Các loại giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 25 - 26)

1.1 .Một số vấn đề lý luận về giao dịch điện tử

1.1.3. Các loại giao dịch điện tử

Có nhiều tiêu chí để phân loại giao dịch điện tử. Nếu phân loại theo phương tiện điện tử được sử dụng thì có thể kể đến các giao dịch điện tử qua điện thoại, giao dịch qua fax, giao dịch qua máy tính và mạng internet…

Nếu phân loại theo đối tượng tham gia giao dịch thì một giao dịch điện tử có ba chủ thể chính tham gia bao gồm: Chính phủ (G-Gonverment), Doanh nghiệp (B- Business), Người tiêu dùng (C-Consumer) (Dương Thị Dung 2020, tr27-36). Tùy vào sự kết hợp của các chủ thể sẽ tạo ra những hình thức giao dịch điện tử khác nhau. Sau đây là những mơ hình giao dịch phổ biến:

- Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

Các giao dịch giữa doanh nghiệp được thực hiện thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, nơi doanh nghiệp có thể thực hiện việc chào hàng, đặt hàng, ký hợp đồng, thanh tốn qua sàn và hồn tồn tự động. Doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm qua hệ thống, tìm kiếm khách hàng, đặt hàng, ký hợp đồng và thanh tốn. Mơ hình này đã giúp các cơng ty phát triển kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Hiện nay, mơ hình B2B được nhiều doanh nghiệp kinh doanh ưa chuộng bởi những ưu điểm như giảm chi phí nghiên cứu thị trường, tiếp thị hiệu quả, khả năng hiển thị cao hơn, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp. Ngoài ra, thương mại điện tử B2B giúp cho quá trình trong chuỗi cung cấp hiệu quả hơn và loại trừ bớt những doan nghiệp trung gian như nhà phân phối, nhà bán lẻ vì các doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm đối tác để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

- Giao dịch điện tử giữ doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)

Đây là loại giao dịch điện tử phổ biến nhất, trong đó một doanh nghiệp có xu hướng bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp vào cá nhân hoặc một nhóm khách hàng thơng qua các website thương mại điện tử; qua sàn giao dịch thương mại điện tử (amazon, taobao, alibaba…); các trang đấu giá trực tuyến (eBay, eBid, Etsy, Sohot…); điện thoại…Doanh nghiệp phương tiện đăng tải điện tử để trưng bày hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo và đưa thơng tin về sản phẩm dịch vụ mình cung cấp để khách hàng lựa chọn. Người tiêu dùng vào các gian hàng điện tử, lựa chọn hàng

hoá theo nhu cầu của mình và đặt hàng, thanh tốn qua mạng. Mơ hình B2C giúp cho doan nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê cửa hàng, nhân viên để giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác, đối với người tiêu dùng, thông qua giao dịch điện tử, có thể mua hàng hóa mọi lúc, mọi nơi trên khắp thế giới, được so sánh các nhà cung cấp sản phẩm để đánh giá, lựa chọn. Ngoài ra, người tiêu dùng được nhận sản phẩm một cách nhanh chóng nếu sản phẩm đó đã được số hóa như phim, truyện, phần mềm…

- Giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

Đây được hiểu là giao dịch điện tử giữa các cá nhân với hình thức mua bán trực tiếp thơng qua các trang web cá nhân, điện thoại, đấu giá trực tuyến và rao vặt trực tuyến. Nổi tiếng nhất của mơ hình này là hoạt động đấu giá (mua); Giao dịch hối đối (khơng sử dụng tiền tệ); Hỗ trợ giao dịch (bảo trì, trung gian thanh tốn…); Bán tài sản ảo (trò chơi trực tuyến nổi tiếng nhất).

- Giao dịch điện tử giữa chính phủ với người tiêu dùng (G2C)

Đây là loại hình giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính như đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w