Phân loại dịch vụ Logistics

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng dịch vụ logistics (Trang 26 - 29)

6. Nội dung chi tiết

1.1. Tổng quan về dịch vụ Logistics

1.1.4. Phân loại dịch vụ Logistics

Theo Nguyễn Xuân Hảo (2015), dịch vụ Logistics có thể được phân loại như sau:

1.1.4.1. Theo lĩnh vực hoạt động

Dịch vụ Logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả

19

và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thơng tin có liên quan; đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.

Dịch vụ Logistics trong các sự kiện: là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.

1.1.4.2. Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics

Dịch vụ Logistics bên thứ nhất (1PL): Các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động Logistics của mình. Doanh nghiệp sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động Logistics.

Dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL): Là việc quản lý các hoạt động Logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Doanh nghiệp không sở hữu hoặc khơng có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể th ngồi các dịch vụ Logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản.

Dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL) hay còn được gọi là Logistics theo hợp đồng. Phương thức này có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các doanh nghiệp bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là tồn bộ q trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Nói cách khác 3PL là các hoạt động do một doanh nghiệp Logistics (nhà cung cấp dịch vụ Logistics) thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểu bao gồm quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất 1 năm có hoặc khơng có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó khơng chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà cịn chia sẻ thơng tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.

20

Dịch vụ Logistics bên thứ tư (4PL hoặc FPL) hay còn được gọi là Logistics chuỗi phân phối. Dịch vụ Logistics bên thứ tư - 4PL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của 3PL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. 4PL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. 4PL bao gồm lĩnh vực rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối để vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

1.1.4.3. Theo tính chun mơn hóa của các doanh nghiệp Logistics

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, gồm (1) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức; (2) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức; (3) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác cảng; (4) Các doanh nghiệp môi giới vận tải.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối, gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn bán lẻ.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa, gồm các doanh nghiệp mơi giới khai thuê hải quan; Các doanh nghiệp giao nhận, gom hàng lẻ; Các doanh nghiệp chuyên ngành hàng nguy hiểm; Các doanh nghiệp dịch vụ đóng gói vận chuyển.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành, gồm các doanh nghiệp công nghệ thông tin; Các doanh nghiệp viễn thông; Các doanh nghiệp cung

21

cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.

1.1.4.4. Theo quá trình thực hiện dịch vụ Logistics

Dịch vụ Logistics đầu vào: bao gồm các hoạt động nhằm đảm bảo cung ứng một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) các đầu vào (nguyên vật liệu, vốn, thông tin,...) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ Logistics đầu ra: bao gồm các hoạt động đảm bảo cung ứng sản phẩm được sản xuất ra đến tay khách hàng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.

Dịch vụ Logistics ngược: là quá trình thu hồi các phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm và tất cả các yếu tố khác phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến mơi trường để xử lý hoặc tái chế.

Một phần của tài liệu Luận văn chất lượng dịch vụ logistics (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)