2.4 .Quy định về việc đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử
3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử
3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tại ViệtNamNam Nam
Thứ nhất, thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, cơng nghệ số và sinh học, có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Không thể phủ nhận, cách mạng cơng nghệ 4.0 đã mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho xã hội, đặc biệt là lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Nhờ có cơng nghệ, con người có thể dễ dàng hợp tác, trao đổi, mua bán, thực hiện các giao dịch điện tử trên các nền tảng internet, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các chủ thể cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những quan tâm nhất định đến việc hội nhập với cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện qua một số văn bản như Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đưa ra một số chủ trương, chính sách về việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025 xác định thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số và đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đơng Nam Á. Ngoài ra, với sự ra đời của Luật giao dịch điện tử năm 2005 cũng đã tạo hành lang
Luật trước đó, đặc biệt là đối với vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử. Bên cạnh những mặt tích cực, cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho Đảng và Nhà nước ta. Các thành tựu về khoa học công nghệ lại đang trở thành phương tiện để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và mức độ vi phạm ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngoài ra, để ứng dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, Nhà nước cần đầu tư rất nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ. Do đó, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là cần phải xây dựng và hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Thứ hai, xây dựng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử phù hợp với điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của Việt Nam
Pháp luật thì ln phải gắn liền với thực tiễn và phải giải quyết được những nhu cầu mà thực tiễn đặt ra, pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử cũng vậy. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng cần được khắc phục như khung pháp lý số quốc gia, các luật về thương mại điện tử, an tồn thơng tin, chủ quyền số, bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân,… Ngoài ra, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc thiếu vắng những quy định điều chỉnh những vấn đề về giao dịch điện tử, dữ liệu số hay các công nghệ hiện đại Big Data, blockchain, thực tế ảo cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho pháp luật Việt Nam trong việc phù hợp và thích ứng với tình hình kinh tế- xã hội hiện tại.
Việc xây dựng khung pháp lý về giao dịch điện tử nói chung và chứng cứ trong giao dịch điện tử nói riêng cần phải phù hợp với các văn bản pháp luật quốc gia bởi lẽ hiện nay, vấn đề này đang được quy định rải rác tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật giao dịch điện tử 2005, Luật cơng nghệ thơng tin,… Do đó, dù xây dựng
Thứ ba, xây dựng pháp luật dựa trên học hỏi kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với yêu cầu về hội nhập quốc tế
Xây dựng pháp luật dựa trên học hỏi kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết bởi chứng cứ trong giao dịch điện tử vẫn là một vấn đề còn mới mẻ và chưa được quy định chi tiết trong khung pháp luật của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử của các quốc gia khác sẽ giúp cho các nhà làm luật của Việt Nam tham khảo được những mơ hình mới, tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc thử nghiệm mà khơng có định hướng ở Việt Nam. Tất nhiên, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm chứ không sao chép y nguyên, tránh áp dụng thiếu tính thực tế bởi mỗi quốc gia sẽ có điều kiện về kinh tế, chính trị và văn hóa khác nhau.
Bên cạnh đó, xây dựng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử cũng cần phải phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các giao dịch thương mại truyền thống dần dần bị thay thế bởi các giao dịch thương mại điện tử bởi sự thuận tiện, giảm chi phí và nhanh chóng của nó. Sự xuất hiện của các giao dịch điện tử xuyên biên giới càng đặt ra yêu cầu về hội nhập quốc tế cho mỗi quốc gia. Các hợp đồng thương mại điện tử cũng có nhiều bất tiện, rủi ro mà các bên có thể gặp phải như vấn đề bảo mật dữ liệu, vấn đề quyền riêng tư, vấn đề giải quyết các tranh chấp trong giao dịch điện tử. Do đó, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có những quy định pháp luật về chứng cứ điện tử để thúc đẩy, tạo được niềm tin, sự an toàn cho các bên khi tham gia giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời đẩy nhanh được quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự liên quan đến các giao dịch điện tử.
Rõ ràng, cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tiến bộ mà Việt Nam khơng thể nằm ngồi quy luật thích ứng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử nói riêng cần phải tương tích, phù hợp với thể giới để tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác quốc tế được hiệu quả hơn.
Thứ nhất, sửa đổi những quy định pháp luật hiện hành về chứng cứ trong giao dịch điện tử chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử.
Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử vẫn còn một số hạn chế, một số quy định chưa được rõ ràng và chưa phù hợp với các văn bản luật quốc gia cũng như với thực tiễn, do đó, cần có những sửa đổi, bổ sung để pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử được hoàn thiện hơn, cụ thể:
Về quy định về thu thập chứng cứ điện tử: Cần có những quy định cụ thể về thu
thập chứng cứ điện tử, chứng cứ trong giao dịch điện tử tại Bộ luật tố tụng dân sự hoặc pháp luật về thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, để các chủ thể trong vụ việc sẽ dễ dàng hơn trong quá trình thu thập chứng cứ xử lý vụ án.
Về quy định về giao nộp tài liệu chứng cứ tại Tịa án, cần có quy định cụ thể về hình thức nộp tài liệu. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các đương sự phải giao nộp bản chính, bản sao tài liệu sau khi đã nộp qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Việc đương sự phải nộp tài liệu, chứng cứ bằng cả hai cách thức là trực tuyến và trực tiếp là quy định không hợp lý. Theo tác giả, cần quy định những loại chứng cứ nào thì các đương sự sẽ phải nộp trực tiếp và những loại chứng cứ nào thì sẽ được nộp trực tuyến qua Cổng điện tử của Tịa án. Với sự phát triển của cơng nghệ thông tin hiện nay, việc áp dụng hình thức trực tuyến vào giải quyết các tranh chấp giao dịch điện tử là rất cần thiết và phù hợp với thời đại. Do đó, tác giả cho rằng cần khuyến khích sử dụng hình thức trực tuyến để có thể phát huy được những ưu điểm vốn có của phương thức này: nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Thứ hai, hồn thiện quy định của pháp luật hiện hành về việc thu thập, kiểm tra, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử cũng như ban hành văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý đối với các tội phạm công nghệ cao.
hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và quy định cụ thể về quy trình, thủ tục thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử để có thể thống nhất áp dụng trên thực tiễn. Trong đó, cần có quy định cụ thể về: các phương thức thu thập chứng cứ điện tử; trình tự, thủ tục, cách thức sao lưu, lưu trữ dữ liệu điện tử; phục hồi dữ liệu điện tử; các phần mềm và các giải pháp kỹ thuật có thể sử dụng dữ liệu điện tử để làm chứng cứ trong các vụ việc,… Chúng ta có thể học hỏi mơ hình của Liên minh Châu Âu khi họ đã ban hành Hướng dẫn của Hội đồng Châu Âu về bằng chứng điện tử trong thủ tục tố tụng dân sự và hành chính năm 2019 trong đó quy định và hướng dẫn chi tiết tất cả những vấn đề liên quan đến chứng cứ điện tử bao gồm cả định nghĩa, cách xác định chứng cứ điện tử, cách thức thu thập, lưu trữ, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Nhờ có hướng dẫn này, các quốc gia thành viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến chứng cứ trong giao dịch điện tử.
Hai là, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí xác thực, bảo quản, thu
giữ chứng cứ điện tử. Vì quy định chưa cụ thể, rõ ràng nên đối với việc thu thập chứng cứ điện tử có đương sự đã biết cách thu thập dựa vào thừa phát lại để lập vi bằng về chứng cứ điện tử đó nhưng cũng có đương sự lại khơng biết phải thu thập chứng cứ điện tử như thế nào để Tòa án chấp nhận. Vì thế, về việc thu thập chứng cứ điện tử ngoài các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị Quyết 04/2016 của Hội đồng Thẩm phán ngày 30/12/2016, pháp luật Việt Nam cần bổ sung các quy định cụ thể về cách thu thập chứng cứ điện tử phù hợp với thời đại như là thu thập chứng cứ điện tử thông qua công chứng hoặc sự hỗ trợ của chuyên gia công nghệ thông tin; thu thập chứng cứ thông qua dấu thời gian; thu thập chứng cứ sử dụng công nghệ blockchain. Những phương pháp thu thập chứng cứ này đã được Trung Quốc áp dụng rất thành công và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp trong giao dịch điện tử, do đó, Việt Nam có thể nghiên cứu và sử dụng những phương pháp này để tối ưu hóa cơng tác thu thập chứng cứ điện tử.
khơng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải xem xét rất nhiều các yếu tố khác nhau như: Cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Theo tác giả, trưng cầu giám định dữ liệu là thủ tục rất cần thiết trong quá trình giải quyết các vụ án và cần được quy định là thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp cụ thể. Thực tế cho thấy, có những trường hợp các đối tượng phạm tội đã cố tình tiêu hủy hoặc có thái độ khơng hợp tác với cơ quan điều tra trong cơng tác tìm kiếm, phục hồi, sao lưu dữ liệu điện tử, gây khó khăn cho cơng tác thu thập, kiểm tra chứng cứ điện tử. Do đó, khi có những quy định cụ thể về bắt buộc trưng cầu giám định đối với dữ liệu điện tử sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong điều tra vụ việc liên quan đến giao dịch điện tử.
Bốn là, bổ sung quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ của
vụ việc từ các cơ quan, tổ chức có liên quan như ngân hàng, cơ quan viễn thơng, tài chính, … Hiện nay, sự phối hợp cung cấp dữ liệu liên quan vụ án của cơ quan điều tra với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thơng; Internet; tài chính, ngân hàng; các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube,… còn nhiều hạn chế (Trần Thanh Phước, 2020). Trên thực tế, có nhiều trường hợp các đơn vị này từ chối hoặc kéo dài thời gian cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra yêu cầu với lý do là tuân thủ điều khoản về trách nhiệm bảo mật thông tin với khách hàng. Điều này đã gây khó khăn, cản trở đối với các cán bộ có thẩm quyền trong cơng tác thu thập dữ liệu điện tử. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ điện tử của các đơn vị có liên quan để cơng tác thu thập chứng cứ được diễn ra thuận lợi, chính xác, đảm bảo xử lý đúng tội phạm. Bên cạnh đó, cần có những quy định về chế tài đối với các cá nhân, tổ chức chậm chễ hoặc cố tình chậm chễ, khơng cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử được cơ quan điều tra yêu cầu, gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án giao dịch điện tử.
như các bên tự bảo quản chứng cứ điện tử, bảo quản chứng cứ thông qua công chứng, bảo quản chứng cứ thông qua cơ quan giám định pháp y, hoặc bảo quản chứng cứ thông qua nền tảng bảo quản giữ liệu điện tử. Xuất phát từ thực tế áp dụng tại Trung Quốc, trong các phương pháp này thì bảo quản chứng cứ thông qua nền tảng giữ liệu điện tử đang là xu hướng bởi những lợi ích mà nó đem lại. Dù là áp dụng phương pháp nào thì vấn đề an ninh mạng cũng nên được đặt lên hàng đầu. Chứng cứ điện tử nên được lưu trữ với siêu dữ liệu được tiêu chuẩn hóa.Việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế cho siêu dữ liệu đảm bảo mức độ nhất quán trong việc lưu trữ chứng cứ điện tử.
Thứ hai, cần nâng cao trình độ, chun mơn và kỹ năng của người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ việc về chứng cứ trong giao dịch điện tử.
Rõ ràng, để các vụ việc được giải quyết một cách cơng bằng, hiệu quả và chính xác, vai trị của các cán bộ trực tiếp xử lý vụ việc là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chứng cứ điện tử là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và chưa có văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh, do đó Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong q trình giải quyết các vụ việc liên quan đến chứng cứ trong giao dịch điện tử.
Các vụ án liên quan đến giao dịch điện tử đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có trình độ, kiến thức về công nghệ thông tin, viễn thông cập nhật; am hiểu và biết cách sử dụng những ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất thì mới có thể thu thập chứng cứ