Những quốc gia xuất khẩu cá cảnh khu vực Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 45)

2.5. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

2.5.1. Báo cáo kết quả điều tra và đề xuất các giải pháp phát triển nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh thành phố phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị xuất, kinh doanh cá cảnh thành phố phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị (Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản TP.HCM, 2008)

Năm 2008, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản đã tiến hành khảo sát 287 cơ sở sản xuất cá cảnh và 276 cơ sở kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố; sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và phỏng vấn để thu thập dữ liệu nghiên cứu. Kết quả tính tốn của Chi cục về hiệu quả sản xuất và kinh doanh cá cảnh:

- Cơ sở sản xuất: vốn cố định bình quân: 341 triệu đồng/cơ sở, vốn lưu động là 287 triệu đồng/cơ sở, doanh thu đạt 820 triệu đồng/năm và lợi nhuận thu được là

494 triệu đồng/năm. - Cơ sở kinh doanh:

+ Cửa hàng bán sĩ: tổng vốn đầu tư là 739,6 triệu đồng/năm, doanh thu đạt

2.054,7 triệu đồng/năm và lợi nhuận mang lại là 1.315,08 triệu đồng/năm.

+ Cửa hàng bán lẻ: tổng vốn đầu tư là 403,25 triệu đồng/năm, doanh thu đạt 538,89 triệu đồng/năm và lợi nhuận mang lại là 135,63 triệu đồng/năm.

2.5.2. Đề tài nghiên cứu hiện trạng kinh doanh và nuôi giải trí cá cảnh nước

ngọt tại TP.HCM (Nguyễn Văn Chinh, Quách Trần Bảo Long, Nguyễn Minh

Đức - Bộ môn Quản lý và Phát triển nghề cá, Đại học Nông lâm TP.HCM,

2010)

Qua việc phỏng vấn trực tiếp 240 người nuôi và 40 cửa hàng kinh doanh cá cảnh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, đề tài phân tích những thơng tin về hiện trạng

kinh doanh và hoạt động nuôi cá cảnh trên địa bàn TP.HCM. Tác giả cũng đã thống kê được nhóm cá giống được sản xuất trong nước chiếm số lượng loài nhiều nhất trong khoảng 75 loài cá cảnh nước ngọt đang được mua bán trên thị trường. Ngoài kinh doanh cá cảnh các cửa hàng cũng đã đa dạng mặt hàng kinh doanh như hồ

nuôi, giá đỡ, thức ăn, cây thủy sinh, phụ kiện, thuốc và hóa chất,…Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh cá cảnh cũng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ như tư vấn

kỹ thuật ni, chăm sóc cá, dịch vụ thiết kế, trang trí, lắp đặt và bảo dưỡng hồ ni.

Đề tài cũng đã chỉ ra chi phí mua cá chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí đầu tư ban đầu, đa số người chơi cá cảnh tự thiết kế bể ni và thường ni cá trong bể kính đặt trên giá đỡ. Hình thức ni đơn chiếm nhiều nhất, người nuôi sử dụng cả thức ăn tự nhiên và thức ăn cơng nghiệp, thời gian chăm sóc cá trung bình trong ngày

thường khơng q một giờ.

2.5.3. Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư ni cá cảnh nước ngọt tại TP.HCM (Tô Thị Kim Hồng, Nguyễn Minh Đức, Trần Thị nước ngọt tại TP.HCM (Tô Thị Kim Hồng, Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Phượng - Khoa Kinh tế, Đại học Mở TP.HCM, 2009)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính trong kinh tế lượng, dữ liệu sơ cấp thu thập từ tháng 4/2009 đến tháng 12/2009 và xây dựng được 5 mơ

hình về sự sẵn lịng đầu tư cho việc ni cá cảnh nước ngọt trên địa bàn thành phố. Các chi phí bao gồm: chi phí đầu tư cho việc ni cá, chi phí mua bể cá và giá đỡ, chi phí mua cá, chi phí trang thiết bị. Kết quả mơ hình hồi quy chỉ ra tổng chi phí ni cá cảnh phụ thuộc rất lớn và chi phí mua thiết bị, kế tiếp là chi phí cho việc trang trí thẩm mỹ, chi phí mua cá và sau cùng là chi phí mua bể ni; người ni cá cảnh có kinh nghiệm được dự đốn sẽ sẵn lịng chi trả nhiều hơn cho chi phí mua

cá, mua bể và trang thiết bị.

2.5.4. Đề tài nghiên cứu nhu cầu và vai trò cá cảnh nước ngọt đối với người dân TP.HCM (Diệp Thị Quế Ngân, Nguyễn Minh Đức - Bộ môn Quản lý và Phát TP.HCM (Diệp Thị Quế Ngân, Nguyễn Minh Đức - Bộ môn Quản lý và Phát triển nghề cá, Đại học Nông lâm TP.HCM, 2010)

Đề tài nghiên cứu thơng qua hình thức phỏng vấn ngẫu nhiên 80 người ni

cá cảnh giải trí và 100 người chưa nuôi cá cảnh với bảng câu hỏi soạn sẵn. Bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp sủ dụng phần mềm MS Excel, SPSS tác giả đã phân tích nhu cầu và vai trị cá cảnh nước ngọt đối với người dân trên địa bàn

TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đối với 80 người đang nuôi cá cảnh đã chỉ ra rằng cá cảnh có vai trị giảm stress (83,8% người đồng ý), giúp cuộc sống vui vẻ hơn

(76,2% người đồng ý), giúp thiết kế không gian nhà trở nên đẹp hơn (73,8%), giúp công việc làm ăn thuận lợi hơn (32,5%). Tuy nhiên tỷ lệ người đồng ý với việc

mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình lại khá ít (chỉ có 31,2% người đồng ý),

đa số người nuôi cá cảnh hài lịng với việc ni cá cảnh của họ (67,5%).

Có đến 81 người thích ni cá cảnh trong tổng số 100 người chưa nuôi được

phỏng vấn. Lý do khiến họ chưa nuôi là do không nắm kỹ thuật ni (chiếm 29%), khơng có thời gian chăm sóc (26%), do nhà nhỏ, khơng có khơng gian để ni (chiếm 25%). Đề tài cũng chỉ ra nếu như tiến hành ni cá cảnh thì có đến 31,8% người chưa nuôi chọn cá dễ nuôi để bắt đầu nuôi, 24,4% chọn cá đẹp, 23,7% chọn cá theo sở thích, ngược lại chỉ có 13,6% người chưa ni chọn những loại cá rẻ tiền và có đến 2,6% chọn cá theo tiêu chuẩn đẹp, độc đáo và mắc tiền. Nghiên cứu cũng

đã xây dựng được đường cầu của những người chưa nuôi đối với việc đầu tư cho

thú vui, thưởng ngoạn cá cảnh và để duy trì thú vui này lâu dài.

™ Một vài nhận định từ kết quả nghiên cứu nói trên

Nơng nghiệp ở các vùng đô thị theo hướng sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp ở các đô thị trên thế giới hiện nay. Để phát triển nơng nghiệp đơ thị, Chính phủ các nước đã ban hành các chính sách về tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống và các vùng vệ tinh. Do vậy, có sự khác biệt lớn về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất so với TP.HCM, mà trước hết là sự khác biệt về cơ sở hạ tầng nơng nghiệp khá hồn chỉnh giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa các thành phố lớn với các vùng nông nghiệp cách xa hàng trăm km khá thuận lợi.

Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp vệ tinh xung quanh các thành phố lớn

đã làm cho nông nghiệp đô thị phát triển theo hướng tập trung hóa kết hợp đa dạng

hóa, đáp ứng khá tốt yêu cầu của nền nông nghiệp đô thị sinh thái. Trong khi đó, nơng nghiệp TP.HCM đang phát triển theo kiểu hình thành một vành đai xanh bao quanh thành phố. Vành đai xanh này đang được cải tạo và xây dựng trên cơ sở nền nông nghiệp thuần nông, sản xuất nhỏ, lạc hậu, manh mún trước đây thành những vùng nông nghiệp tập trung hoặc những mơ hình nơng nghiệp kết hợp để bảo vệ và cải tạo mơi trường. Trình độ phát triển hiện tại của lực lượng sản xuất và các kiến

trúc quy hoạch cũ chưa cho phép TP.HCM đổi mới ngay lập tức kiến trúc đô thị và việc phân bố các vùng nông nghiệp theo yêu cầu sinh thái giống như mơ hình của các nước nói trên.

Với vai trị lá phổi xanh điều hịa khí hậu, tạo cảnh quan môi trường, đáp ứng nhu cầu thực phẩm và du lịch cho người dân thành phố của vành đai xanh vẫn ln ln cần thiết, vì vậy việc hình thành các vùng nơng nghiệp phải kết hợp với mở rộng quy mô đô thị như thế nào trong tương lai để vừa tn thủ tính khách quan của q trình đơ thị hóa, vừa tạo điều kiện cho nơng nghiệp TP.HCM làm tốt vai trị nơng nghiệp đơ thị sinh thái.

Từ các đề tài nghiên cứu về cá cảnh trong nước, các tác giả cũng đã chỉ ra vai trò, nhu cầu của con cá cảnh đối với người dân trên địa bàn thành phố, tuy nhiên các tác giả cũng chưa đi sâu vào việc phân tích đánh giá con cá cảnh có phù hợp với nền nông nghiệp đô thị của thành phố hay không và nếu phù hợp thì định hướng phát triển cá cảnh trên địa bàn TP.HCM như thế nào.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu, đưa ra quy trình nghiên cứu cho đề tài. Đồng thời chương này cũng trình

bày cách thức sàn lọc dữ liệu sau khi thu thập và qui trình xử lý dữ liệu.

3.1. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh trên địa bàn

TP.HCM giai đoạn 2006 - 2010, phân tích những kết quả đạt được, những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh; bên cạnh đó bằng việc minh họa hiệu quả của sản xuất cá Chép Nhật và cá Dĩa thơng qua việc phân tích chi phí đầu tư và lợi nhuận mang lại từ đó có những đánh giá và gợi ý chính

sách phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.

3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Cách tiếp cận 3.2.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận vĩ mơ: phân tích chính sách của TP.HCM trong việc thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, cá cảnh.

- Tiếp cận vi mô:

+ Mối tương quan kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh. + Phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận của hoạt động sản xuất cá cảnh (chọn 02 lồi để phân tích đó là cá Chép Nhật và cá Dĩa).

+ Hoạt động sản xuất cá cảnh trong tổng thể nền nông nghiệp đô thị của

TP.HCM.

- Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn phát triển khác nhau của hoạt

3.2.2. Khung phân tích

™ ™

Kinh nghiệm các nước: + Nơng nghiệp đô thị + Phát triển cá cảnh Nông nghiệp đô thị

TP.HCM Lý thuyết Nông nghiệp đô thị Hoạt động sản xuất cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2006-2010 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Chiến lược phát triển Phân tích SWOT Đề xuất chính sách Tình hình sản xuất, kinh doanh Cơ chế chính sách và hoạt động hỗ trợ Hiệu quả đầu tư cá Chép, cá Dĩa Nhu cầu thị trường (trong và ngồi nước)

™ Giải thích khung phân tích

Thơng qua các tài liệu nghiên cứu, đề tài nêu lên định nghĩa thế nào là nông

nghiệp đô thị, đặc điểm và tầm quan trọng của nơng nghiệp đơ thị.

Bên cạnh đó, đề tài sẽ nêu đặc điểm đơ thị của Việt Nam nói chung và

TP.HCM nói riêng cũng như tìm hiểu một số mơ hình phát triển nơng nghiệp đơ thị

ở một số thành phố lớn trên thế giới và tìm hiểu mơ hình phát triển cá cảnh ở một số

nước khu vực Đông Nam Á (do khu vực Đông Nam Á có điều kiện tương đồng với TP.HCM ở một số mặt như điều kiện tự nhiên, khí hậu, …) từ đó có phân tích hoạt

động phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố.

Từ nguồn các tài liệu thứ cấp, đề tài sẽ đi vào phân tích hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2010 với các nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; chính sách của thành phố trong việc thúc đẩy phát triển cá cảnh trong thời gian qua; các hoạt động khoa học và hoạt động hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất cá cảnh; vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm; thị trường cá cảnh

trong và ngoài nước; những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố; ngồi ra thơng qua số liệu khảo sát, đề tài phân tích hiệu quả chi phí của việc ni cá Chép Nhật, cá Dĩa (đây là 2 loại cá có giá trị tương đối,

hiện được nhiều hộ trên địa bàn thành phố nuôi).

Sau khi có đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố trong giai đoạn 2006-2010, dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đề tài tiến

hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc phát triển cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị của thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, đề tài đề ra chiến lược phát triển, cũng như gợi ý các chính sách cho hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố trong nền nông nghiệp đô thị.

3.3. Nguồn thông tin dữ liệu, phương pháp thu thập và cơng cụ phân tích chính 3.3.1. Nguồn thơng tin dữ liệu 3.3.1. Nguồn thơng tin dữ liệu

- Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu của Niên giám thống kê TP.HCM giai đoạn từ năm 2006 - 2010; các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở NN&PTNT TP.HCM.

- Nguồn thông tin dữ liệu sơ cấp: + Ý kiến của chuyên gia

+ Cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức tham gia các hoạt động sản xuất, kinh

doanh cá cảnh.

3.3.2. Phương pháp thu thập

- Phỏng vấn chuyên gia: tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong sản xuất cá cảnh, trong đó tập trung vào các nghệ nhân có thâm niên ni cá cảnh nhiều năm (Cơ sở sản xuất cá cảnh Ba Sanh), những cơ sở sản xuất cá cảnh lớn có hệ thống vệ tinh cung cấp sản lượng cho cơ sở (Cơ sở sản xuất cá cảnh Tống Hữu Châu, cơ sở Tân Xun, Cơng ty Cổ phần Sài gịn Cá cảnh).

- Sử dụng cơng cụ thảo luận nhóm (1 lần) với cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ Trung tâm Khuyến nông thành phố, cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản thành phố về ma trận SWOT; đánh giá nhu cầu thị trường và các yếu tố cảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh.

- Khảo sát, điều tra thu thập dữ liệu:

+ Đối với cơ sở sản xuất: Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức phỏng

vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu với kích thước mẫu là 80 mẫu. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP.HCM năm 2010 trên địa bàn thành phố có hơn 200 cơ sở sản xuất cá cảnh lớn nhỏ với gần 60 loài; trong cơ cấu loài sản xuất, các cơ sở sản xuất không chỉ sản xuất tập trung một lồi mà cịn sản xuất đa dạng nhiều loài; khu vực tập trung sản xuất: Quận 9, Quận 12, Quận Gị Vấp, Huyện Củ Chi, Huyện Bình Chánh. Mẫu nghiên cứu lấy 40% số cơ sở này (tức là khoảng 80 cơ sở) với phương pháp lấy mẫu thuận tiện (trong đó 40 hộ có sản xuất cá chép trong cơ cấu loài, 40 hộ sản xuất cá dĩa trong cơ cấu loài) phân bổ như sau: Huyện Củ Chi: 20 phiếu; Huyện

Bình Chánh: 20 phiếu; Quận 12, Quận Gò Vấp: 20 phiếu; Quận 9: 20 phiếu (xem phụ lục 1).

+ Đối với cơ sở kinh doanh: Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP.HCM năm 2010, thành phố hiện có 287 cửa hành kinh doanh cá cảnh sĩ và lẻ; ngoài kinh doanh cá cảnh, các cơ sở còn kinh doanh cây thủy sinh, các vật dụng trang trí hồ cá, thức ăn cho cá để đáp ứng nhu cầu của người chơi cá cảnh. Đề tài tiến hành khảo sát 40 cơ sở kinh doanh cá cảnh các loại, tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu nhưng do yếu tố khách quan, cơ sở kinh doanh không cung cấp số liệu, tác giả xin

được kế thừa dữ liệu điều tra năm 2010 về tình hình kinh doanh cá cảnh trên địa bàn

thành phố do Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp thành phố thực hiện (đã

được sự đồng ý của Trung tâm). Trên cơ sở bộ dữ liệu điều tra tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 45)