Đánh giá thực trạng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 84 - 87)

2.4 .Quy định về việc đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử

3.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử tạ

3.1.2.1. Về xác định chứng cứ điện tử

Pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định chung về việc xác định chứng cứ điện tử và cũng đã tn theo ngun tắc giả định tính tồn vẹn để xác định chứng cứ điện tử. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành cũng chỉ dừng lại ở việc quy định cơ bản về xác định chứng cứ điện tử mà chưa quy định cụ thể về phương pháp hay cách thức xác định từng loại chứng cứ điện tử khác nhau, hay việc sử dụng các tổ chức trung gian (dịch vụ ủy thác), các cơng nghệ mới như blockchain có giá trị như thế nào đối với việc xác định chứng cứ điện tử.

3.1.2.2. Về thu thập chứng cứ điện tử

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã quy định vấn đề thu thập chứng cứ điện tử đối với các loại chủ thể khác nhau cũng như quy trình giao nộp và thu thập chứng cứ điện tử đó, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số quy định chưa hợp lý như sau.

Thứ nhất, theo quy định tại điều 19 Nghị quyết số 04/2016 của Hội đồng thẩm phán

bắt buộc phải nộp bản chính, bản sao sau khi nộp qua Cổng điện tử của Tòa án, như vậy khiến cho việc nộp chứng cứ qua Cổng điện tử trực tuyến trở nên thừa thãi, không cần thiết và đồng thời gây nên sự phức tạp, rắc rối cho thủ tục giao nộp và thu thập chứng cứ điện tử. Vì vậy, cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề giao nộp chứng cứ điện tử, chỉ lựa chọn một phương thức nộp trực tuyến hoặc trực tiếp để tránh gây sự phức tạp, chồng chéo về thủ tục.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về cách thức giao nộp

và thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử. Cụ thể, đối với dữ liệu điện tử thì giao nộp bằng cách nào; có cần in thành bản cứng khơng, hay copy vào đĩa CD hoặc USB để giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chứng cứ điện tử là loại chứng cứ có những đặc điểm khác biệt với các chứng cứ truyền thống, do đó pháp luật cần có những quy định đặc thù về quy trình thu giữ và phục hồi đối với chứng cứ trong giao dịch điện tử để chứng cứ điện tử sẽ vẫn giữ ngun được tính tồn vẹn và giá trị của nó.

Ngồi ra, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng dữ liệu điện tử sau khi được phục hồi làm tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm, do đó, vấn đề về phục hồi dữ liệu điện tử vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

3.1.2.3. Về bảo quản chứng cứ điện tử

Việc bảo quản chứng cứ điện tử luôn đặt ra những thách thức cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các đương sự trong vụ việc bởi chứng cứ điện tử rất dễ bị thay đổi, sửa chữa, giả mạo mà khơng để lại dấu vết, do đó việc bảo quản nó cũng gặp rất nhiều khó khăn. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về bảo vệ chứng cứ điện tử, tuy nhiên việc bảo quản chứng cứ điện tử đang được áp dụng theo những quy định bảo quản chứng cứ thơng thường, hiện chưa có những quy định pháp luật cụ thể về quy trình bảo quản chứng cứ điện tử phù hợp với thuộc tính dễ bị phá hủy của chứng cứ điện tử.

nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo quản loại chứng cứ đặc thù này nhằm bảo vệ tính tồn vẹn của dữ liệu, giữ ngun tính tồn vẹn của chứng cứ điện tử.

3.1.2.4. Về đánh giá và sử dụng chứng cứ điện tử

Đánh giá và sử dụng chứng cứ điện tử được xem là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan có thẩm quyền trong mỗi vụ việc tranh chấp. Theo quy định pháp luật hiện hành, Tòa án phải đưa ra những đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan và tồn diện. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành thiếu vắng quy định cụ thể về đánh giá chứng cứ điện tử dựa trên những yếu tố, nguyên tắc hay các tiêu chí nào. Hiện tại, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử được thực hiện theo quy định chung về kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Chính vì việc đánh giá chứng cứ điện tử được thực hiện theo quy định về đánh giá chứng cứ nói chung nên chưa thể bộc lộ được hết những đặc tính riêng có của loại chứng cứ điện tử này. Do thiếu vắng những quy định về đánh giá chứng cứ điện tử, hiện nay chứng cứ điện tử được thu thập, kiểm tra, đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ của người trực tiếp thực hiện.

Ngồi ra, việc bảo mật thơng tin làm lo ngại một vấn đề cơ bản khi thông tin được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử có thể khơng khai thác, thu thập chính xác tất cả dữ liệu điện tử dẫn đến tính trọn vẹn và đầy đủ của chứng cứ điện tử khơng đảm bảo. Chính điều này ảnh hưởng đến tính xác thực của các loại chứng cứ điện tử mà hiện nay và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định các tiêu chuẩn liên quan đến chứng cứ điện tử dẫn đến sử dụng chứng cứ điện tử không được khách quan (Nguyễn Thành Minh Chánh, 2021). Có thể nhận thấy điều này qua thực tế vụ án tại Bản án số 20/2019/KDTM-PT ngày 12/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong vụ án này, Tịa án đã không chấp nhận chứng cứ điện tử. Mặc dù phía bị đơn có cung cấp chứng cứ là văn bản gửi qua email: Invoice ngày 01/04/2018-30/4/2018; ngày 01/05/2018- 31/05/2018; ngày 01/6/2018-30/6/2018. Tuy nhiên, các chứng cứ trên gửi qua email

email có bị giả mạo khơng mà bị đơn khơng chứng minh được tính hợp pháp của chứng cứ dẫn đến Tịa án cấp phúc thẩm không xem xét các email mà bị đơn cung cấp là chứng cứ.

3.2.Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 84 - 87)