Sản xuất cá cảnh ở Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Theo Kaix (2006), Thương mại cá cảnh của Malaysia bắt đầu vào những năm 1950 với việc kinh doanh cá cảnh đánh bắt từ tự nhiên sang Singapore. Ngày nay, thương mại cá cảnh được xem là một trong những ngành nông nghiệp phát triển

nhanh nhất trong cả nước.Từ 18 trang trại nuôi cá trong những năm 1980, con số này đã tăng lên hơn 500 trong những năm gần đây. Năm 2004, Malaysia sản xuất

456 triệu con cá cảnh, trị giá khoảng 28 triệu USD, Malaysia là nhà sản xuất lớn thứ ba của cá cảnh trên thế giới.

Theo số liệu được cung cấp bởi Sở Thủy sản Malaysia, Malaysia sản xuất hơn 250 loại cá, bao gồm cả các loài bản địa và loài khác từ khắp nơi trên thế giới.

Trong năm 2004, Malaysia sản xuất 456 triệu con cá cảnh trong đó 95% được xuất khẩu. Hiện nay, phần lớn xuất khẩu của Malaysia đang hướng đến Singapore, sau đến là Nhật Bản (chiếm 26%) và 21% là Hồng Kông, Mỹ, Anh và Ý.

Hầu hết các nguồn cung cấp cho ngành công nghiệp cá cảnh chủ yếu từ sản xuất địa phương, Malaysia cũng nhập khẩu cá cảnh để đáp ứng nhu cầu trong nước. Indonesia là nước cung cấp cá cảnh hàng đầu cho Malaysia, tiếp theo là Đài Loan.

Thị trường trong nước cho ngành công nghiệp này cũng khá phát triển, với 5% các loài cá sản xuất được tiêu thụ tại địa phương, giá trị ước tính 1,5 triệu USD.

Cá Cyprinids, danios, cá vàng, rasboras và koi là những giống cá cảnh hàng

đầu được sản xuất tại Malaysia. Năm 2004, đã sản xuất 114 triệu con, chiếm 25%

sản lượng sản xuất cá cảnh của cả nước. Malaysia mong muốn trở thành một trung tâm sản xuất cá cảnh của khu vực và do đó cá cảnh đã được xác định ưu tiên phát

triển, với các biện pháp đang được thực hiện để mở rộng sản xuất, dự kiến năm

2010, sản lượng đạt 800 triệu con với giá trị ước tính 40 triệu USD.

Ba khu vực sản xuất cá cảnh ở Malaysia đã được xác định, mỗi khu vực

chuyên về các loài cá nhất định. Khu vực Penang và Kedah, tập trung vào nuôi Cá Dĩa; khu vực các tỉnh miền bắc của Perak và Selangor, tập trung vào cá vàng và cá koi; khu vực Johor ở phía nam, tập trung vào các lồi cá rồng và các lồi khác.

Malaysia cũng có một mạng lưới Trạm Kiểm dịch thực vật và Trung tâm Y tế cá tại các khu vực sản xuất cá cảnh cả nước. Điều này cho phép kiểm soát được

những tác nhân gây bệnh cho sản xuất cá cảnh. Sân bay quốc tế Kuala Lumpur có các phương tiện hiện đại, bố trí địa điểm thích hợp để xử lý các lô hàng khi phát

hiện các vấn đề dịch bệnh nhằm mục tiêu đảm bảo rằng cá đến nơi an toàn tại các

điểm đến.

Đối với việc xuất khẩu cá sống, các nhà chức trách cũng đảm bảo rằng tất cả các lơ hàng xuất khẩu có các tài liệu phù hợp, giấy chứng nhận sức khỏe và cấp giấy cho các loài được liệt kê theo các Phụ lục của Công ước CITES.

Dự kiến trong những năm năm tới (giai đoạn 2010-2015), Malaysia hướng tới mục tiêu 800 triệu con cá mỗi năm, các cơ quan quản lý nhà nước đang triển khai những chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp cá cảnh để có thể đạt được mục

Khác (26,5%) Malaysia (6,3%) Cộng hịa Séc  (5,6%) Mỹ (4,6%) Nhật (4,6%) Indonesia (7,1%) Trung Quốc (7,1%) Sri Lanka (4,2%) Singapores (23,9%) Israel (3%) Philipines (3,7%)

Hình 2.4.1. Những quốc gia xuất khẩu cá cảnh trên thế giới

Nguồn: World trade (2000). Tổng cộng: 182,13 triệu đơ Mỹ

Thái Lan (2,18% Nhật (7,49%) Singapore (38,52%) Khác (0,33%) Đài Loan (1,91%) Sri Lanka (6,83%) Philippines (5,96%) China (15,21%) Indonesia (11,37%) Malaysia (10,2%)

Hình 2.4.2. Những quốc gia xuất khẩu cá cảnh khu vực Châu Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)