3.2. Các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.2.4. Một số giải pháp khác
Người viết cũng đưa ra một số giải pháp bổ sung như sau:
- Các cán bộ Ngân hàng cần phải tích cực, chủ động tìm hiểu và nắm rõ các quy định tại UCP 600, bởi đây vẫn là quy tắc được áp dụng phổ biến trong hoạt động thanh toán LC trên thế giới. Việc tìm hiểu này là rất quan trọng, giúp giảm thiểu những sai sót, tranh chấp, thiệt hại đối với Ngân hàng. Các cán bộ cần chủ động tìm
các hội thảo có liên quan để biết được các quốc gia khác đang áp dụng UCP 600 như thế nào, cần học hỏi những điều gì và rút ra được những kinh nghiệm từ đó.
-Ngân hàng cũng cần tăng cường việc đào tạo cán bộ trong nội bộ Ngân hàng về quy định của UCP 600 nói chung và nguyên tắc độc lập của thư tín dụng nói riêng. Các cán bộ cần được đào tạo không chỉ về nội dung các quy định mà còn cần được đào tạo để vận dụng và áp dụng được những quy định này trong thực tiễn tác nghiệp về LC. Việc đào tạo các cán bộ có thể được tiến hành theo nhiều cách, ví dụ như tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn; tham gia các buổi hội thảo do các Bộ, Ngành tổ chức. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần mời các giảng viên, các chuyên gia am hiểu về UCP 600 trực tiếp giảng dạy kiến thức cho các cán bộ.
-Ngân hàng cần tham gia tích cực trong cơng tác góp ý, đề xuất với nhà nước trong việc xây dựng các quy định, biện pháp nhằm hạn chế các trường hợp gian lận, giả mạo chứng từ. Theo Án lệ số 13, như đã bình luận, Án lệ chưa cơng nhận “ngoại lệ về gian lận, giả mạo chứng từ” tại Việt Nam, cũng như chưa có các quy định liên quan về các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp có gian lận, giả mạo. Thực tế chứng minh rằng, các trường hợp gian lận, giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến, nếu khơng xây dựng các quy định, thì bên chịu ảnh hưởng lớn nhất sẽ là các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia tài trợ. Do đó, Ngân hàng cần phải tích cực tham gia đóng góp các ý kiến, tiến tới việc xây dựng các quy tắc bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam trước sự gian lận, giả mạo chứng từ.