Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như nhóm ngân hàng TMCP nói riêng liên tục tăng trưởng cả về giá trị tuyết đối lẫn tỷ trọng so với GDP cho thấy một sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các bộ phận của nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế. Hịa chung sự phát triển nhanh chóng của tồn hệ thống, nhóm các NHTMCP có sự trỗi dậy mạnh mẽ, từ thị phần cho vay và huy động vốn lần lượt là 10% và 9% năm 2002, đến năm 2010 tăng lên mức 37,1% và 43,4%. Hiện tại nhóm NHTMCP chỉ đạt 20-25% tổng tài sản của toàn ngành nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần thị trường tín dụng của nhóm NH quốc doanh, bằng cách cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhóm khách hàng lẻ. Năm NHTMCP hàng đầu nhìn chung hoạt động hiệu quả hơn, đạt được lợi nhuận nhiều hơn và năng động hơn nhóm ngân hàng Nhà nước.
2.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam:
Quá trình hoạt động ít hơn 20 năm có thể nói là tương đối ngắn so với lịch sử hoạt động của nhóm ngân hàng Nhà nước. Mặc dù vai trị của nhóm NHTMCP vẫn cịn khiêm tốn trong tồn hệ thống ngân hàng, nhưng việc quản lý năng động và nhạy
bén đã tạo nên áp lực đáng kể cho nhóm ngân hàng quốc doanh và nhóm NHNN trong các năm gần đây.
Như đã trình bày trong chương trước, số lượng ngân hàng được lựa chọn nghiên cứu là 34 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2006–2012. Trong đó, năm 2006 có 24 ngân hàng, năm 2007 có 28 ngân hàng, năm 2009 có 33 ngân hàng, năm 2009- 2012 có 34 ngân hàng. Thời kỳ đơn vị để xác định các biến là năm. Do đó, số lượng mẫu thu thập được sử dụng trong nghiên cứu này là 221 mẫu (24 + 28 + 33 + 34*4 = 221). Nội dung dưới đây sẽ trình bày hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCPVN và đặc trưng các nhân tố của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng TMCPVN.
Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị