Trong thực hiện nghiệp vụ liên quan đến Thư tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 75 - 76)

3.2. Các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.2.3. Trong thực hiện nghiệp vụ liên quan đến Thư tín dụng xuất khẩu

Đối với trường hợp Ngân hàng đóng vai trị là Ngân hàng phục vụ người bán, trách nhiệm của Ngân hàng sẽ giảm bớt bởi thực tế Ngân hàng thông báo khơng bị ràng buộc bởi nghĩa vụ thanh tốn trong LC. Tuy nhiên, để đảm bảo khơng xảy ra tranh chấp khơng đáng có, Ngân hàng cần phải chú ý các điều sau liên quan đến việc gửi bộ chứng từ đi đòi tiền theo LC:

Thứ nhất, bộ chứng từ phải được kiểm tra trước khi gửi. Việc này nhằm tránh việc bộ chứng từ đã gửi sang phía Ngân hàng nước ngồi nhưng lại bị phản hồi là bộ chứng từ có sự gian lận, trong khi, khách hàng xuất trình lại khiếu nại rằng, bộ chứng từ mà khách hàng gửi ra Ngân hàng và bộ chứng từ mà Ngân hàng nước ngoài nhận được là khác nhau. Việc kiểm tra được tiến hành ở 2 cấp là tại Chi nhánh và tại Trung tâm TTTM.

Thứ hai, việc gửi bộ chứng từ đi phải đảm bảo việc toàn vẹn bộ chứng từ mà khách hàng gửi ra Ngân hàng, không được thiếu chứng từ, cũng không được lẫn chứng từ giữa các bộ với nhau. Trong trường hợp khách hàng gửi xuất trình nhiều bộ

khiến Ngân hàng nước ngoài hiểu nhầm, hiểu sai về bộ chứng từ.

Thứ ba, trong việc chọn đơn vị chuyển phát nhanh, cần lựa chọn các đơn vị chuyển phát nhanh uy tín. Việc cung cấp mã đơn vận chuyển cho khách hàng chỉ được tiến hành khi khách hàng yêu cầu. Trong trường hợp cung cấp mã vận chuyển của kiện hàng, Ngân hàng phải phổ biến và yêu cầu khách hàng thận trọng trong việc cung cấp mã số này cho đối tác. Bởi khi biết được mã vận chuyển sẽ theo dõi được lịch trình vận chuyển của đơn hàng, dẫn đến xác xuất bên mua cấu kết với hãng vận chuyển đánh tráo bộ chứng từ. Do vậy, đơn vị vận chuyển phải lựa chọn bên uy tín và phải kiểm sốt mã đơn vận chuyển của từng kiện hàng.

Đối với nghiệp vụ liên quan đến chiết khẩu bộ chứng từ xuất khẩu, Ngân hàng phải rất thận trọng khi quyết định có tiến hành việc chiết khấu hay khơng. Điều đầu tiên Ngân hàng cần phải chắc chắn đó là phải hiểu khách hàng của mình, phải biết nắm được việc kinh doanh của khách hàng, nắm được lĩnh vực kinh doanh, đồng thời, phải có sự khảo sát, tìm hiểu về tính trung thực trong giao dịch hàng hóa của các khách hàng. Tiếp theo, Ngân hàng phải rất cẩn thận trong việc kiểm tra chứng từ chiết khấu, trường hợp chứng từ có dấu hiệu gian lận, giả mạo hay nghi ngờ về tính trung thực của chứng từ, Ngân hàng phải lập tức dừng ngay việc chiết khấu đối với bộ chứng từ đó. Trước khi quyết định chiết khấu phải kiểm tra lơ hàng đó có thực hay khơng bằng cách thu thập hoặc yêu cầu cung cấp các tờ khai hải quan hoặc các chứng từ hải quan khác, hoặc yêu cầu cung cấp chứng từ vận tải và phối hợp với các cơ quan hải quan, các hãng vận chuyển, các hãng tàu khi cần xác minh các thông tin thực tế.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 75 - 76)