thể xây dựng một cấu trúc danh mục tối

ưu. Đây là một phép tính ngược dựa trên khung lý thuyết VaR. VaR cho trước này có

thể là kế hoạch lợi nhuận trong năm nhân với một tỉ lệ tổn thất ước tính ví dụ là 100

triệu đồng. Điều đó có nghĩa là họ đưa ra mức lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận được là 100 triệu đồng và dựa trên các kỹ thuât tính VaR để tính được một cấu trúc danh mục tương ứng.

- Ở quy mô một lĩnh vực kinh doanh hoặc đánh giá các dự án đầu tư, VaR tạo thành một mẫu số chung để có thể so sánh mức độ rủi ro của các hoạt động kinh doanh và đầu tư khác nhau.

- Nhiều cơng ty cịn sử dụng VaR như một công cụ quản lý vốn của họ. Họ sẽ

ước lượng VaR kết hợp với một hoạt động riêng biệt. Sau đó, họ phân bổ vốn dựa trên

VaR. Ví dụ như, một quỹ hưu trí quyết định một cái VaR mà họ cho là chấp nhận được, và sau đó, họ thông báo đến các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm quản lý từng

loại tài sản và các trưởng bộ phận có nhiệm vụ vận hành sao cho VaR thực tế không vượt quá VaR quy định. Mục tiêu của việc này là kiếm được lợi nhuận cao nhất theo

VaR phân bổ trước. Hoạt động này gọi là “lập ngân sách theo rủi ro” (risk budgeting) (John L.Maginn et al., 2007).

2.5. Ứng dụng VaR trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng

niêm yết tại Việt Nam

Luận văn tính VaR với giả định danh mục chỉ có một mã chứng khốn và khơng có mua bán gì trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Xét về cơ bản, các kỹ thuật tính tốn VaR trong luận văn hồn tồn giống với thực tế tại các cơng ty chứng khốn Việt Nam. Trên thực tế do mỗi tổ chức có tiềm lực tài chính, khẩu vị rủi ro khác nhau nên có cấu trúc tài sản khác nhau. Do đó, để đề tài nghiên cứu mang tính bao quát, luận văn ước lượng VaR trên danh mục giả định gồm 1 mã cổ phiếu và khơng mua bán gì trong giai

đoạn quan sát. Điểm khác biệt nêu trên đã mở ra hướng phát triển của đề tài luận văn đó là nghiên cứu lựa chọn danh mục đầu tư đại diện cho danh mục đầu tư của các công

ty chứng khốn Việt Nam sau đó tiến hành chạy mơ hình VaR trên danh mục đại diện. Từ đó có thể làm rõ hơn hiệu quả của mơ hình VaR đồng thời đề xuất phương pháp tính VaR tối ưu.

Đối với danh mục giả định này, luận văn sẽ trình bày các cách thức tính VaR 1

ngày trong giai đoạn quan sát (2010-2012), Tuy nhiên, luận văn cũng sẽ giới thiệu cách tính VaR 1 ngày của một danh mục đầu tư bao gồm nhiều mã chứng khoán.

2.5.1. Phương pháp VaR. variance-covariance

2.5.1.1. Đối với danh mục có một mã chứng khốn

Bước 1: Xác định các nhân tố thị trường: đó là tập hợp dữ liệu lịch sử của các nhân tố

thị trường như giá đóng cửa và độ biến động giá một ngày. - Giá đóng cửa

Tập hợp giá đóng cửa này đã được điều chỉnh giảm khi có các quyết định chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng var trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại việt nam (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)