Lịch sử phát triển pháp luật chứng cứ trong giao dịch điện tử trên thế

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 33 - 37)

1.4 .Khái quát pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử

1.4.1. Lịch sử phát triển pháp luật chứng cứ trong giao dịch điện tử trên thế

Nếu chứng cứ trong giao dịch truyền thống đã được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ dưới hình thức văn bản giấy thì chứng cứ trong giao dịch điện tử chỉ được nhận diện và pháp điển hóa trong văn bản pháp luật của các nước hơn 25 năm. Tuy nhiên, những quy tắc của chứng cứ truyền thống đã tồn tại hàng thế kỷ này vẫn có giá trị áp dụng thực tiễn cho chứng cứ điện tử ngày nay.

Vào thế kỷ XII và XIII, pháp luật La Mã lan rộng khắp châu Âu với tên gọi là hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu lục địa (Jus Comnune) và hệ thống

thông luật (common law) và là nền tảng cho sự phát triển pháp luật một số quốc gia đã đưa ra quy tắc cơ bản để xác định chứng cứ bao gồm: quy tắc giao nộp hồ sơ, tài liệu gốc để làm chứng cứ bất cứ khi nào có yêu cầu và quy tắc xác thực, trong đó u cầu bên cung cấp chứng cứ phải xuất trình chứng cứ trực tiếp hoặc chứng cứ gián tiếp để chứng minh cho một yêu cầu, một vấn đề được đề cập đến. Những chứng cứ đó được lưu trữ ở những nơi thiêng liêng, bất khả xâm phạm như trong các đền thờ và được sự giám sát, quản lý bởi những người lưu trữ hoặc giám hộ (Heather MacNeil, 2000).

Đến thế kỷ XVI (cuối tời Trung Cổ), các giao dịch được giao kết phải có đóng dấu của các bên để xác thực (Alberto Luis Zuppi, 2007). Vào thế kỷ XVII, quy tắc chứng cứ Parol được đưa ra để điều chỉnh các loại bằng chứng mà các bên trong tranh chấp hợp đồng có thể đưa ra khi cố gắng xác định các điều khoản cụ thể của hợp đồng. Theo đó, nhiều hợp đồng được xác lập bằng văn bản sẽ quy định toàn bộ thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, khơng có bất kỳ điều khoản nào được quy định ngồi hợp đồng. Quy tắc này quy định "không thể chấp nhận bằng chứng bên ngoài để thay đổi hợp đồng bằng văn bản" ngoại trừ có trường hợp gian lận hoặc sai lầm. Ngay sau đó, Đạo luật về Gian lận được ban hành ở Anh cho phép các tài liệu được chứng thực nếu các bên có chữ ký, thay vì đóng dấu. Một số hợp đồng nhất định đã được đề cập, bao gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền lợi về đất đai, và thậm chí ngày nay, yêu cầu này vẫn tồn tại, mặc dù ở hình thức hiện đại hơn. Đối với các tài liệu khơng ký tên, đóng dấu hay chứng thực thì nội dung của chúng tạo thành tin đồn (quy tắc chứng cứ tin đồn Hearsay), vì vậy khi được sử dụng làm chứng cứ thực tế thì tài liệu này phải được một nhân chứng có thể chứng thực nội dung của tài liệu là chính xác, có thật. Một chứng cứ khơng thể tự chứng minh được tính xác thực của chính nó. Tuy nhiên, ngoại lệ của quy tắc Hearsay, nếu khơng có chứng cứ có sẵn thì căn cứ vào hồn cảnh đáng tin cậy, các hồ sơ, tài liệu được xác lập và trao đổi trong quá trình kinh doanh và lưu trữ cho các nhu cầu kinh doanh (hồ sơ Doanh nghiệp) được coi là chứng cứ có giá trị chứng minh vì đảm bảo tính tin cậy (John Henry Wigmore, 1974).

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, máy tính và mạng máy tính phát triển mạnh mẽ cùng với cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ việc xây dựng pháp luật về chứng cứ điện tử. Chứng cứ điện tử lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật mẫu về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce - MLEC) của UNCITRAL năm 1996, theo đó, pháp luật quy định thơng điệp dữ liệu được cung cấp làm chứng cứ. Luật Mẫu đã thành công rực rỡ, là cơ sở cho các sáng kiến cải cách luật quốc gia cũng như khuyến khích các sáng kiến tương tự trong các diễn đàn liên chính phủ khác. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2002, một cuộc họp của các bộ trưởng của Khối thịnh vượng chung, đại diện cho 53 quốc gia phát triển và đang phát triển, đã thông qua Luật mẫu về chứng cứ điện tử dựa trên Đạo luật chứng cứ thống nhất của Canada và Luật mẫu dựa trên Đạo luật chứng cứ Singapore (United Nation Conference on Trade and Development 2006, tr.299-314).

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đã xây dựng khung pháp lý về chứng cứ trong giao dịch điện tử với hai mơ hình chủ yếu sau:

Thứ nhất, mơ hình xây dựng luật riêng về chứng cứ/chứng cứ điện tử như Canada

và một số nước thuộc khối Thịnh vượng chung Commonwealth như Anh, Úc, Ấn Độ, Singapore…). Trong đó, Canada là quốc gia đã xây dựng và công bố Luật mẫu về chứng cứ điện tử vào năm 1998, trên cơ sở đó, nhiều bang của Canada đã ban hành đạo luật riêng về chứng cứ điện tử. Ở cấp độ liên bang, Nghị viện Canada cũng dựa trên luật mẫu này để sửa đổi đạo luật về chứng cứ của liên bang vào năm 2000, trong đó tiếp nhận phần lớn quy định của luật mẫu, hình thành các quy định riêng về chứng cứ điện tử của liên bang từ Điều 31.1 đến 31.8. Luật mẫu về chứng cứ điện tử của Canada cũng được coi là nền móng để xây dựng Luật mẫu về chứng cứ điện tử của khối Thịnh vượng chung năm 2002, từ đó, các nước thành viên trong khối ban hành luật chứng cứ điện tử như Grenada (2013), Antigua and Barbuda (2013), Botswana (2014) (Lê Thị Hòa, 2021).

Thứ hai, mơ hình pháp điển hóa các quy định về chứng cứ điện tử trong luật chung

và có một số quy định đặc thù về chứng cứ điện tử trong các luật riêng có liên quan (Luật giao dịch điện tử, Luật chữ ký điện tử) của các nước như: Pháp, Ý, Hoa Kỳ, Trung Quốc….

Tại Pháp, cùng với sự phát triển của công nghệ, quy định về chứng cứ trong luật chung cũng phải được điều chỉnh phù hợp và tạo nền tảng mới cho chứng cứ điện tử. Luật của Pháp có hiệu lực ngày 13/03/2000 đã dựa trên Chỉ thị châu Âu ngày 13/12/1999 liên quan đến chữ ký điện tử để thay đổi, bổ sung một số điều khoản có liên quan trong Bộ luật dân sự Pháp. Cụ thể tại Điều 1316 quy định về chứng cứ là chứng cứ tài liệu hay chứng cứ bằng văn bản là kết quả của một chuỗi các chữ cái, ký tự, hình vẽ hoặc bất kỳ dấu hiệu hoặc ký hiệu nào khác có ý nghĩa dễ hiểu, bất kể phương tiện và cách thức và phương tiện truyền tải của chúng có thể là gì và Đoạn 2 Điều 1316-4 quy định chữ ký điện tử là một quy trình nhận dạng đáng tin cậy để xác định những biện pháp bảo vệ mối liên hệ của nó với các thiết bị điện tử mà nó liên quan. Độ tin cậy của chữ ký điện tử phải được giả định cho đến khi có chứng cứ đối nghịch với nó được đưa ra. Khi chữ ký điện tử được tạo ra, danh tính của người ký được xác định và bảo đảm (Philippe Bazin 2008, tr180). Đến ngày 28/9/2017, Chính phủ Pháp đã ban hành Nghị định số 2017-1416 quy định cụ thể các yêu cầu đối với chữ ký điện tử, bao gồm phần cứng và phần mềm được sử dụng để tạo ra chữ ký điện tử và được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chứng thực và các nội dung khác có liên quan đến chữ ký điện tử để được sử dụng làm chứng cứ. Như vậy, chứng cứ điện tử trong pháp luật Pháp không được quy định thành luật riêng mà được thể hiện thông qua các điều khoản trong Bộ luật dân sự Pháp và Nghị định số 2017-1416 của Chính phủ Pháp về chữ ký điện tử.

Tại Trung Quốc, trước khi thông qua Luật Chữ ký điện tử năm 2004, khơng có luật đặc biệt nào liên quan đến chứng cứ điện tử. Đến năm 2012, lần đầu tiên Trung Quốc đưa dữ liệu điện tử là một dạng chứng cứ mới vào Luật tố tụng dân sự. Hiện tại, Trung Quốc khơng có Đạo luật về chứng cứ điện tử riêng mà chủ yếu được quy định trong ba Bộ luật tố tụng chính là Tố tụng Hình sự, Tố tụng dân sự và Tố tụng hành chính. Liên tiếp kể từ năm 2013, Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cũng đã ban hành các giải thích tư pháp về chứng cứ điện tử. Ngày 25/12/2019 Tịa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành chính thức bản sửa đổi của một số quy định của Tòa án nhân dân tối cao về chứng cứ

trong tố tụng dân sự (Quy tắc Chứng cứ mới) có hiệu lực từ ngày 01/5/2020, trong đó có quy định cụ thể hơn về chứng cứ điện tử (Lê Thị Hòa 2021, tr.26).

Tương tự các nước theo mơ hình thứ hai, ở Việt Nam chưa có đạo luật riêng về chứng cứ điện tử mà áp dụng các quy định chung của chứng cứ trong Bộ luật dân sự năm 2015 đối với chứng cứ điện tử và có những quy định riêng đối với chứng cứ điện tử trong Luật giao dịch điện tử năm 2005.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w