.Giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 04/2013

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 50)

Hình 2.5 : Diễn biến TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012

Nguồn : Thị trường chứng khốn Việt Nam 5 năm trong khủng hoảng - Cơng ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)

Nếu như hai năm 2006 - 2007, TTCK Việt Nam phát triển bong bóng với tốc độ nhất nhì thế giới thì sang năm 2008 cũng đứng đầu về tốc độ suy giảm với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ. VN-Index mở đầu phiên giao dịch năm 2008 đạt 921.07 điểm, tính đến ngày 31/12/2008, VN-Index đạt 315.62 điểm, bằng 1/3 so với đầu năm, VN-Index đã có lúc rơi xuống 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008. Trong khi đó, Hastc- Index mở đầu phiên giao dịch năm 2008 đạt 322.34 điểm, tính đến ngày 31/12/2008, Hastc-Index đạt 105.12 điểm, mức thấp nhất của Hastc-Index trong năm 2008 là 97.61 điểm vào ngày 27/11/2008 khiến chỉ số này vượt qua vạch 100 điểm.

Đồng thời năm 2008 đã đi vào lịch sử giao dịch của TTCK Việt Nam với số lần thay đổi biên độ nhiều nhất nhằm bình ổn thị trường và tâm lý NĐT khi thị trường lao đốc quá nhanh và sâu. Tổng cộng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh biên độ chứng khoán, cụ thể như sau:

Hình 2.6 : Diễn biến điều chỉnh biên độ chứng khoán năm 2008

Nguồn : http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ttck-viet-nam-2008-hy-vong- de-roi-that-vong-20081231074939367ca31.chn

TTCK Việt Nam năm 2008 có sự sụt giảm mạnh do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 6.23% - mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 8 năm qua, nhiều DN thuộc khối ngành tài chính, sản xuất, xuất khẩu thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán của các doanh nghiệp trên, từ đó tác động xấu đến TTCK. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VND có nhiều biến động với mức chênh lệch 9,3% giữa thời điểm đầu và cuối năm, tỷ giá thấp trong 2 qúy đầu khiến các nhà xuất khẩu lao đao. Đồng thời từ tháng 9 đến tháng 11, nhu cầu mua USD của các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua động thái bán trái phiếu chính phủ Việt Nam (bán ròng 0.7 tỷ USD) và cổ phiếu (bán ròng hơn 100 triệu USD) cũng là nhân tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý NĐT trong và ngồi nước. Hơn thế nữa, chỉ số giá tiêu dùng tăng 19.89% so với thời điểm cuối năm 2007, trong đó có tới 6 nhóm, chiếm tỷ trọng hơn 70% rổ hàng hóa CPI, có mức tăng trên 10%. Vì thế, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã sử dụng các biện pháp mạnh thơng qua chính sách tiền tệ thắt

chặt, NHNN đã rút tiền mặt khỏi lưu thông, buộc các ngân hàng thương mại thiếu tiền mặt phải đẩy lãi suất huy động lên cao khiến các NĐT rời bỏ TTCK, chuyển qua gửi tiết kiệm vừa lợi nhuận cao vừa an toàn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Bước sang năm 2009 là giai đoạn hồi phục của TTCK Việt Nam, mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhưng nhìn chung một chu kỳ tăng điểm kéo dài 8 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK Việt Nam có một năm tăng trưởng rất ấn tượng. Một trong những nguyên nhân chính là trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thơng qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn, giảm, giãn thuế, bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Điều này trước hết đã tạo hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lịng tin cho các NĐT trong và ngồi nước, các DN và ngân hàng vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các DN gặp nhiều khó khăn cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư ở Việt Nam. Nhiều DN nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, giảm áp lực thất nghiệp và ổn định xã hội, tạo tâm lý an tâm cho NĐT khi tham gia TTCK.

Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171.96 điểm từ 312.49 điểm lên đến 494.77 điểm tương đương với mức tăng 58%. Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN-Index ở mốc 234.66 điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633.21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN-Index tăng 2.69 lần. Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là 60.9% và nếu so từ đáy thấp nhất 78.06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218.38 điểm thì HNX-Index tăng

2.79 lần. Mức vốn hóa thị trường vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP, tăng gấp 3 lần so với năm 2008.

Bảng 2.4: Quy mô giao dịch của TTCK năm 2008, năm 2009

Chỉ tiêu 2008 2009

HOSE

Khối lượng CP (triệu) 2978 10432 Giá trị tỷ VND 124576 423299 Giá TB 1 CP (VND) 41832 40577

HNX

Khối lượng CP (triệu) 1531 5765 Giá trị tỷ VND 57122 197524 Giá TB 1 CP (VND) 37310 34263

Toàn thị trƣờng

Khối lượng CP (triệu) 4509 16197 Giá trị tỷ VND 181698 620823 Giá TB 1 CP (VND) 40296 38329

Nguồn : Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 và dự báo năm 2010 - Cơng ty CP Chứng khốn Âu Việt

Hình 2.7 : Các sự kiện chính tác động đến TTCK Việt Nam năm 2009

Nguồn : Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 và dự báo năm 2010 - Công ty CP Chứng khoán Âu Việt

TTCK Việt Nam năm 2010 đã gặp nhiều khó khăn và khiến giới đầu tư thất vọng khi sụt giảm so với năm 2009. Mặc dù thị trường có đợt hồi phục mạnh gây bất giờ từ cuối tháng 11/2010, VN-Index vẫn đóng cửa giảm 2% so với cuối năm trước khi chốt phiên ngày 31/12/2010 tại 484.66 điểm, HNX- Index gây thất vọng nhiều hơn khi đóng cửa tại 114.24 điểm giảm tới 32% so với cuối năm 2009. Ấn tượng của một thị trường lạc quan năm 2009 chỉ xuất hiện trong 6 tháng đầu năm 2010 và đây cũng là giai đoạn thị trường đạt mức cao nhất trong năm (VN-Index đạt 549 điểm và HNX-Index đạt 187.22 điểm) và nửa cuối năm 2010 là thời kì khó khăn nhất của thị trường. Kết thúc năm 2010, TTCK Việt Nam là một trong số ít thị trường khơng tăng trưởng ở Châu Á và chịu sự suy giảm chung ngược lại với xu hướng chung của thế giới. Môi trường kinh tế vĩ mơ khơng thuận lợi khiến TTCK có một năm giao dịch thất bại. Nhìn lại TTCK giai đoạn năm 2008 đến năm 2010, có thể khẳng định lạm phát ln là yếu tố nhạy cảm nhất.

Bảng 2.5 : Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2008, 2009 và năm 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Lạm phát 19.89% 6.88% 11.75%

Tăng trưởng GDP 6.23% 5.32% 6.78%

Lãi suất cơ bản 8.25% - 14% 7% - 8% 8% - 9%

Nguồn :Báo cáo nhận định thị trường năm 2011- Cơng ty CP Chứng khốn SME

Theo bảng trên, tăng trưởng GDP năm 2010 cao nhất trong 3 năm và vượt chỉ tiêu do Chính phủ đề ra nhưng chưa hỗ trợ thị trường do lạm phát cao hơn nhiều so với chỉ tiêu 7% - 8% nên tăng trưởng GDP thực âm lớn hơn dự kiến. Do lạm phát tăng cao hơn nhiều so với dự kiến, giá vàng tăng phi mã, lãi suất cho vay cả năm liên tục ở mức trung bình 14% - 18% gây khó khăn cho hoạt động SXKD của DN và làm giảm hiệu quả định hướng chính sách tiền tệ đề ra đầu năm 2010. Tuy nhiên, việc VND mất giá nhiều nhất

trong nhiều năm trở lại đây lại là chủ đề nhạy cảm nhất trong năm 2010, sau khi NHNN nới lỏng biên độ tỷ giá đầu năm 2010, nhiều NĐT đã kì vọng đây là lần điều chỉnh duy nhất của năm 2010, nhưng lần điều chỉnh thứ 2 đã nằm ngoài mong đợi của NĐT và gửi đi tín hiệu tiêu cực về triển vọng ổn định của VND khi USD trên thế giới suy giảm mạnh. Thị trường sau đó đã phản ứng tiêu cực theo đà mất giá của VND so với USD trên thị trường tự do. Ngoài ra, sự kiện cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu, vấn đề Vinashin và việc kết thúc gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ (khi thị trường phát hiện tiền hỗ trợ từ gói kích cầu này vẫn cịn treo trên sổ sách của các ngân hàng thương mại chưa được giải ngân, trong đó có một số ngân hàng thương mại đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán) tác động rất lớn đến TTCK Việt Nam, cụ thể đưa VN-Index từ vùng 550 điểm xuống dưới 500 điểm và hoàn toàn nằm ngồi kiểm sốt của NĐT.

Năm 2011 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam theo đó TTCK cũng phản ánh rõ điều này với xu hướng giảm điểm là xu hướng chính và chủ đạo. Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi 2 đợt hồi phục ngắn và cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN-Index và HNX-Index lần lượt đóng cửa ở 351.6 và 58.7 điểm, như vậy so với năm 2010 sàn HOSE giảm mạnh 27.5% sàn HNX thì lao dốc đến 48.6%. Quy mơ vốn hóa thị trường chỉ đạt 21% GDP, trở thành một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới năm 2011.

Bảng 2.6: Quy mô giao dịch TTCK Việt Nam năm 2011

Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2011- Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Xét trên phương diện các vấn đề vĩ mô cơ bản trong nước, bao gồm áp lực tỷ giá, lạm phát và lãi suất thì tình hình lạm phát mặc dù cuối năm dần trở nên ổn định và được kiểm sốt nhưng nếu so với năm 2010 thì vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt vài năm trở lại đây (chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng 18.58% so với năm 2010), mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt sau một loạt biện pháp mạnh mẽ của NHNN nhưng chưa thực sự thấp. Tỷ giá USD/VND đã có nhiều biến động trong những tháng đầu năm và sau đó được duy trì khá ổn định trong suốt năm với mức điều chỉnh tăng giảm trong biên độ cho phép +/-1% qua đó thể hiện khả năng ổn định tỷ giá của NHNN, tạo tâm lý an tâm cho NĐT trước sức ép của việc giảm lãi suất VND và giá USD trên thị trường tự do cịn cao. Khơng chỉ vậy, TTCK Việt Nam cịn chịu ảnh hưởng bởi những thơng tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết.

Hình 2.8 : Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2011

Nguồn: Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khốn năm 2011-2012 - Cơng ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN

Năm 2012, TTCK Việt Nam trải qua 2 cung bậc rõ nét : thời kỳ hi vọng từ đầu năm đến đầu tháng năm và sau đó là thời kì suy thối kéo dài hơn 7 tháng cho đến gần cuối năm. Tuy nhiên đợt tăng điểm trọn vẹn trong tháng 12 đã giúp cho VN-Index kết thúc năm 2012 ở mức 413.73 điểm, tăng 17.7% so với cuối năm 2011; ngược lại HNX-Index chốt năm 2012 giảm nhẹ 2,8% so với cuối năm 2011, cịn 57.09 điểm.

Hình 2.9 : Quy mơ vốn hóa TTCK năm 2012

Nguồn : http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/thi-truong-chung-khoan-

2012-trai-tao-doc-cua-mu-phu-thuy-20121217034759360ca31.chn

Hình 2.10 : Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2012

Nguồn : http://vietstock.vn/2013/01/chung-khoan-viet-nam-nam-2012-bai-

Xét tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 5,03% thấp hơn năm 2011 nguyên nhân chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm sốt lạm phát của Chính phủ đã tác động rất mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế. Sản xuất cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế tồn cầu chưa được hồi phục, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm nên chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp so với một số năm trở lại đây (tăng 5%). Với mục tiêu kiềm chế lạm phát mạnh theo Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ khiến cho lạm phát năm 2012 chỉ tăng 6,81% thấp hơn nhiều so với mức 18.58% năm 2011. Bên cạnh lạm phát được kiểm soát, thị trường ngoại hối ổn định trong suốt năm 2012 là một trong những yếu tố tích cực của nền kinh tế. Nhờ các biện pháp kiểm soát thị trường được NHNN thực hiện nhất quán từ cuối năm 2011, tỷ giá USD/VND được duy trì ở mức 20.828 VND/USD trong khi tỷ giá trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng dao động trong mức tham chiếu +/-1%. Xu hướng giảm của lạm phát trong năm 2012 là cơ sở chính cho việc NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động dẫn đến lãi suất cho vay giảm, chủ yếu giảm lãi suất cho vay ở các kỳ hạn ngắn ở mức từ 9% - 13% nhưng lãi suất cho vay kỳ hạn dài vẫn cịn ở mức cao 15-17%. Bên cạnh đó, các thơng tin về kế hoạch hỗ trợ thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu ngân hàng được truyền tài rầm rộ tạo tâm lý hứng khởi cho các NĐT.

Bước sang quý 1/2013, chốt phiên ngày 29/03, VN-Index chốt tại 491.04 điểm, cịn HNX-Index đóng cửa ở 60.25 điểm, hai chỉ số lần lượt tăng 18.69% và 5.54 % so với cuối năm 2012. Tuy nhiên, mức tăng điểm này của hai chỉ số được đóng góp bởi giai đoạn mạnh vào nửa đầu quý 1. Điều này bắt nguồn từ việc nền kinh tế vĩ mô dần ổn định trong đó lạm phát tiếp tục được kiềm chế tốt về dưới mức 7%, bên cạnh đó là kỳ vọng từ phía chính sách tạo nên những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế như NHNN chính thức cắt

giảm 1% điểm các loại lãi suất điều hành, cắt giảm 0.5% điểm cơ bản với trần lãi suất cho tiền gửi dưới 12 tháng, động thái mua rịng rất tích cực của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến nửa cuối quý 1, giao dịch trở nên trầm lắng hơn với sự sụt giảm của thanh khoản. Nguyên nhân do bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mơ chưa chuyển biến tích cực như kỳ vọng, nhà đầu tư hoài nghi về khả năng hiện thực hóa các cam kết hỗ trợ của chính phủ theo lộ trình.

Bảng 2.7 : Thống kê thị trƣờng chứng khoán quý 1/2013

Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường quý 1/2013 - Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN

Sang tháng 04/2013, VN-Index giảm 17 điểm so với tháng trước, tương đương giảm 3.37%, chốt ở mức 474.51 điểm, HNX-Index giảm 3.14% xuống 58.36 điểm. Trong tháng 4, một nhịp giảm mạnh vào giữa tháng và sự phục hồi yếu ớt vào cuối tháng đã kéo chỉ số VN-Index xuống thấp, quanh mức 460-470 điểm, HNX-Index quanh 58-60 điểm.Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp. Nguyên nhân do: tình hình sản xuất tháng 4 cải thiện chậm, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước lên mức cao kỉ lục trong tháng 4 - những phiên đấu giá vàng của NHNN với mục đích bình ổn thị trường vàng tỏ ra thiếu tác dụng khi có thời điểm chênh lệch lên tới 7 triệu đồng/lượng. CPI tháng 4 chỉ tăng 0.02% so với CPI tháng 3 âm và đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, mặc dù trần lãi suất huy động được các ngân hàng thực hiện ở mức 7.5% sau động thái giảm lãi suất điều hành của

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 50)

w