Để TTCK Việt Nam thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế, phản ánh được những kỳ vọng sẽ xảy ra trong nền kinh tế thì việc ban hành các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ khơng chỉ hướng đến việc điều hành nền kinh tế mà còn cần phải quan tâm đến sự phát triển bền vững cho TTCK. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất và sửa đổi các chính sách kinh tế vĩ mơ nói chung và TTCK nói riêng, cần nghiên cứu hành vi của các chủ thể kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc ra các quyết định kinh tế cũng như giá cả thị trường ra sao, đó chính là việc ứng dụng của tài chính học hành vi trong quản lý bởi vì trên thực tế các NĐT khơng phải ln ln hành động theo lý trí. Vì vậy ngồi những nền tảng pháp luật cơ bản để xây dựng các chính sách, các nhà hoạch định chính sách khơng nên xem nhẹ tác động mang tính hiệu ứng đám đơng khi ban hành, điều chỉnh các chính sách nói chung và quản lý TTCK nói riêng.
Đồng thời, từ kết quả phân tích của luận văn cho thấy các nhân tố vĩ mô: chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đối có tác động đến chỉ số giá chứng khoán, mặc dù mức độ ảnh hưởng là thấp. Trong tương lai, TTCK Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, việc ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ hỗ trợ tốt, tạo điều kiện cho bước phát triển của TTCK. Do đó, nhà nước cần thực hiện:
- Khi cung tiền tăng sẽ tạo điều kiện cho dòng tiền chảy vào TTCK, làm TTCK tăng trưởng. Tuy nhiên, việc mở rộng cung tiền sẽ có khả năng làm lạm phát tăng cao. Do đó, Chính phủ cần phải có chính sách tiền tệ hợp lý trong từng giai đoạn, đảm bảo nới lỏng tiền tệ khi lạm phát đã được kiểm soát chặt chẽ.
- Khi sản lượng công nghiệp tăng, nền kinh tế tăng trưởng, triển vọng đầu tư khả quan, các DN nhiều khả năng có lợi nhuận cao, dẫn đến thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK. Mặt khác, để mở rộng hoạt động SXKD, nhu cầu huy động vốn qua kênh TTCK của các DN cũng tăng, sản phẩm giao dịch trên thị trường sẽ hấp dẫn NĐT hơn. Vì thế, việc thúc đẩy gia tăng sản lượng công nghiệp thông qua các giải pháp như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất cơng nghiệp, tạo điều kiện và có các gói hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các DN sản xuất, nhất là các DN sản xuất ngành hàng xuất khẩu và các DN sản xuất mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu,….sẽ góp phần phát triển TTCK.
- Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế. NĐT ngại rủi ro khi đầu tư vào TTCK do đồng tiền mất giá, có khuynh hướng chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh,…khiến một khối lượng vốn nhàn rỗi của xã hội chuyển sang kênh đầu tư khác dù kênh đầu tư đó nằm ngồi quỹ đạo quản lý của Nhà nước. Điều
này làm cho DN bị thiếu vốn đầu tư, hoạt động SXKD bị đình trệ. TTCK khơng cịn hấp dẫn đối với NĐT. Để có thể kiềm chế lạm phát thành cơng thì điều đầu tiên là nhà nước cần phải dự báo tương đối chính xác mức độ lạm phát mà nền kinh tế phải đối mặt, có chính sách điều hành giá các các mặt hàng chủ lực như giá điện, giá xăng dầu, …phù hợp theo từng thời kì, lạm phát ở Việt Nam có ngun nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố tiền tệ nên việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp để kiềm chế lạm phát là thiết yếu.
- Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong tồn bộ nền kinh tế. Đồng thời, lãi suất cho vay giảm thường kèm theo lãi suất huy động giảm, việc này sẽ thu hút NĐT tham gia vào TTCK do NĐT chuyển từ gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng sang kênh đầu tư chứng khốn mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn. Do đó, để giảm lãi suất thúc đẩy thị trường đi lên, Ngân hàng Nhà nước nên là người tổ chức, giám sát để duy trì một thị trường lãi suất bình ổn theo hướng giảm lãi suất bằng các quy định cụ thể, chế tài nghiêm ngặt là rất cần thiết.
- USD là một ngoại tệ có giá trị mạnh so với VND, giá cả nhiều sản phẩm căn cứ trên USD để định giá, DN ưa chuộng lựa chọn đồng USD cho các giao dịch thanh toán, người dân có tâm lý nắm giữ USD khi lo ngại VND mất giá. Những điều trên đã dẫn đến khi tỷ giá USD/VND dao động với biên
độ lớn, sẽ gây hoang mang cho các NĐT khi họ xem đó như tín hiệu nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn, TTCK khơng thu hút được NĐT tham gia thị trường do tâm lý sợ rủi ro. Do đó, để ổn định tỷ giá hối đối, Chính phủ nên kiểm sốt tỷ giá theo hướng ổn định, tránh để xảy ra những biến động bất thường để DN an tâm sản xuất, NĐT an tâm đầu tư. Ngoài ra, NHNN cũng nên thực hiện thanh toán quốc tế bằng các ngoại tệ khác, thay thế đồng USD để giảm áp lực cung tiền lên ngoại tệ này. Đồng thời, Chính phủ có chính sách phát triển thị trường phái sinh, tạo điều kiện cho các DN, đặc biệt là các DN xuất nhập khẩu thực hiện các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn,…để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, vấn đề cung cầu ngoại tệ không gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên chứng khoán các DN này tăng trưởng ổn định hơn.
3.2.2.Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa:
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nền kinh tế mới phát triển với các ngành công nghiệp và thị trường tài chính - tiền tệ non trẻ thì các giải pháp q "sốc" thường ít được áp dụng và nếu có thì nó thường dễ gây tổn thương cho thị trường. Đối với Việt Nam, các giải pháp của Chính phủ nhằm cố gắng chặn đứng lạm phát là đúng nhưng rõ ràng phản ánh năng lực dự báo còn hạn chế của các cơ quan có liên quan trước các diễn biến phức tạp hiện nay. Sự phản ứng chính sách mang tính nhất thời dường như đang tác động ngược lại với các mục tiêu lớn và nhất là có thể càng tạo nên những cú sốc đối với thị trường tiền tệ, TTCK. Với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và chứng
khốn hiện nay, các chính sách của Chính phủ cần ưu tiên ổn định tiền tệ và phải bảo đảm đồng thời kích thích được TTCK và không làm đình trệ thị trường tiền tệ. Phản ứng của thị trường vừa qua cho thấy, Chính phủ khơng nên dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ (bằng cách sử dụng các liệu pháp
quá mạnh thắt chặt tiền tệ) mà cần có sự phối hợp với các chính sách tài khóa và có các giải pháp phù hợp thực hiện đồng bộ.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định bền vững, cịn mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa là đạt đến một chính sách ngân sách minh bạch, tạo sự ổn định sản lượng, cải thiện phân bổ nguồn lực và kiểm soát ảnh hưởng của phân phối. Hai chính sách này có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau và tác động đến nền kinh tế và hệ thống thị trường tài chính. Nếu quản lý tài khóa yếu kém, sẽ tăng kỳ vọng lạm phát, có thể làm tăng lãi suất và cung tiền, điều này ảnh hưởng lớn đến việc vay nợ của Chính phủ trên TTCK. Ngược lại, lạm phát và lãi suất tăng cao, không những làm giảm nguồn thu cho Chính phủ, mà cịn làm cho giá chứng khốn biến động mạnh theo xu hướng giảm, làm nản lịng NĐT trên thị trường do tính thanh khoản của thị trường bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần một sự nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai chính sách, nhằm tăng cường sự kết nối và giảm xung đột giữa chúng để cùng đạt được mục tiêu đề ra.