Thống kê kết quả ước lượng VaR theo các phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng var trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại việt nam (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.6. Thống kê kết quả ước lượng VaR theo các phương pháp

Trong mẫu nghiên cứu của bài luận văn bao gồm 6 danh mục (mỗi danh mục là 1 mã chứng khốn và khơng có mua bán gì trong giai đoạn 2010-2012), tác giả tính được các giá trị VaR theo phương pháp VaR. historical và phương pháp VaR.

variance-covariane với độ tin cậy 95% và 99% (tức là chỉ chấp nhận sai sót ở mức 5% và 1%), sau đó tác giả thống kê phần trăm tỉ lệ dự báo đúng với bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.9: Bảng thống kê tỉ lệ dự báo đúng (trong mức sai sót cho phép) năm 2011

Bảng 2.10: Bảng thống kê tỉ lệ dự báo đúng (trong mức sai sót cho phép) năm 2012

Nhận xét:

VaR trong năm 2010 đã đem về những dự báo chính xác nhất khi mà kết quả

tổng hợp cho thấy dự báo tất cả các mã đều trong phạm vi sai sót cho phép. Đây cũng

là điều dễ hiểu bởi rõ ràng năm 2010 là một năm ít sóng đối với nhóm cổ phiếun ngành ngân hàng.

Đến năm 2011, VaR đã khơng cịn đạt hiệu quả cao trong vai trị dự báo của

mình. Với độ tin cậy 95%, bằng phương pháp VaR. historical thì có 3/6 mã được dự

báo đúng cịn với phương pháp VaR. variance-covariance thì tỉ số này là 4/6. Ở độ tin cậy 99% thì có 2/6 mã dự báo đúng cho phương pháp VaR. historical và 1/6 mã cho phương pháp VaR. variance-covariance. Vấn đề nợ xấu chỉ mới bắt đầu âm ỉ trong hệ

thống ngân hàng trong năm 2011 và thực sự lên đỉnh điểm khi bước sang năm 2012,

hàng loạt các sự kiện khủng hoảng xảy ra kết hợp với tình hình tồi tệ của nền kinh tế khiến cho nhóm các cổ phiếu ngân hàng gặp nhiều khó khăn. VaR trong bối cảnh này

càng thể hiện rõ nhược điểm của mình. Với độ tin cậy 95%, cho dù ước lượng bằng

phương pháp nào đi nữa, VaR đều không thực hiện tốt vai trị dự báo của mình, chỉ khi tăng mức tin cậy lên 99% thì chỉ có 2 mã CTG và VCB mới được dự báo đúng bằng

phương pháp VaR. variance-covariance, còn VaR. historical ở độ tin cậy 99% vẫn chưa tốt. Như vậy, với mẫu gồm 6 danh mục (mỗi danh mục là một mã ngân hàng), ước

lượng VaR lần lượt bằng 2 phương pháp trong giai đoạn 2010-2012, chúng ta thấy rằng

đại đa số trường hợp thì phương pháp VaR. variance-covariance đưa ra kết quả dự báo

tốt hơn phương pháp VaR. historical.

VaR là một trong những tiêu chuẩn tốt nhất cho việc đo lường rủi ro cho đến

nay, tuy nhiên nó cũng có nhiều sự thiếu sót đã được chứng thực rộng rãi. VaR có thể

làm những nhà phân tích có một cảm giác sai lệch về sự an toàn bằng việc đưa ra ấn

tượng rằng rủi ro thì hồn tồn đo lường được và dưới sự kiểm soát. Thế nhưng, thực tế vẫn tồn tại những biến cổ bất thường mà VaR không dự báo được. Bên cạnh đó, VaR càng đáng tin cậy khi số liệu về các nhân tố thị trường đưa vào để tính VaR càng xác đáng. VaR thì khó khăn để ước lượng và những phương pháp ước lượng khác nhau có

thể đưa đến những giá trị khác nhau, do đó, việc lựa chọn một phương pháp tối ưu để

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đầu tư chứng khốn là một loại hình đầu tư có thể mang lại nhiều lợi nhuận

nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam gần đây đã

trải qua một cuộc bứt phá ngoạn mục nhưng đồng thời ngay sau đó đã và đang đứng

trước nguy cơ khủng khoảng sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều nhà đầu tư chứng khốn đã thành cơng và trở thành những nhà tỷ phú, nhưng cũng khơng ít nhà đầu tư thua lỗ nhiều hay thậm chí cịn mất trắng chỉ sau vài tháng. Chính vì vậy việc giảm thiểu rủi ro khi tham gia đầu tư chứng khoán, đặc biệt là là cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là vấn đề mà tất cả nhà đầu tư đều quan tâm. Một trong những mơ hình giảm thiểu rủi ro tốt nhất được lựa chọn là ứng dụng

mơ hình VaR vào phân tích và đánh giá rủi ro cổ phiếu.

Mơ hình VaR ra đời đã đáp ứng được nhu cầu lượng hoá rủi ro đồng thời kiểm

soát và đánh giá sức cạnh tranh đối với một định chế tài chính hoặc một một danh mục

đầu tư. Có rất nhiều phương pháp tính VaR xuất hiện, mang lại những ứng dụng lớn

trong thị trường tài chính và nghiên cứu thống kê kinh tế, tuy nhiên khơng phải phương pháp này hữu ích cho tổ chức này thì cũng áp dụng tốt cho tổ chức khác, việc lựa chọn phương pháp tối ưu cũng là một bài toán đau đầu đối với các nhà quản trị rủi ro. Bởi lẽ, mỗi một định chế tài chính có một khẩu vị rủi ro khác nhau, cấu trúc danh mục đầu tư khác nhau, kể cả khác nhau hoàn toàn về tiềm lực tài chính cũng như điều kiện thực hiện.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC SỬ DỤNG VaR ĐỂ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI NHÓM CÁC CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG NIÊM

YẾT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng var trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)