Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 70)

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời chịu sự tác động mạnh của cơ cấu tài chính của các ngân hàng. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho ngân hàng, giảm trở ngại tài chính nội sinh và giúp cho ngân hàng ít phụ thuộc vào nợ vay. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu tất yếu đối với các NHTMCP hiện nay.

Cấu trúc tài chính của ngân hàng cần tái cơ cấu trúc nhằm góp phần làm gia tăng giá trị ngân hàng như sau:

Đối với những ngân hàng hoạt động có hiệu quả kinh doanh rất thấp, đang ở trong tình trạng khó khăn, tài sản cố định lạc hậu, thị phần nhỏ và có khả năng cạnh tranh yếu nhưng lại đang trong tình trạng vay nợ khá cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Trong tình trạng này, nếu sử dụng nợ càng nhiều sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và làm giảm mạnh giá trị ngân hàng.

Để giải quyết tình trạng trên, bước đi cho các ngân hàng thuộc nhóm này là cần tập trung giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có cơ cấu tài chính để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của đòn cân nợ và giảm áp lực về thanh tốn các khoản nợ vay. Vì vậy, các ngân hàng này nên áp dụng cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ chỉ khoảng 0% đến 20%. Khi ngân hàng sử dụng cấu tài chính với tỷ lệ nợ thấp, một mặt sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong điều kiện kinh doanh gặp khó khăn, mặt khác giúp ngân hàng tập trung củng cố lại cơ cấu sản xuất cho phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, cải tiến chất lượng dịch vụ cho đến khi hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi sẽ tăng tỷ lệ vay nợ phục vụ cho nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường và khi đó sẽ tận dụng được hiệu ứng tích cực của địn cân nợ.

Để thực thi mơ hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này có thể gia tăng vốn chủ hữu bằng cách kêu gọi nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bởi vì, trong trường hợp này, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, rủi ro lớn thì các ngân hàng khó có thể huy động vốn từ nội bộ ngân hàng. Trong trường hợp này ngân hàng chỉ có thể hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao.

Nhóm ngân hàng tiếp theo là những ngân hàng có thực trạng hoạt động bình thường, năng lực cạnh tranh trung bình, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, các sản phẩm của ngân hàng có chỗ đứng trên thị trường nhưng khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường chưa cao. Tuy nhiên, hiện nay trong nhóm này có một số ngân hàng vay nợ cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Trong tình trạng này, nếu sử dụng nợ càng nhiều sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và làm giảm mạnh giá trị ngân hàng.

Để giải quyết tình trạng trên, các ngân hàng thuộc nhóm này nên sử dụng cấu trúc tài chính thỏa mãn điều kiện: D

A ROA rd

nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở

đến 40 %. Với cấu trúc tài chính này, một mặt tiếp tục duy trì kết quả, hiệu quả hoạt động và củng cố thị trường, mặt khác sẽ giúp cho ngân hàng đầu tư mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động,… từng bước tăng dần khả năng cạnh tranh, tạo uy tín tốt trên thị trường và gia tăng thị phần hoạt động của ngân hàng, ngoài ra tận dụng được những hiệu ứng tích cực của địn cân nợ làm gia tăng giá trị của ngân hàng và giá trị vốn chủ sở hữu.

Để thực thi mơ hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này cũng cần gia tăng vốn chủ hữu bằng cách thực hiện liên doanh, liên kết mở rộng kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để giảm tỷ lệ nợ vay trong cấu trúc tài chính nhằm hạn chế rủi ro khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi. Tuy nhiên, nếu thiếu vốn thì ngân hàng có thể đi vay với điều kiện tỷ suất nợ phải thỏa mãn điều kiện D

A ROA r .

d

Đối với các ngân hàng có ROA > rd mà chủ yếu là các ngân hàng có quy mô lớn, các ngân hàng này hiện đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh mạnh, thị phần lớn có tỷ suất nợ trên 50%. Với tỷ suất nợ này, các ngân hàng này đã phát huy hiệu ứng tích cực của địn cân nợ. Tuy nhiên, với cấu trúc tài chính này sẽ rất nguy hiểm một khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn. Do đó, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, thì các ngân hàng này nên sử dụng nợ xoay quanh mức 50% là hợp lý nhất.

Để thực thi mơ hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này cũng cần gia tăng vốn chủ hữu bằng cách phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, hoặc sử dụng chính sách phân phối cổ tức thấp để trích lợi nhuận hàng năm bổ sung vốn chủ sở hữu. Với cơ cấu tài chính này sẽ giúp cho ngân hàng vừa phát huy được hiệu ứng tích cực của địn cân nợ vừa có sức chống đỡ tốt một khi kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

− Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu

+ Phát hành cổ phiếu thường: Ưu điểm là khơng phải hồn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Nhưng nhược điểm là chi phí cao và có thể làm lỗng quyền sở hữu ngân hàng, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu, làm giảm tỷ lệ địn bẩy tài chính mà ngân hàng có thể tận dụng.

+ Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn: Ưu điểm là khơng phải hồn trả vốn và khơng làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Nhưng có nhược điểm là cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong những năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu.

+ Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn trung dài hạn): Ưu điểm là có chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. Đây là phương pháp hiệu quả vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị trường.

+ Tăng lợi nhuận giữ lại: Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Ưu điểm là khơng tốn kém chi phí, khơng làm lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng và khơng phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn. Còn hạn chế là chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này khơng thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đơng.

Tóm lại về vấn đề cơ cấu tài chính, các ngân hàng nên gia tăng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của mình. Với một khối lượng vốn lớn ngân hàng sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án tốt, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn thế nữa, nguồn vốn chủ sở hữu lớn cũng làm giảm chi phí sử dụng vốn của ngân hàng, gia tăng lợi nhuận thu về, đồng thời là một tấm khiên vững chắc giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản cũng như bù đắp cho các thiệt hại từ những đầu tư thua lỗ, gia tăng uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

3.2.2. Kiểm sốt tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng như tỷ lệ LDR

Việc tỷ lệ cho vay trên huy động có tác động thuận chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một trong những kết luận quan trọng để các nhà quả trị ngân hàng căn cứ vào đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này cho thấy khi tỷ lệ này ở các NHTMCP Việt Nam cao thì hiệu quả hoạt động được nâng cao. Điểm này cũng phù hợp với đặc điểm cơ cấu dịch vụ của hệ thống NHTMCPVN là chỉ mới tập trung nhiều vào hoạt động cấp tín dụng và hoạt động này cũng là nguồn chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là chất lượng tín dụng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của khoản đầu tư. Vì vậy khi

nâng cao tỷ lệ này ngân hàng cần đặc biệt việc chú ý đến hiệu quả của việc tăng cường công tác quản lý, khả năng kinh doanh tiếp thị sao cho nguồn vốn đến được với khách hàng vay nợ tốt nhất thì sẽ mang đến hiệu quả hoạt động cao nhất cho ngân hàng. Đồng thời với việc gia tăng cấp tín dụng của các ngân hàng Việt Nam nếu quản lý tốt chi phí sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Như vậy để tận dụng tốt nguồn vốn đã huy động được từ việc gia tăng huy động các ngân hàng cần phải lưu ý hơn nữa về vấn đề quản lý chi phí, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tăng tỷ lệ cho vay trên huy động để tận dụng tốt hơn nguồn vốn đã huy động được. Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong vần đề gia tăng tín dụng phải đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay, giảm thiểu các khoản nợ xấu cũng như chi phí cho nợ xấu, có như vậy thì hiệu quả hoạt động mới được gia tăng. Khi gia tăng cho vay với điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện tại thì việc phải giảm lãi suất cho vay cũng như gia tăng lãi suất huy động là điều không thể tránh khỏi với các ngân hàng. Nhưng nếu thực hiện theo chính sách như vậy thì tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng càng bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó để giảm tỷ lệ này các ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm của mình, tạo ra các gói sản phẩm đặc sắc cũng như tạo nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc giao dịch sẽ thu hút khách hàng mà không bị hút vào cuộc đua cạnh tranh lãi suất. Để làm tốt việc gia tăng qui mơ đồng thời với kiểm sốt tốt tỷ lệ chi phí trên thu nhập thì các ngân hàng cần chú trọng làm tốt ở từng khâu, từng giai đoạn trong qui trình hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể:

−Đối với khâu huy động vốn

+ Minh bạch thông tin là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng khi huy động vốn từ bên ngồi vì thơng qua đó chủ nợ hoặc nhà đầu tư sẽ thấy rõ hơn về năng lực tài chính, tiềm năng phát triển của ngân hàng và hơn thế nữa họ còn biết được vốn đầu tư được sử dụng như thế nào vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Minh bạch thông tin sẽ giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin và điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, từ đó giảm chi phí sử dụng vốn cho ngân hàng.

+Cần thiết kế nhiều loại hình thức, thể loại huy động vốn với mức lãi suất, kỳ hạn và phương thức trả lãi khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc xây dựng nhiều gói sản phẩm với tính linh hoạt cao sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn từ các khách hàng khác nhau ở các khu vực khác nhau của nền kinh tế.

+Nên bỏ bớt các thủ tục gây phiền hà cho khách hàng, tăng cường công tác phục vụ tận nhà cho khách hàng. Một trong những ưu điểm của các dịch vụ tư nhân là nhanh chóng, thuận lợi và phục vụ tại chỗ. Vì vậy để thu hút khách hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt này, việc xây dựng một quy trình cho thực hiện các thủ tục giao dịch với khách hàng tinh gọn sẽ tạo sự thoải mái cho khách hàng.

+Việc quảng bá thương hiệu cũng là một trong các giải pháp nhằm gia tăng vốn huy động. Đặc biệt trong trường hợp các ngân hàng muốn mở rộng thị phần của mình ra những thị trường ngách như các vùng nơng thơn thì việc tăng cường cơng tác thơng tin quảng cáo tuyên truyền trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí... lại càng cần thiết. Sở dĩ như vậy vì ở các thị trường này dịch vụ ngân hàng chưa được biết đến nhiều mà đa phần người dân chỉ quen với các hoạt động huy động vốn và tín dụng của các cá nhân như người quen, đồng nghiệp, người nhà… Các hoạt động giao dịch mang tính cá nhân này thường mang lại nhiều rủi ro vì vậy phí giao dịch thường cao hơn ngân hàng. Do đó, nếu các ngân hàng mở rộng hoạt động thông tin quảng bá và tăng cường các giao dịch tận nhà ở các khu vực này thì thiết nghĩ có thể mở ra cho ngân hàng một hướng đi mới mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ.

+ Chất lượng dịch vụ luôn là vấn đề cốt lõi của hoạt động ngân hàng, sở dĩ như vậy vì hoạt động của ngân hàng về cơ bản cũng là hoạt động dịch vụ, dịch vụ tài chính. Mà đối với lĩnh vực dịch vụ thì chất lượng dịch vụ luôn là vấn đề sống còn. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường, số lượng ngân hàng ngày càng gia tăng, và cùng với việc mở rộng quan hệ quốc tế của đất nước, sự gia nhập ồ ạt của các ngân hàng nước ngoài làm miếng bánh thị phần của các ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTMCP ngày càng thu nhỏ lại. Vì vậy việc cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng có một tầm quan trọng nhất định với các ngân hàng.

+Ngày nay, cùng với sự phát triển và hỗ trợ của khoa học công nghệ, các sản phẩm của ngành ngân hàng cũng ngày càng được đa dạng. Việc ra đời các dịch vụ của ngân hàng như: banknet, phonebanking, homebanking, internetbanking... đã tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí rất nhiều cho ngân hàng cũng như khách hàng. Vì vậy, việc phát triển các dịch vụ banknet, phonebanking, homebanking, internetbanking... để tạo sự tiện ích cho khách hàng trong q trình sử dụng là một vấn đề mà các ngân hàng cũng nên quan tâm. Nhưng thực tế cho thấy, chất lượng của các dịch vụ này hiện tại chưa được cao ví dụ việc truy cập vào trang web của các ngân

hàng để thực hiện các giao dịch đơi khi cịn bị chậm, hay bị nghẽn mạng, các ngân hàng cùng chung hệ thống banknet nhiều khi không thực hiện giao dịch được trên máy của ngân hàng khác đặc biệt là những giai đoạn cao điểm như Tết, Lễ... Để khắc phục được nhược điểm này các ngân hàng cần phải chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng ổn định, đặt biệt xây dựng một hệ thống mạng tốt, làm nền tảng cơ bản cho việc phát triển các dịch vụ tiện ích thơng qua mạng Internet.

+Tạo thêm nguồn vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn uỷ thác trong và ngoài nước, các quỹ chuyên dùng... để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách. Ngồi việc hỗ trợ người nghèo bằng nguồn vốn cho vay ưu đãi, chúng ta cần chú trọng các biện pháp khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật phù hợp, đặc biệt là cần xây dựng mơ hình liên kết sản xuất ở nơng thơn. Trong mơ hình này phải có người khá giả, biết tính tốn làm ăn tham gia để từ đó cộng lực lại đất đai, về sức lao động, góp vốn, về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt là khả năng quản lý.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w