Các nguyên tắc cơ bản của thư tín dụng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 28 - 29)

1.3. Thư tín dụng theo quy định tại UCP 600

1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của thư tín dụng

Theo UCP 600, có 3 ngun tắc cơ bản của thư tín dụng đó là: Ngun tắc độc lập, Ngun tắc dựa trên cơ sở chứng từ và Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ.

Nguyên tắc độc lập được hình thành trên cơ sở quy định tại Điều 4 UCP 600. Theo đó, khi người yêu cầu gửi đơn đề nghị phát hành LC Ngân hàng, Ngân hàng sẽ lấy hợp đồng cơ bản làm căn cứ để phát hành LC hoặc từ chối phát hành LC. Tuy nhiên, khi đã phát hành, tín dụng sẽ trở thành “một giao dịch riêng biệt” mà khơng có sự ràng buộc đối với hợp đồng cơ sở, dù hợp đồng cơ sở có được ghi trong LC hay khơng26. Như vậy, khi Ngân hàng phát hành đồng thuận cho rằng chứng từ xuất trình là phù hợp thì phải thanh tốn vơ điều kiện cho nhà xuất khẩu mặc dù trên thực tế hàng hóa khơng được giao – đồng nghĩa với việc hợp đồng cơ sở bị vi phạm hoặc bị hủy bỏ.

Nguyên tắc dựa trên cơ sở chứng từ được quy định tại Điều 5 UCP, theo đó, “Các ngân hàng giao dịch dựa trên cơ sở các chứng từ chứ khơng phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Các chứng từ trong giao dịch LC có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng cua người bán, là đại diện cho giá trị của hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng thanh toán, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng cứ nhận hàng của nhà nhập khẩu. Nội dung của LC cam kết của ngân hàng phát hành, trên cơ sở đơn yêu cầu, sẽ phát cam kết thanh tốn cho người thụ

hưởng khi người này xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện về bộ chứng từ trong LC đã được phát hành trước đó. Việc “dựa trên cơ sở chứng từ” được biểu hiện dưới cách thức nhất định. Cụ thể, phía ngân hàng dựa trên cơ sở duy nhất là bộ chứng từ được xuất trình để xác định nghĩa vụ thanh toán đối với nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng đại diện của nhà xuất khẩu. Việc chấp nhận thanh tốn từ phía ngân hàng hồn tồn khơng căn cứ vào khía cạnh hàng hóa, dịch vụ mà chỉ dựa trên hoạt động kiểm tra chứng từ để xác định biểu hiện bên ngồi của chứng từ có phù hợp hay khơng. Trên thực tế, Ngân hàng khơng có nghĩa vụ cũng như không bị ràng buộc bởi việc giao hàng.

Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ: Vì giao dịch và thanh tốn chỉ bằng chứng từ, do vậy, yêu cầu về việc tuân thủ chặt chẽ chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch thư tín dụng. Để được thanh toán, người xuất khâu phải lập được bộ chứng

từ phù hợp, tuân thủ chăt chẽ các điều khoản và điều kiện của LC. Việc kiểm tra bộ chứng từ phải được tuân thủ theo các quy định chung chứ không phải dựa trên tiêu chuẩn do các ngân hàng tự đưa ra. Khi Ngân hàng cho rằng bộ chứng từ có sai sót, ngân hàng phải chỉ được ra sai sót và sai sót này phải phù hợp với quy định của LC và luật điều chỉnh LC. Đây chính là nội dung của nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ27.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w