Nghĩa và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 28)

kinh doanh của các NHTM

Năng lực cạnh tranh là sự thể hiện thực lực và lợi thế của ngân hàng so với các NH khác trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận ngày càng cao. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác thế mạnh, cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Năng lực cạnh tranh cịn thể hiện ở thị phần mà NH nắm giữ, cũng như thể hiện hiệu quả kinh doanh của NH. Nâng cao năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh của NH. Đây là mục tiêu quan trọng trong quá trình vận động và phát triển NH.

Hơn thế nữa, NLCT thể hiện khả năng tồn tại của NH trong thị trường tài chính. NH nào có năng lực cạnh tranh yếu kém, sẽ bị đào thải trong quá trình phát triển. Bởi thế, việc nâng cao NLCT có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khẳng định chỗ đứng, nâng cao vị thế của NH trong thị trường tài chính Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một của đề tài đã trình bày khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung, từ đó nêu lên những điểm khác biệt giữa cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và cạnh tranh trong các lĩnh vực khác. Đồng thời, trong chương một, tác giả cũng đã nêu lên hai mơ hình lý thuyết điển hình về năng lực cạnh tranh. Trong đó mơ hình của Michael E.Porter là mơ hình về NLCT của doanh nghiệp nói chung, mơ hình của Victor Smith nói về các yếu tố tác động đến NLCT của đối tượng cụ thể là NHTM. Trên cơ sở ứng dụng hai mơ hình lý thuyết này và những đặc điểm của NLCT của các NHTM, chương một đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Những cơ sở lý luận này là nền tảng để phân tích trong chương hai, thực trạng năng lực cạnh tranh của NH TMCP Quân Đội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.1.hái quát quá trình hình thành và phát triển

Với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội, ngày 04/11/1994 Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP do thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994. Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, chủ yếu từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng với 25 nhân sự, đến nay vốn điều lệ đã tăng lên 10.000 tỷ đồng cùng hơn 5.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại MB. Về cơ cấu tổ chức: MB có 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 01 chi nhánh tại Lào, 01 chi nhánh tại Campuchia, 182 chi nhánh và các điểm giao dịch trên 32 tỉnh và thành phố trên cả nước, giúp MB có thể tiếp cận và cung cấp các dịch vụ tài chính nhanh và thuận tiện cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. MB luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và vinh dự được NHNN Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia xếp hạng là 1 trong 7 tổ chức tín dụng có chất lượng hoạt động tốt, các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng ổn định, được kiểm sốt chặt chẽ, an tồn, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

2.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu

Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư; Tiếp cận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Góp vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch

vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; Mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Bảng 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn từ năm 2008-2012 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn từ năm 2008-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng giá trị tài sản tại ngày cuối kỳ

44.346 69.008 109.623 138.831 175.610

Thu nhập lãi thuần 1.421 1.838 3.519 5.222 6.603

Lợi nhuận trước thuế 861 1.505 2.288 2.625 3.090

Lợi nhuận sau thuế 696 1.173 1.745 1.915 2.320

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tóan hợp nhất của MB từ năm 2008 đến 2012)

Năm 2012, MB đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Kết thúc năm 2012, dư nợ cho vay của MB tăng trưởng hơn 26%, gấp gần ba lần tốc độ tăng trưởng trung bình của tồn ngành; huy động vốn tăng 26% so với 18,6% của thị trường; tín dụng tăng 26% so với 7% của thị trường, trong khi đó, chỉ số nợ xấu vẫn duy trì dưới 2% - mức thấp với toàn ngành hiện nay; tổng tài sản đạt 175.610 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 3.090 tỷ đồng, đứng đầu trong khối các NHTMCP (không kể các ngân hàng do nhà nước nắm cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE. Có được những kết quả đáng ghi nhận trên theo đại diện MB bao gồm các nguyên nhân sau:

• Sau gần 20 năm hoạt động, MB đã thiết lập được uy tín và thương hiệu trên thị trường với mạng lưới và hệ thống khách hàng tương đối lớn. Đặc biệt, MB có quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp quân đội khá chặt chẽ, các cổ đơng lớn của MB là các khách hàng có tiềm năng hợp tác tốt như Viettel, Tân Cảng, Tổng Công ty Trực Thăng, Tổng Cơng ty 28,… Đây là lợi thế riêng có của MB do những khách hàng này là những doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh, tình hình tài chính vững mạnh, và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian qua mặc dù thị

trường, nền kinh tế nói chung có nhiều khó khăn nhưng MB vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định.

• Ngồi ra, năm 2012 cũng là năm MB đẩy mạnh các mảng hoạt động dịch vụ, các hoạt động có hàm lượng cơng nghệ cao, phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ trọn gói, giúp KH giảm chi phí và thời gian đưa mảng dịch vụ này phát triển mạnh.

2.2. Thực trang về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2.2.1. Phân tích và lựa chọn đối thủ cạnh tranh của MB

Theo số liệu từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, tại Việt Nam, tính đến thời điểm 30/05/2013 có 06 NHTM Nhà Nước, 01 Ngân hàng chính sách, 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Số lượng như vậy có thể xem là khá nhiều so với quy mô của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, theo thông tư số 04/2010/TT- NHNN ban hành ngày 11/02/2010 cho phép các TCTD tham gia mua, bán, sáp nhập với nhau. Các TCTD có thể tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để đàm phán sáp nhập, hoặc thâu tóm ngân hàng mục tiêu thơng qua thị trường chứng khốn. Ngồi ra, việc NHNN cho phép các ngân hàng nước ngồi được chuyển đổi mơ hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, theo đó 05 ngân hàng nước ngồi gồm: ANZ, HSBC, Standard Chartered, Shinhan Việt Nam và NH Hong Leong hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước. Điều này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động, sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước. Như vậy, cả hai yếu tố là các chi nhánh ngân hàng nước ngồi có thể chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngồi và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh trong thời gian tới.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của MB là các ngân hàng mà hiện nay có mức vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng đến khoảng 12.000 tỷ đồng và có những điểm tương đồng với MB gồm: NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Kỹ

Thương Việt Nam (Techcombank), NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank), NHTMCP Đông Á (DongA Bank). Sở dĩ các ngân hàng này được xem là đối thủ chính của MB vì:

• Các ngân hàng này có quy mơ và hình thức hoạt động tương tự như MB.

• Sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này tương tự như của MB.

• Khách hàng thường so sánh sản phẩm dịch vụ của MB với sản phẩm dịch vụ của các

ngân hàng này.

• Khách hàng thường so sánh thương hiệu MB với các thương hiệu này.

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của MB so với các đối thủ khác

2.2.2.1. Năng lực tài chính

Quy mơ về vốn

• Quy mơ vốn chủ sở hữu.

Quy mô vốn chủ sở hữu là tấm đệm để đảm bảo cho ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Với một quy mơ vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chống đỡ của ngân hàng sẽ cao hơn nếu xảy ra những cú sốc xuất hiện trong nền kinh tế.

Bảng 2.2: Mức vốn chủ sở hữu của MB và các NHTMCP so sánhĐơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 MB 4.424 6.888 8.882 9.642 12.864 Eximbank 12.844 13.353 13.511 16.303 15.812 Sacombank 7.638 10.289 13.633 14.224 13.414 ACB 7.766 10.106 11.377 11.959 12.624 Techcombank 5.625 7.324 9.389 12.512 13.290 Maritimebank 1.873 3.553 6.327 9.090 9.499 DongA Bank 3.515 4.176 5.420 5.814 6.104

Vốn chủ sở hữu của MB và các NHTMCP so sánh nhìn chung tăng từ năm 2008 đến 2012 (Bảng 2.2) là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Tuy nhiên, trong năm 2012, vốn chủ sở hữu của hai ngân hàng đối thủ lớn là Eximbank, Sacombank giảm nhẹ so với năm 2011. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của hai NH lớn trên là do trong năm vừa quan, lợi nhuận của hai NH này giảm mạnh, hoạt động đầu tư hiệu quả thấp, bị thua lỗ, các ngân hàng này buộc phải dùng qũy dự phòng để bù đắp rủi ro, khiến cho vốn chủ sở hữu bị giảm.

Theo bảng số liệu tổng hợp nêu trên thì nhìn chung tình hình quy mơ vốn chủ sở hữu của MB là tương đối cao. Năm 2011, vốn chủ sở hữu đứng ở vị trí thứ năm trong các ngân hàng so sánh đạt 9.642 tỷ đồng. Sang đến năm 2012, vốn chủ sở hữu của MB đã đứng ở vị trí thứ tư, vượt lên ACB, đạt 12.864 tỷ đồng. Trong giai đọan 2008-2012, vốn chủ sở hữu của MB đã tăng lên gần 3 lần, từ 4.424 tỷ đồng năm 2008 lên 12.864 tỷ đồng năm 2012.

• Quy mơ vốn điều lệ

Thành phần chính trong vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ, đây là yếu tố cơ bản để phát triển các nguồn vốn khác, đầu tư trang thiết bị, tài sản cố định và phát triển mạng lưới, mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng. Theo nghị định số 141/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 11 năm 2006, các NHTMCP phải có mức vốn điều lệ tối thiểu

là 3000 tỷ đồng chậm nhất là vào ngày 31/12/2010. Tính đến ngày 31/12/2010, vốn điều lệ của MB đã lên đến 7.300 tỷ đồng. Như vậy MB đã đáp ứng và vượt khá xa so với mức vốn điều lệ tối thiểu được quy định theo nghị định trên. Hội đồng sáng lập, Hội đồng quản trị và Ban điều hành của MB đã ý thức được tầm quan trọng của việc tăng vốn tự có (trong đó có tăng vốn điều lệ) đối với sự phát triển, nâng cao năng lực tài chính và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ của MB và các NHTMCP so sánh từ năm 2008-2012Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 MB 3.400 5.300 7.300 7.300 10.000 Eximbank 7.220 8.800 10.560 12.355 12.355 Sacombank 5.116 6.700 9.179 10.740 10.740 ACB 6.355 7.814 9.376 9.376 9.376 Techcombank 4.705 5.400 6.932 8.788 8.848 Maritimebank 1.500 3.000 5.000 8.000 8.000 DongA Bank 2.880 3.400 4.500 4.500 5.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2008-2012)

MB có tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ nhanh và liên tục, với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng vớn 25 nhân sự. Đến thời điểm 31/12/2012, MB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng, góp phần nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, tăng năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ hiện đại, đồng thời đảm bảo các chỉ số tài chính an toàn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và thơng lệ quốc tế.

Nhìn chung qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 các ngân hàng đều xem hoạt động tăng vốn điều lệ là điều bắt buộc phải làm để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đến năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động NH bị ảnh hưởng rất nhiều, do đó tỷ lệ tăng vốn điều lệ khơng cao thậm chí một vài NH chỉ duy trì mức vốn điều lệ như năm 2011. Điển hình trong số các NH được so sánh thì Eximbank, Sacombank, ACB, Maritimebank vẫn duy trì mức vốn điều lệ như năm 2011, còn vốn điều lệ của Techcombank và DongA Bank lần lượt tăng 0,68% và 11% so với năm 2011. Tuy vậy, vốn điều lệ của MB vẫn tăng với tốc độ rất nhanh, gần 37% so với năm 2011. Tính đến cuối Qúy 1 năm 2013, vốn điều lệ của MB ở mức 10.625 tỷ đồng. MB đang rất nỗ lực trong việc tăng quy mơ vốn của mình, trong năm nay 2013, MB kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ từ 10.625 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng, được

thực hiện thông qua 3 đợt: Đợt 1, phát hành 237,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, đối tác nước ngoài. Đợt 2, tăng vốn điều lệ thêm 631,25 tỷ đồng thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên của MB. Đợt 3, tiếp tục chào bán 136,875 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và đối tác nước ngồi.

• Tổng tài sản

Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, đạt 175.610 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2012. Hiện nay, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước có quy mơ lớn.

Bảng 2.4: Tổng tài sản của MB và các NHTMCP so sánh từ năm 2008 đến 2012 từ năm 2008 đến 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 MB 44.346 69.008 109.623 138.831 175.610 Eximbank 48.248 65.448 131.111 183.567 170.156 Sacombank 67.469 98.474 141.799 140.137 151.282 ACB 105.306 167.881 205.103 281.019 176.307 Techcombank 59.365 92.581 150.291 180.531 179.934 Maritimebank 32.626 63.882 115.336 114.375 109.923 DongA Bank 43.713 42.520 55.873 65.548 69.278

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2008-2012)

Tổng tài sản của MB tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2009, tổng tài sản đạt 69.008 tỷ đồng tăng 55,61% so với năm 2008; năm 2010 đạt 109.623 tỷ đồng tăng hơn 58,86 % so với năm 2009, năm 2011 đạt 138.831 tỷ đồng tăng 26,64 % so với năm 2010, năm 2012 đạt 175.610 tỷ đồng tăng 26,49 % so với năm 2011. Xét

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w