Triển vọng phát triển của các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng var trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại việt nam (Trang 64 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Triển vọng phát triển của các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tạ

Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đi đôi với việc yêu cầu các Ngân hàng Thương mại đẩy nhanh xử lý nợ xấu.

Một số ý kiến cho rằng trong quá trình này, không loại trừ khả năng các Ngân hàng Thương mại phải giảm bớt lợi nhuận để xử lý. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu

cũng phải xem xét các khoản nợ cũ và phân loại nợ có thể thu hồi và khơng thể thu hồi. Với nợ có thể thu hồi, các ngân hàng có thể xử lý theo hướng lấy nợ nuôi nợ, tức là bơm thêm vốn giúp doanh nghiệp phục hồi hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần. Theo cách này, số dư nợ sẽ giảm xuống và mất đi. Cịn với nợ khơng thể thu hồi thì sẽ phải siết nợ bằng cách bán tài sản thế chấp. Song cách làm này đồng nghĩa với dư nợ cũ

giảm xuống. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của người dân trong bối cảnh khó khăn không tăng lên. Số dư nợ cũ giảm xuống trong khi dư nợ mới không tăng lên đáng kể như vậy thì nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng 2013 vẫn tiếp tục ở mức thấp.

Một số chuyên gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 khoảng 12% là khá khó khăn. Bởi bản thân tốc độ tăng trưởng tín dụng cịn phụ thuộc vào khả năng và mong muốn cho vay của ngân hàng cũng như khả năng hấp thụ vốn và nhu cầu của nền kinh tế. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn như hiện nay, dự báo nhu cầu vốn là không lớn. Với cơ cấu lợi nhuận đến từ lãi vay thường chiếm khoảng

giảm lãi suất để kích thích người dân vay... lợi nhuận của các ngân hàng sẽ có xu

hướng giảm và điều này sẽ tác động khơng tích cực đến cổ phiếu ngân hàng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến tỏ ra lạc quan hơn đối với cổ phiếu ngân hàng.

Có một số lý do để tin rằng cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2013

(Thời báo ngân hàng, 2013).

Thứ nhất, Chính phủ sẽ trực tiếp tham gia giải cứu thị trường bất động sản, đầu

mối chính để giải trừ các khoản nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này nhưng sự quyết tâm của Chính phủ cũng đã phần nào thúc đẩy tâm lý kỳ vọng giá cổ phiếu ngân hàng sẽ còn tiếp tục tăng.

Thứ hai, năm 2013 được dự báo là năm nở rộ các thương vụ M&A ngành ngân hàng. Đầu tiên là hướng xử lý các ngân hàng yếu kém, bắt buộc phải tái cấu trúc. Để

tăng sức cạnh tranh, các ngân hàng này hầu như chỉ có hai lựa chọn: hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, hoặc sáp nhập với ngân hàng khác để tăng quy mô. Và

cũng như năm 2012, M&A được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực đẩy giá cổ phiếu ngân hàng.

Một điều đặc biệt là những ngân hàng không thuộc diện bị chỉ mặt đặt tên phải tái cấu trúc cũng có nhu cầu M&A. Chẳng hạn, gần cuối năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận cho Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh sáp nhập với

Ngân hàng Đại Á. Hay gần đây nhất là kế hoạch hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng

Eximbank và Sacombank. Năm 2013 có thể là tiền đề dẫn đến đợt chạy đua tăng vốn

mới trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, mà nguyên nhân chính là áp lực gia tăng tài sản

để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chẳng hạn, nếu có hai ngân hàng sáp nhập với

nhau, quy mô tài sản sẽ lớn hơn nhiều. Ngân hàng thứ ba, mặc dù kinh doanh tốt, vẫn phải chịu áp lực tăng vốn nếu không muốn thua kém ngân hàng mới sáp nhập kia về tài sản lẫn quy mô hoạt động, hoặc nếu không muốn bỗng dưng lại mang tiếng là ngân

hàng nhỏ. Bên cạnh đó trong q trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, rất có thể sẽ có những dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đổ vào để nắm

bắt cơ hội. Bởi vậy, dù hệ thống ngân hàng vẫn khó khăn nhưng có thêm luồng tiền đổ vào, giá cổ phiếu vẫn không giảm.

Xét về yếu tố cơ bản, ngành ngân hàng trong năm 2013 vẫn chưa có triển vọng tích cực, tuy nhiên nhà đầu tư có thể kỳ vọng hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng có thể sẽ tăng lên trong thời gian này. Khi nguồn lực trong nước có hạn thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia, một nguồn tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng sẽ giúp cổ phiếu

duy trì mức giá hoặc có sự phục hồi giá trong ngắn hạn.

Thứ ba, cổ phiếu ngân hàng sẽ được hưởng lợi khi dịng tiền đầu tư có nhiều động lực để chảy vào thị trường chứng khoán. Thị trường bất động sản vẫn cịn đóng

băng. Thị trường vàng mất sức hấp dẫn khi trở thành độc quyền. Kênh tiết kiệm cũng khơng cịn hấp dẫn người có tiền, khi lãi suất tiếp tục xu hướng giảm (Nhịp cầu đầu tư, 2013).

Thơng tin Chính phủ sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm làm tan băng thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng đã khiến cổ phiếu ngành này có những tác động tích cực. Diễn biến của nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ phụ thuộc

nhiều vào hiệu quả việc xử lý nợ xấu, và đây là tiến trình dài hạn chứ khơng thể xử lý trong vài tháng hoặc một năm. Do đó, các tổ chức nên thận trọng trong việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng trong năm 2013. Mức độ nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, phần lớn nhất nợ xấu của ngân hàng liên quan đến bất động sản, nên

một khi nợ xấu chưa được giải quyết và nguồn vốn cho bất động sản cịn khó khăn thì chưa thể lạc quan về nhóm cổ phiếu ngành này. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội đầu tư tốt cho các nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm khi mà với những giải pháp mà

Chính phủ sẽ đưa ra để kích thích tăng trưởng kinh tế nói chung thì cổ phiếu ngân hàng sẽ có cơ hội bật lại nhanh hơn. Chính vì những lý do trên đã thúc đẩy nhu cầu cấp bách về một công cụ quản lý rủi ro tối ưu để xây dựng rào chắn rủi ro khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thực hiện các giao dịch mang tính thời cơ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng var trong quản lý rủi ro đối với nhóm các cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)