Bên cạnh việc quan tâm đến các nhân tố và chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm phát triển TTCK thì bản thân TTCK Việt Nam cũng cần hướng đến tính hiệu quả về mặt thơng tin. Có như vậy thì giá cả chứng khốn mới phản ánh chính xác và kịp thời khi có thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô. Điều này thể hiện mối tương quan: chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ cần quan tâm để TTCK phát triển, TTCK phải ở dạng hiệu quả thì mới có thể phản ánh những kỳ vọng từ chính sách đem lại, khi chính sách được thể hiện kết quả đúng mức qua TTCK thì nội lực nền kinh tế gia tăng lại tạo điều kiện cho chính sách càng thể hiện kết quả điều hành tốt hơn. TTCK phát triển đến lượt nó lại phát tín hiệu đến các NĐT trong và ngoài nước về sự phát triển của nền kinh tế, thu hút dòng vốn vào thị trường, lại tiếp tục tạo điều kiện cho các DN
trong nền kinh tế phát triển tốt hơn. Tóm lại, trên cơ sở mối tương quan trên, nền kinh tế VN sẽ được tiếp thêm sức mạnh để ngày càng tăng trưởng ổn định.
Để nâng cao hiệu quả về mặt thông tin cho thị trường chứng khoán, những giải pháp sau được đề xuất:
- Tăng chất lượng và minh bạch thông tin: Để thơng tin trong các báo cáo tài chính thường niên có chất lượng thì bản thân các DN cần phải tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế tốn, khơng để xảy ra chênh lệch số liệu quá lớn trước và sau kiểm toán. Các cơ quan chức năng cần phải cụ thể hóa các chuẩn mực và hướng dẫn thực hành chi tiết để tạo sự đồng bộ trong cơng tác hạch tốn, lập báo cáo tài chính của DN và của kiểm tốn viên.
- Tăng thêm nội dung thơng tin trên báo cáo tài chính thường niên, ví dụ như các cơ quan quản lý nên bổ sung quy định trong báo cáo thường niên phải có phần phân tích của ban điều hành DN về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm từ đó đưa ra những nguyên nhân và các giải pháp định hướng tiếp theo, … giúp cho các NĐT nhận định, hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định mang tính cá nhân phù hợp.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho TTCK, về rị rỉ thơng tin. Sự rị rỉ thơng tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để tin đồn có “ đất” lộng hành chính từ sự rị rỉ thơng tin. Để có thể hạn chế được vấn nạn này, địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải : rà sốt lại thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin khơng chính xác, để rị rỉ
thông tin bất luận là tổ chức hay cá nhân; xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, DN sử dụng phương tiện truyền thông đưa thông tin sai lệch, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc; nhà nước cần có thơng điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế-tài chính cũng như thơng tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc; cải tiến và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của nhà nước nói chung và TTCK nói riêng.
- Sớm nâng cấp cơ sở hạ tầng để chuyển đổi từ hệ thống lưu ký hai cấp sang hệ thống lưu ký một cấp, giúp các cơ quan chức năng quản lý trực tiếp tài khoản của từng NĐT chứ không chỉ quản lý tài khoản tổng hợp của thành viên lưu ký như hiện nay, góp phần sớm phát hiện các giao dịch đáng nghi xảy ra.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của các NĐT, đặc biệt là các NĐT cá nhân. Việc tăng cường hiểu biết của NĐT về TTCK và khả năng phân tích thơng tin giúp họ tự ra quyết định phù hợp, kiên định với mục tiêu đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của mình, tránh hành động mù quáng theo những tin đồn thất thiệt trên thị trường.
3.2.4.Nhóm giải pháp liên quan đến cung cầu chứng khốn:
- Khuyến khích phát triển các NĐT tổ chức bao gồm nhiều loại hình quỹ khác nhau như quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ,…Với quy trình định giá chun nghiệp, trình độ chun mơn cao và kỷ luật đầu tư nghiêm ngặt, các NĐT tổ chức sẽ giúp TTCK hoạt động hiệu quả hơn.
- Tăng nguồn cung cho thị trường từ các DNNN cổ phần hóa: trên lý thuyết việc đăng ký niêm yết hay không thuộc về đại hội đồng cổ đông công ty. Nhưng do đặc trưng các CTCP Việt Nam hầu hết xuất phát từ q trình cổ phần hóa DNNN, quyền lực chi phối thực sự phần lớn vẫn thuộc về các cổ
đông nhà nước. Xuất phát từ tâm lý sợ mất quyền lợi, sợ phải đối mặt với minh bạch hóa thơng tin nên việc niêm yết rất ít được xem xét tới trong các kỳ đại hội cổ đông của các DN này. Để thay đổi được điều này nhất thiết phải có những biện pháp mạnh tương tự như q trình cổ phần hóa. Tuy nhiên việc tăng cung cũng cần diễn ra thận trọng từng bước. Bản chất thị trường là nơi gặp gỡ cung - cầu, giá cả được xác định trên quan hệ này. Khi đã có lượng cầu tương ứng, chắc chắn lượng cầu này cũng chỉ tập trung vào những cổ phiếu tốt. Thực tế TTCK Việt Nam đã chứng minh có nhiều cơng ty niêm yết lâu năm trên thị trường nhưng khối lượng giao dịch rất khiêm tốn là bài học cần rút kinh nghiệm. Như vậy, cùng với việc tăng cung cho thị trường, thì cần tăng cung có chất lượng như tạo điều kiện cho các NĐT chiến lược (trong và ngồi nước) mua chứng khốn của các DN Việt Nam để các DN Việt Nam cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị DN. Thực tế tại một số NHTM cổ phần có yếu tố nước ngồi cho thấy, khi có sự tham gia của NĐT nước ngồi với tỷ lệ cao, các NHTM đã nhanh chóng xóa đi những yếu kém về năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả hai bên.
- Phát triển thị trường phái sinh là tất yếu cho xu thế phát triển bền vững của TTCK: Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính phái sinh có nguồn gốc từ chứng khốn và có quan hệ chặt chẽ với chứng khốn gốc. Đây chính là cơng cụ tài chính đa năng và là cơng cụ quan trọng được sử dụng một cách linh hoạt để giúp các DN, các NĐT trên TTCK xử lý rủi ro về giá cả chứng khoán và giúp NĐT tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, việc phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập như chính sách quản lý rủi ro thị trường của nhiều cơng ty chứng khốn tại Việt Nam vẫn chưa đủ chuẩn để tham gia vào thị trường, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản lý rủi ro để phòng ngừa các sự cố liên quan đến các sự kiện gây biến
10 0
động giá cao. Để xây dựng được một một TTCK phái sinh phát triển thì phải thực hiện từng bước theo từng giai đoạn cụ thể, bắt đầu từ các sản phẩm đơn giản trước khi đưa ra những sản phẩm phức tạp hơn đồng thời cần xây dựng pháp chế, công nghệ và thu hút sự tham gia của nhiều thành viên nhằm xây dựng thanh khoản đồng thời bảo đảm sự an tồn của hệ thống và tài chính của các thành viên cũng như những thành phần tham gia thị trường. Các cơ quan chức năng nên bắt đầu quan tâm tới việc lên kế hoạch để mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài chuẩn bị xây dựng khung pháp lý và các tổ chức cần thiết như Trung tâm Bù trừ, quỹ bù trừ.
3.2.5.Nhóm giải pháp liên quan đến chỉ số giá chứng khốn:
Hai chỉ số chính trên TTCK là VN-Index và HNX-Index, chủ yếu được xây dựng theo phương pháp bình quân trọng số vốn hóa thị trường lấy quyền số là số cổ phiếu lưu hành hiện tại. Cách tính này tuy đơn giản và tiết kiệm thời gian nhưng không phản ánh giá trị thực của cổ phiếu do chưa tính đến lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường, cũng như chưa hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của những cổ phiếu có tỷ trọng quá cao trong chỉ số.
Do đó, TTCK Việt Nam cần xây dựng thêm các chỉ số mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, giao dịch đa dạng của nhà đầu tư, phản ánh toàn diện hơn những phân khúc thị trường khác nhau bao gồm những cơng ty có quy mơ vốn hóa nhỏ, những cơng ty có quy mơ vốn hóa trung bình và những cơng ty có cùng nhóm ngành nghề. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần có các biện pháp cụ thể sau:
- Cần có một tổ chức có uy tín và được Uỷ ban chứng khốn nhà nước cơng nhận chính thức để tiến hành xây dựng và công bố hệ thống chỉ số giá chứng khốn mới cho tồn TTCK Việt Nam.
- Xây dựng phương pháp tính chỉ số giá chứng khốn theo giá trị vốn hóa có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (phương pháp free - float) nhằm
10 1
giảm thiểu những tác động bất thường và phản ánh sự vận động của thị trường một cách trung thực hơn do chỉ xét các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường, có loại trừ các cổ phiếu do nhóm cổ đơng chi phối, cổ đông chiến lược, cổ đông sáng lập, cổ đông của Nhà nước hoặc các hạn chế về giao dịch cổ phiếu khác (nếu có).
- Cần xây dựng cơ chế công bố thông tin hàng ngày về biến động cơ cấu sở hữu của các DN niêm yết hoặc tỷ lệ cơ cấu sở hữu tại các ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc ngày chốt danh sách cổ đông.
- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả cho TTCK nhằm đảm bảo việc tính tốn, cơng bố chỉ số giá chứng khốn được chính xác góp phần tăng độ tin cậy cho các NĐT, nhà kinh tế khi thực hiện phân tích, nhận định thị trường.
Điều quan trọng nhất là các giải pháp trên cần phải được kết hợp một cách hài hòa, đồng bộ nhằm phát huy tối đa tác dụng trên TTCK Việt Nam.
Kết luận chƣơng 3:
Từ cơ sở lý luận ở chương 1 cũng như kết quả phân tích ở chương 2, tác giả đã đưa ra các giải pháp góp phần phát triển TTCK Việt Nam. Việc bổ sung nhóm giải pháp cho các nhân tố kinh tế vĩ mô và giải pháp hiệu quả về mặt thông tin một phần nào làm cho TTCK phát triển và ổn định, giảm bớt hành vi tâm lý bầy đàn tồn tại trên TTCK trong thời gian vừa qua.
10 2
KẾT LUẬN
Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam kể từ khi hình thành và phát triển đến tháng 04/2013 qua việc phân tích định tính và phân tích định lượng sử dụng mơ hình tự hồi quy vector (VAR). Kết hợp với phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai đã chứng minh rằng TTCK Việt Nam hoạt động vẫn chưa hiệu quả, vẫn bị hành vi tâm lý bầy đàn chi phối, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ lên chỉ số giá chứng khốn thấp, TTCK Việt Nam chưa phản ánh đúng tình hình của nền kinh tế nói chung cũng như tình hình hoạt động của các DN Việt Nam nói riêng. Từ kết quả phân tích có được tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
10 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt:
1. Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều, 2011. Thị trường tài chính. TP.HCM:
Nhà xuất bản lao động - xã hội.
2.Cơng ty Chứng khoán Habubank, 2009. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 - Những yếu tố tích cực. Hà Nội, tháng 03/2009.
3.Cơng ty CP Chứng khốn Âu Việt, 2010. Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 và dự báo năm 2010. TP. HCM, ngày
04/01/2010.
4.Công ty CP Chứng khốn Dầu khí, 2011. Báo cáo thị trường chứng khoán năm 2010. Hà Nội, 2011.
5.Cơng ty CP Chứng khốn FPT, 2008. Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007. Hà Nội, ngày 16/01/2008.
6.Cơng ty CP Chứng khốn FPT, 2009. Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008. Hà Nội, ngày 20/01/20098.
7.Cơng ty CP Chứng khốn Kim Eng, 2013. Tổng quan thị trường chứng khốn Việt Nam. TP.HCM, tháng 04/2013.
8.Cơng ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), 2013. Thị trường chứng khoán Việt Nam 5 năm trong khủng hoảng.
Hà Nội, 2013.
9.Cơng ty CP Chứng khốn Rồng Việt, 2013. Báo cáo phân tích triển vọng thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2013. TP.HCM, ngày 22/04/2013.
10. Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng (GLS), 2009. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 dưới tác động kinh tế vĩ mô. TP. HCM, 2009.
11. Công ty CP Chứng khoán SME (SMES), 2011. Báo cáo nhận định thị trường năm 2011. Hà Nội, ngày 10/01/2011.
12. Công ty CP Truyền thông Việt Nam (VCCorp), 2012. Thị trường chứng khoán 2012: Trái táo độc của mụ phù thủy.< http://cafef.vn/thi-truong-chung-
khoan/thi-truong-chung-khoan-2012-trai-tao-doc-cua-mu-phu-thuy- 20121217034759360ca31.chn> [Ngày truy cập: 25 tháng 05 năm 2013]
13. Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), 2007. Báo cáo vĩ mơ tồn cảnh thị trường năm 2006. Hà Nội, tháng 02/2007.
14. Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), 2011. Báo cáo vĩ mơ và thị trường chứng khốn năm 2010-2011. Hà Nội, ngày 10/01/2011.
15. Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), 2011. Báo cáo vĩ mơ và thị trường chứng khốn năm 2011-2012. Hà Nội, ngày 17/01/2012.
16. Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), 2013. Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường quý 1/2013. Hà Nội, 2013 17. Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Maybank Kim Eng
<http://www.maybank-kimeng.com.vn/kimengportal/viewSectors.do> [Ngày
truy cập: 01 tháng 07 năm 2013]
18. Đào Lê Minh và cộng sự, 2002. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và
19. Dữ liệu Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ
<http://www.eia.gov/dnav/pet/ pet_pri_spt_s1_m.htm>
20. Dữ liệu Ngân hàng nhà nước Việt Nam<http://sbv.gov.vn/portal/ faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq?_afrLoop=10927372384400 &_afrWindowMode=0&_afrWindowId=127s1yrsyj_1#%40%3F_afrWindo wId%3D127s1yrsyj_1%26_afrLoop%3D10927372384400%26_afrWindow Mode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D127s1yrsyj_245>
21. Dữ liệu Ngân hàng Thế giới
<http://data.worldbank.org/indicator/CM.MKT.LCAP.GD.ZS > 22. Dữ liệu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) <http://elibrary-data.imf.org/>
23. Dữ liệu Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội<http://hnx.vn/web/guest/home> 24. Dữ liệu Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
<http://www.hsx.vn/hsx/Default.aspx> 25. Dữ liệu Tổng cục thống kê
<http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217>
26. Lan Hương và Tú Uyên, 2013. Hợp nhất sở giao dịch chứng khoán:
Những phác họa ban đầu < http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/hop-nhat-
so-giao-dich-chung-khoan-nhung-phac-hoa-ban-dau-
20130131072036699ca31.chn> [Ngày truy cập: 30 tháng 06 năm 2013]
27. Lê Hoàng Tâm, 2011. Cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2012-2015 <www.lehoangtam.com>[Ngày truy cập: 25 tháng
05 năm 2013]
28. Lê Thị Huyền Diệu, 2008. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 7 năm