Đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 78 - 81)

Theo Peter S. Rose (2004), bản chất của công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng có thể được đúc kết cơ đọng trong hai nội dung sau:

−Rất hiếm khi tại một thời điểm tổng cầu thanh khoản bằng tổng cung thanh khoản. Do đó ngân hàng phải thường xuyên đối phó với thâm hụt thanh khoản hoặc thặng dư thanh khoản.

−Giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời có sự đánh đổi. Ngân hàng càng tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó càng thấp (các yếu tố khác khơng đổi).

Do vậy đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và nó ln mang một ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Quyết định về quản lý thanh khoản khơng thể được hình thành biệt lập với các lĩnh vực hoạt động khác và với các phòng ban khác của ngân hàng.

Hơn nữa, giải quyết các vấn đề thanh khoản ln gắn với chi phí, bao gồm chi phí trả lãi vốn vay, chi phí giao dịch (về thời gian và tiền) cho việc tìm kiếm vốn thanh khoản và cả chi phí cơ hội tồn tại dưới hình thức những khoản thu nhập trong tương lai sẽ bị bỏ qua khi ngân hàng phải bán đi những tài sản sinh lời để dáp ứng yêu cầu thanh khoản. Rõ ràng ngân hàng phải tính tới yếu tố chi phí cơ hội trong q trình xem xét vấn đề thanh khoản của ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nào đó, ngân hàng có thặng dư thanh khoản, nhà quản lý phải sẵn sàng đầu tư phần thanh khoản vượt trội, tránh phải trả chi phí cơ hội do để vốn nhàn rỗi không tạo ra thu nhập.

Từ một quan điểm khác về lợi nhuận, chúng ta có thể thấy rằng quản trị thanh khoản của ngân hàng liên quan đến rủi ro lãi suất và rủi ro trong đó ngân hàng khơng có đủ vốn thanh khoản để đáp ứng quy mô vốn cần thiết. Nếu lãi suất tăng, những tài sản tài chính mà ngân hàng dự định bán để tăng khả năng thanh khoản sẽ giảm giá trị và việc bán chúng sẽ tạo ra tổn thất cho ngân hàng. Điều này không chỉ làm giảm lượng vốn ngân hàng thu về từ việc bán tài sản mà nó cịn làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng sẽ phải chịu chi phí cao hơn khi tăng cường thanh khoản bằng việc vay vốn nếu lãi suất tăng. Hơn nữa, nếu có một số nguồn vay nợ mà không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể tiếp cận được. Nếu như người cho vay thấy rằng ngân hàng hiện nay rủi ro hơn trước, ngân hàng sẽ phải trả một lãi suất cao hơn và thậm chí một số người cho vay sẽ từ chối cấp vốn thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy, đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý tức là ngân hàng phải có chiến lược xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp giữa các tài sản có tính thanh khoản cao và thấp. Để có một cơ cấu tài sản hợp lý nhất dựa trên nội lực của các ngân hàng, môi trường kinh doanh và điều kiện khách quan tác động đến từng nghiệp vụ ngân hàng cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

− Cơ cấu lại tài sản có

Dựa trên nguồn vốn hiện có và được phép sử dụng. Các ngân hàng chỉ dự trữ một lượng tiền mặt tại quỹ vừa đủ. Điều này đòi hỏi phải cân đối, phân bổ cho từng khoản mục đầu tư, cho vay, thiết bị và tài sản cố định, đây là một bài tốn khó. Ngân hàng

lựa chọn sao cho đáp ứng khoản dự trữ pháp định, nhu cầu thanh toán theo các thứ tự ưu tiên bảo vệ người gửi tiền, sau đó đến các khoản cho vay, cuối cùng đầu tư trên thị trường tài chính. Muốn có kết cấu tài sản phù hợp phải đảm bảo khả năng sinh lời lớn nhất, tính thanh khoản cao nhất.

Việc phân bổ khoản mục tài sản có hợp lý phải gia tăng khoản mục đầu tư, đặc biệt mua trái phiếu Chính phủ, một mặt vừa tạo tính thanh khoản vừa tăng thu nhập, hơn nữa cịn đa dạng hố danh mục tài sản có nhằm phân tán rủi ro cho quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Đồng thời từng bước hạn chế dư nợ tín dụng, tăng đầu tư tài sản cố định, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đầu tư trang thiết bị để gia tăng các sản phẩm dịch vụ tạo nên tiện ích cho khách hàng

− Quản trị thanh khoản

Tính tốn chính xác cầu thanh khoản tại từng thời điểm, cụ thể: khoản tiền gửi đến hạn thanh toán, thanh toán bù trừ vốn, thực hiện giải ngân theo hợp đồng đã cam kết, chi lương, chi sửa chữa.

Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới, từ đó xác định nhu cầu thanh khoản cho từng thời điểm, sau đó sẽ phân chia nhu cầu thành 3 cấp độ: (1) nhu cầu thường xuyên sẽ đáp ứng bằng dự trữ tại kho và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, (2) nhu cầu thời vụ được đáp ứng bằng vay mượn trên thị trường tiền tệ thông qua các cam kết tín dụng từ trước với các bên cho vay, trong đó xác định trước khối lượng, thời hạn và lãi suất cho vay và (3) nhu cầu đột xuất khơng thể dự đốn trước được nên buộc phải đối phó bằng cách vay mượn phi tiền gửi trên thị trường tiền tệ, chấp nhận với chi phí cao thơng qua cơ chế lãi suất tái cấp vốn, cho vay chiết khấu.

Khi thực hiện công tác quản trị thanh khoản của ngân hàng, nhà quản trị phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:

− Nhà quản trị thanh khoản phải theo sát mọi hoạt động của các phòng ban liên quan tới việc huy động vốn và sử dụng vốn trong ngân hàng và phải phối hợp hoạt động của phòng quản lý thanh khoản với các phịng này. Ví dụ, khi phòng cho vay thương mại cấp một hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, nhà quản trị thanh khoản phải chuẩn bị cho khả năng rút vốn từ hạn mức này. Nếu như bộ phận theo dõi tiền gửi tiết kiệm và kỳ hạn dự tính sẽ bán được một số chứng chỉ tiền gửi giá trị lớn trong vài ngày tới, thông tin này phải được chuyển ngay cho phòng quản lý thanh khoản.

− Người quản trị thanh khoản cần phải biết trước khi nào và ở đâu những khách hàng vay vốn lớn nhất và những người gửi tiền lớn nhất sẽ rút vốn hay gửi tiền thêm. Điều này cho phép nhà quản lý có thể lập kế hoạch trước để dối phó hiệu quả hơn với sự xuất hiện của trạng thái thâm hụt hay thặng dư thanh khoản.

− Nhà quản trị thanh khoản cần phối hợp với các cán bộ quản lý cấp cao, hội đồng quản trị để đảm bảo rằng mục tiêu và những ưu tiên cho vấn đề thanh khoản là rõ ràng. Thêm vào đó theo quy định, ngân hàng phải dành ra một phần vốn thanh khoản tại NHNN để đáp ứng yêu cầu dự trữ pháp định trên tiền gởi. Và bởi vì ngân hàng ln phải sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu rút vốn nên quản lý thanh khoản và việc đầu tư một phần hợp lý vốn vào tài sản thanh khoản luôn được ngân hàng đặt ra ưu tiên hàng đầu. − Nhu cầu và quyết định về thanh khoản phải được nghiên cứu không ngừng nhằm tránh

tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản quá mức. Thặng dư thanh khoản sẽ làm phần vốn đầu tư thêm không được đầu tư làm giảm thu nhập của ngân hàng nhưng ngược lại thâm hụt thanh khoản lại làm ngân hàng phải đối phó nhanh chóng nhằm tránh tình trạng khẩn cấp theo đó ngân hàng phải bán tài sản hay vay vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và kết quả là tạo ra cho ngân hàng những tổn thất lớn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w