2.4 .Quy định về việc đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử
2.5.3. Một số kinh nghiệm từ nghiên cứu chứng cứ trong giao dịch điện tử của
số nước
Thứ nhất, cần xác định rõ các nguyên tắc xác định chứng cứ trong giao dịch điện tử
Việc xác định chứng cứ điện tử và các nguyên tắc xác định chúng được coi là nền tảng cơ bản cho việc hình thành các quy định về thu thập, bảo quản hay đánh giá và sử dụng chứng cứ điện tử. Trong đó, hai ngun tắc giả định tính tồn vẹn và nguyên tắc áp dụng chứng cứ tốt nhất cần được cụ thể hoá thành các nguyên tắc dễ hiểu và cụ thể, dễ áp dụng hơn trên thực tế. Có thể phối kết hợp cả hai cách thức như tại các nước phương Tây và châu Á khi vẫn đưa ra hai nguyên tắc này nhưng thể hiện dưới một số quy định cụ thể hơn (Tham khảo Trung Quốc, Ấn Độ). Các nguyên tắc này cần được thể hiện xuyên suốt để đảm bảo tính xác thực, nguyên gốc của bằng chứng.
Thứ hai, nên xây dựng nhiều văn bản pháp luật và các hướng dẫn bổ sung để đảm bảo cho quá trình sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử
Khơng có quốc gia nào trong các nước được nghiên cứu trên đây có một văn bản pháp luật duy nhất về bằng chứng trong giao dịch điện tử. Vì vậy, để hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật trong giao dịch điện tử, pháp luật về bằng chứng và cả pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, về kế tốn, về lưu trữ hồ sơ trong doanh nghiệp, lưu trữ hồ sơ của các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet,… Do phạm vi các vấn đề này đa dạng nên theo tác giả, việc quy định một văn bản pháp luật chung về chứng cứ tạo nền tảng là cần thiết. Từ văn bản luật này, Nhà nước tuỳ theo phân cấp có thể để Tồ án hoặc các cơ quan
Ngoài ra, bên cạnh các văn bản pháp luật thành văn, có thể học hỏi kinh nghiệm Hoa Kỳ, Ấn Độ trong việc tập hợp các án lệ của Toà án giải quyết tranh chấp trong đó có sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử. Các án lệ này mang tính thực tiễn cao và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho không chỉ các thẩm phán giải quyết vụ án sau này mà còn là cơ sở để các bên và luật sư nghiên cứu, từ đó tự hồn thiện các chứng cứ của mình theo đúng pháp luật.
Thứ ba, cần xây dựng hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin nhằm tạo nền tảng cho việc thu thập, bảo quản chứng cứ trong giao dịch điện tử bằng các phương pháp hiện đại
Mặc dù việc thu thập chứng cứ điện tử hiện vẫn đang được phối kết hợp bởi nhiều phương pháp khác nhau, nhưng thực tiễn cho thấy các phương pháp tiên tiến đang dần thay thế phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, lấy Ấn Độ làm ví dụ, mặc dù là quốc gia phát triển về cơng nghệ thơng tin nhưng việc khơng có nguồn lực đủ lớn và một hệ thống đồng bộ khiến các phương pháp Time Stamping hay Blockchain vẫn còn hạn chế ở quốc gia này. Và kể cả phương pháp này có được áp dụng thì sau khi thu thập, các chứng cứ điện tử không được lưu trữ một cách đúng đắn, từ đó ln đối mặt với nguy cơ bị mất, hư hỏng.
Do đó, việc nâng cấp hệ thống cơng nghệ thơng tin, đồng bộ từ trung ương tới địa phương sẽ tiết kiệm thời gian khi thu thập chứng cứ, từ đó đẩy nhanh tốc độ giải quyết tranh chấp và sai sót trong giải quyết tranh chấp loại này. Sử dụng đám mây hay các cách thức tương tự nhằm bảo quản, lưu trữ chứng cứ cũng góp phần giảm thiểu việc in ấn hay lưu trữ trong các thiết bị phần cứng có thể bị hư hại bất kỳ lúc nào. Nội dung này cần được đồng bộ, phát triển bên cạnh việc đảm bảo an ninh mạng, chống và hạn chế tối đa ảnh hưởng của tội phạm mạng.
Thứ tư, cơ quan giải quyết tranh chấp, đặc biệt là Tồ án cần có nhận thức và đánh giá đúng đắn về giá trị của bằng chứng điện tử
nhắc trong việc xem xét các chứng cứ, đặc biệt là chứng cứ điện tử. Trong khi đó, với sự bùng nổ trong giao dịch điện tử tại Việt Nam gần đây và sự hạn chế trong việc trình các chứng cứ khơng phải điện tử đối với tranh chấp loại này thì Tồ án Việt Nam vẫn cịn nhiều bối rối và chưa thống nhất áp dụng. Lý do một phần là bởi chưa có pháp luật quy định cũng như án lệ để tuân theo; nhưng một lý do khác là bởi các thẩm phán còn chưa linh hoạt và cởi mở trong việc áp dụng chứng cứ điện tử. Do vậy, việc xác định chứng cứ điện tử có giá trị với chứng cứ vật lý khi đáp ứng được một số tiêu chí cụ thể như ở pháp luật nhiều nơi trên thế giới cần được nhấn mạnh và quy định tại Việt Nam.
Thứ năm, xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nhân lực phù hợp với công tác thu thập, đánh giá chứng cứ điện tử
Để hoàn thiện pháp luật về bằng chứng trong giao dịch điện tử thì cũng cần phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao có khả năng truy vết bằng chứng và thu thập chúng theo các công nghệ tiên tiến hiện nay. Và đây là một vấn đề hoàn toàn mới tại Việt Nam. Do đó, trong tương lai cần xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo nhân lực trong mảng này tại các cơ quan Nhà nước, và sau đó là để có cơ sở thành lập các đơn vị tư nhân chuyên thu thập hay giúp các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể đánh giá giá trị của bằng chứng điện tử đó.
Pháp, Ý, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc về xác định, thu thập, bảo quản và đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giao dịch điện tử. Thông qua nội dung nghiên cứu có thể thấy pháp luật về chứng cứ trong giao dịch điện tử mặc dù được quy định khác nhau ở các nước này nhưng nhìn chung vẫn có nhiều điểm tương đồng với nhau. Trong đó, các điểm tương đồng chủ yếu tập trung ở các nguyên tắc xác định chứng cứ điện tử và cách thức xây dựng pháp luật về loại chứng cứ này. Còn đối với các điểm khác biệt, lý do là bởi mỗi quốc gia có trình độ phát triển và khả năng khác nhau nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc ban hành và vận hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Bởi không giống với chứng cứ thông thường, chứng cứ điện tử địi hỏi khơng chỉ một hệ thống quy định pháp luật mà còn cả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiểu được điều đó, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng trong q trình hồn thiện pháp luật về chứng cứ giao dịch điện tử.
CỦA MỘT SỐ NƯỚC