Tỷ trọng rổ hàng hóa tính CPI của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam (Trang 47 - 51)

Nhóm hàng hóa Tỷ trọng

1. Đồ ăn, thức uống 17.4%

2. Nhà ở 41.4%

3. Quần áo, trang phục 6.0%

4. Phương tiện đi lại 17.0%

5. Chăm sóc sức khỏe 6.9%

6. Giải trí 4.4%

7. Giáo dục và thơng tin liên lạc 17.0%

8. Hàng hóa và dịch vụ khác 6.9%

(Nguồn: Theo CEIC). 2.2.Tình hình lạm phát và tác động của lạm phát tại Việt Nam

2.2.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn (từ năm 2000 đến chín tháng đầu năm 2013). 2000 đến chín tháng đầu năm 2013).

Trong giai đoạn (2000 – 2012) lạm phát tại Việt Nam luôn biến động ở mức cao. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lạm phát tăng đột biến trong năm 2008 và 2011, đỉnh điểm là năm 2008 với mức lạm phát là 19.9%

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ lạm phát theo năm.7

Xét mối liên hệ giữa lạm phát và tốc động tăn trưởng GDP ta thấy:

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 tốc độ tăng trưởng vượt ngưỡng lạm phát, như vậy điều này có thể hiểu là tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là tăng trưởng “có chất lượng” khơng bị lạm phát bào mòn.

Trong hai năm 2000 và 2001 giảm phát xảy ra khiến cho giá cả hàng hóa giảm xuống thấp, điều này dĩ nhiên sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng phần thiệt lại rơi vào các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, có khi phải ngừng hoạt động. Trong năm 2008 lạm phát đạt đỉnh điểm khi gần chạm ngưỡng 20%, điều này được giải thích phần lớn là do nguyên nhân nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nóng. Hiện tượng bong bóng giá tài sản (chứng khốn, bất động sản) bắt nguồn từ việc NHTW các quốc gia hạ thấp lãi suất, thậm chí một số quốc gia hạ lãi suất gần như xuống mức 0 trong những năm trước đó hay chính sách nới lỏng tiền tệ (trong đó có Việt Nam). Lạm phát năm 2008 cũng gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho nền kinh tế. Bởi việc biến động mạnh trong lạm phát sẽ làm cho các nhà cung cấp vốn yêu cầu một mức phần bù rủi ro cao hơn, điều này dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao hơn làm hạn chế việc đầu tư. Xét trên phương diện biến động của lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP thì phương sai của lạm phát lớn hơn so với phương sai của tốc độ tăng trưởng GDP.

Chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2008 của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát có phát huy hiệu quả khi lạm phát năm 2009 giảm xuống mức 6.5%. Tuy nhiên, sau một năm, năm 2011 lạm phát lại quay đầu tăng và đạt mức cao tương đương năm 2008 với mức 18.13%. Năm 2011, dư nợ tín dụng tại Việt Nam đạt mức 120% GDP cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc 102%, Singapore 98%, Phillipin 53%. Sau đó số dư nợ tín dụng này được kéo xuống về mức 104% năm 2012 (tương ứng với mức lạm phát được kéo xuống thấp 6.81%). Riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI là 4.63% thấp nhất so với cùng kỳ trong gần 4 năm vừa qua, tăng 1.06% so với cùng kỳ (năm trước là 2.2%).

2.2.2Tác động của lạm phát đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Trong hai năm 2000 và 2001 với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình qn âm, điều này gây khó khăn buộc doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh hay chuyển sang đầu tư những ngành nghề khác (điển hình như dịch vụ). Điều này đưa đến hệ quả là sản xuất trong nước bị thu hẹp, nạn thất nghiệp gia tăng, thu nhập xã hội giảm dẫn đến giảm sút sức tăng trưởng của nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ năm 2008 đến nay gánh nặng lạm phát trở thành nỗi lo của các nhà điều hành chính sách tiền tệ, bởi vì đi kèm với nó là áp lực lên lãi suất của nhà đầu tư để bảo đảm cho sức mua của đồng tiền trong tương lai. Trong giai đoạn này NHNN đã phải dùng chính sách theo kiểu hành chính, khi mà ấn định lãi suất trần huy động, nhưng về mặt bản chất lâu dài CSTT của một quốc gia cần tuân theo quy luật thị trường cân bằng giữa cung và cầu. Việc các áp lực và ràng buộc về mặt hành chính gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế khi mà việc hai hành lang lãi suất chạy song song với nhau, lãi suất mà các ngân hàng huy động thực chất vượt xa ngưỡng mà NHNN quy định. Một khi các NHTM đã huy động lãi suất đầu vào cao như vậy, thì để đảm bảo tính hiệu quả họ buộc phải đầu tư vào những dự án hay cung cấp tín dụng với mức lãi suất cao hơn (điều này đồng nghĩa với các khoản đầu tư mang tính chất rủi ro hơn). Một trong những hệ lụy cho đến ngày nay là các ngân hàng đã đẩu tư quá nhiều vào các danh mục có rủi ro cao, đặc biệt là các khoản cấp tín dụng hay các dự án có liên quan đến bất động sản . Sau thời kỳ bong bóng bất động sản xì hơi, giá bất động sản có xu

hướng quay về giá trị thực của nó thì các khoản cấp tín dụng ban đầu có khả năng khơng thu hồi hết tồn bộ. Dịng vốn đóng băng trong các dự án bất động khiến ngân hàng gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống. Doanh nghiệp khơng có vốn nên phải thu hẹp khả năng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng hay đóng cửa. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng lạm phát vượt ngưỡng tốc độ tăng trưởng của đồng lương danh nghĩa gây khó khăn cho đời sống của những người lao động có thu nhập thấp và trung bình.

2.3Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam.

Theo phương trình đường cong Phillip lạm pháp của năm t+1 phụ thuộc vào lạm phát của năm t. Điều này đề xuất việc kiểm tra độ trễ của lạm phát, liệu chính sách tiền tệ có ảnh hưởng và có kéo lạm phát xuống thấp ngay lập tức được trong một chu kỳ hay khơng? Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học vĩ mô Mundell (1965), và Tobin (1965) thì có một sự đánh đổi giữa tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát. Trường phái Keynes cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát. Phương trình đường cong Phillip cũng khẳng định mối tương quan dương giữa lạm phát và tăng trưởng thông qua biến hố cách sản lượng (được tính bằng chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng).

Các biến vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát được lựa chọn dựa trên nghiên cứu kênh giá tài sản tác động đến lạm phát được trình bày trong các nghiên cứu của Mishkin như là “Transmission mechanism and Role of asset prices in monetary policy – Cơ chế truyền dẫn và vai trò của giá tài sản trong CSTT” (2001)), bài nghiên cứu này bao gồm: lãi suất đại diện cho giá cả của quyền sử dụng vốn, giá cả chứng khoán, giá cả bất động sản, và tỷ giá hối đoái).

Bài nghiên cứu chọn mẫu quan sát theo chu kỳ là quý: vì hai lý do, thứ nhất do hạn chế số liệu, thứ hai do chính sách tiền tệ để đạt được kết quả thì thường có một độ trễ (thường từ 3 đến 6 tháng) tùy thuộc vào mức tín nhiệm của cơng chúng đối với NHTW và độ sâu của thị trường tài chính có đủ sức mạnh để hấp thu hết những điều chỉnh của chính sách hay khơng?

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w