Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh an giang (Trang 65 - 159)

(Nguồn: tổng hợp bởi tác giả)

c. Nghiên cứu sơ bộ định tính Thảo luận tay đơi

Sau khi xây dựng các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận tay đôi nhằm điều chỉnh, bổ sung và phát hiện các nhân tố mới. Tác giả đã thực hiện 5 cuộc khảo sát đối với cán bộ quản lý FDI và quản lý của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh An Giang (phụ lục 1).

Thang đo dự thảo

Thực hiện khảo sát với các DN FDI (N=32) và cán bộ quản lý FDI (N=30)

Bảng phỏng vấn định tính sơ bộ Cơ sở lý thuyết

Thống kê mơ tả Phân tích phi tham số Hệ số PCI, môi trường đầu tư

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ định tính

(Phỏng vấn chuyên gia N=5)

Thảo luận về kết quả nghiên cứu và đưa ra giải pháp Đặt vấn đề nghiên cứu

Bảng câu hỏi (phụ lục) được thiết kế để tiện việc thu thập thông tin. Sau khi phỏng vấn, thảo luận tay đôi với 5 chuyên gia trong lĩnh vực FDI (3 người thuộc cán bộ quản lý FDI tại chính quyền địa phương, 2 người là quản lý của doanh nghiệp FDI). Tác giả điều chỉnh mơ hình theo kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo như sau:

Kết quả nghiên cứu định tính

- Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI:

Nhóm nhân tố chính trị pháp luật:

Nhân tố này được sự đồng ý của 5/5 người tham gia thảo luận cho rằng nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư FDI. Tuy nhiên về các nhân tố để đo lường nhân tố này khơng được sự đồng thuận của 4/5 người. Trong đó, Ơng Trần Ngọc Anh - Phó trưởng ban Quản Lý Khu kinh tế An Giang cho rằng cần bổ sung nhân tố "An ninh trật tự" và nhân tố "Bảo vệ tài sản" vào nhân tố "Chính trị, pháp luật". Ông cho rằng, nhà đầu tư khi đầu tư vào một địa điểm cụ thể rất quan tâm đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương bên cạnh việc xem xét địa phương đó có tình hình chính trị ổn định hay khơng. Hơn nữa địa phương có hỗ trợ giúp nhà đầu tư bảo vệ tài sản hay khơng.

► Ơng Nguyễn Hồng Lân phó phịng Xúc tiến đầu tư - Sở kế hoạch đầu tư An Giang thì góp ý rằng: nên thay đổi nhân tố "hình ảnh của tỉnh" vì nhân tố này rất chung chung. Bên cạnh đó, Ơng cho rằng nên bổ sung thêm nhân tố" bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" và nhân tố "bảo hộ đầu tư" vào. Vì theo ơng, để sau này có thể phát triển vốn đầu tư theo hướng công nghiệp hiện đại như sản xuất linh kiện, các sản phẩm cơng nghệ...thì chính quyền địa phương cần quan tâm đến các nhân tố kể trên.

► Ông Chavalit - Chairman của cơng ty Oriental Garmen An Giang thì cho rằng nên bổ sung thêm nhân tố "tính rõ ràng và minh bạch về pháp lý của địa phương". Ơng giải thích thêm nhân tố về tính minh bạch của pháp lý ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư của cơng ty ơng. Ơng cho rằng, nhân tố pháp lý rõ ràng giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ về chính sách của địa phương, giúp doanh nghiệp có

thể giảm thiểu được các chi phí phát sinh ngồi ý muốn và các chi phí khơng chính thức.

► Ông Emori - CEO của cơng ty Angimex - Kitoku thì cho rằng: Đối với các doanh nghiệp về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nơng nghiệp như ơng thì rất quan tâm về chính sách của địa phương đầu tư về đất đai. Việc thuận tiện trong thủ tục thuê đất cũng như ưu đãi về đất đai rất quan trọng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nơng nghiệp.

Nhóm nhân tố Văn hóa – Xã hội:

Có 3/5 người đồng ý rằng nhân tố văn hóa – xã hội có tác động đến thu hút FDI. ► Theo ý kiến của ông Emori, ông cho rằng, nên chỉnh sửa nhân tố phong tục tập quán (customs) thành nhân tố gần gữi về văn hóa (Cultural proximity). Ơng chia sẻ về điều này, đối với các quản lý doanh nghiệp FDI nhân tố gần gũi về văn hóa sẽ quan trọng hơn nhân tố phong tục tập quán. Gần gũi về văn hóa giúp các nhà quản trị dễ dàng nắm bắt được các nhân tố về thị trường cũng như lao động.

Nhóm nhân tố tài chính:

Có được sự đồng thuận của 3/5 người đối với nhân tố này. Đối với các biến để đo lường nhân tố này, tác giả được phản hồi như sau:

► Đóng góp ý kiến cho nhân tố tài chính, ơng Châu Phú Hòa Trưởng phòng dự án đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang cho rằng nên chỉnh sửa nhân tố tác động tích tụ của đầu tư FDI, Ơng cho rằng nhân tố này không ảnh hưởng đến nhân tố tài chính. Thay vào đó, ơng đề nghị bổ sung và nhân tố "khả năng huy động" vốn vào nhóm nhân tố tài chính vì nhân tố này ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng kinh doanh bằng việc huy động vốn tại nước sở tại. Mặc dù có đến 62% doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay vốn FDI (nghiên cứu của Nguyễn Đình Cung - Khó khăn của doanh nghiệp: vấn đề và giải pháp) tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho rằng các doanh nghiệp FDI đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn tại nước sở tại.

Nhóm nhân tố kinh tế thị trường được tác giả mô tả thông qua 5 biến và nhận được sự đóng góp cho việc chỉnh sửa, hồn thiện mơ hình như sau:

►Theo ơng Emori, đối với các nhà đầu tư tiềm kiếm thị trường tiềm năng thì đây là một nhân tố rất quan trọng.Ông cho rằng cần nên xem xét đến nhân tố các nhà đầu tư thuộc trong và ngoài ngành đã đầu tư vào đây cũng như các đối thủ cạnh tranh chính. Do đó, ơng đề nghị chỉnh sửa biến tác động của đầu tư nội địa sang nhân tố trên.

► Đóng góp thêm cho nhóm nhân tố này ơng Chavalit cho rằng nên thay đổi, chỉnh sửa nhân tố sự đa dạng của công nghiệp cơ bản bằng nhân tố chi phí nguyên liệu và dịch vụ trung gian (Cost of intermediate goods and services) vào. Ơng cịn cho rằng nên bổ sung vào nhân tố khoảng cách đến thị trường xuất khẩu (proximity to export markets) vào nhóm này.

► Theo Ơng Nguyễn Hồng Lân, ông cho rằng nên thay đổi nhân tố sự tăng trưởng của thị trường địa phương bằng nhân tố Sức mua của thị trường. Ông nhận định các nhà đầu tư quan tâm đến sự tăng trưởng của thị trường, tuy nhiên nhân tố này không quan trọng bằng nhân tố về qui mô và sức mua của thị trường. Đối với các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ họ xem xét về qui mô của thị trường bao gồm dân số, chi tiêu...

Nhân tố sự sẵn có của nguồn lực:

Tác giả chỉ xây dựng 2 nhân tố để đo lường nhân tố sẵn có của nguồn lực. Kết quả khảo sát sơ bộ đem lại những sự đóng góp sau:

► Theo ơng Châu Phú Hịa, nên tách nhân tố lao động ra thành hai nhân tố là chất lượng lao động và chi phí của lao động. Theo ông, hiện nay đổi với các doanh nghiệp FDI với ngành kinh doanh là công nghiệp chế biến, họ rất quan tâm đến tay nghề của lao động và quan trọng hơn là chi phí lao động rẻ.

► Cũng cùng ý kiến với ơng Hịa, ơng Chavalit cũng cho rằng, doanh nghiệp chủ yếu tận dụng nguồn lực lao động với chi phí hợp lý tại các nước sở tại để phân bổ và tối thiểu hóa chi phí sản xuất

Nhóm nhân tố này được tác giả mô tả qua 3 biến thông tin liên lạc, chất lượng cơ sở hạ tầng và chi phí vận chuyển và hậu cần.Có 2/3 biến được sự đồng thuận của 4/5 đáp viên. Tuy nhiên, biến thơng tin liên lạc được góp ý chỉnh sửa như sau:

►Ơng Trần Ngọc Ánh cho rằng nhân tố thơng tin liên lạc đã bao gồm trong chất lượng cơ sở hạ tầng nên ông đền nghị loại bỏ nhân tố đó ra và thay bằng nhân tố sự sẵn có của các khu cơng nghiệp. Theo ơng, sự sẵn có của các khu cơng nghiệp được quy hoạch sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt hiện nay, một số doanh nghiệp FDI địi hỏi khu cơng nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu đưa ra như hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải....

- Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến q trình đầu tư FDI: có 5/5 người đồng ý các nhân tố được nêu trong phụ lục 1 có ảnh hưởng đến q trình đầu tư FDI.

Điều chỉnh các biến quan sát

Dựa vào kết quả thu được của nghiên cứu định tính, tác giả điều chỉnh và xây dựng các câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1 là hoàn toàn khơng đồng ý cho đến 5 là hồn toàn đồng ý cụ thể như sau:

 F1. Nhân tố chính trị, pháp luật (Political/Government/ Legal Factors)

1 Ưu đãi về thuế, đất đai đầu tư (Tax or land incentives)

2 Thuận tiện thủ tục thuê/cấp đất (Convenient procedures lease / land)

3 Ổn định chính trị (Political Stability)

4 Các yêu cầu về pháp lý rõ ràng và minh bạch (The legal requirements for clear and transparent)

5 Bảo hộ đầu tư (Expropriation Risk)

6 Bảo vệ tài sản (Protection of property rights)

7 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Protection of intellectual copyrights) 8 An ninh, trật tự (Security and order)

 F2. Nhân tố văn hóa – xã hội (Social and Cultural)

1 Thái độ, niềm tin và các giá trị (Attitudes, Beliefs and Values) 2 Tôn giáo (Religion)

3 Ngôn ngữ và sự giao tiếp (Language and Communication)

4 Gần gũi về văn hóa (Cultural proximity)  F3. Nhân tố tài chính (Financial Factor)

1 Lãi suất hợp lý và ổn định (Reasonable and stable Interest Rate)

2 Tỷ lệ lạm phát cao (High Inflation)

3 Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ((Exchange Rate Fluctuation)

4 Khả năng huy động vốn (Access to Capital)

 F4. Nhân tố kinh tế và thị trường (Economic and Marketing Factors)

1 Quy mô thị trường nội địa (Size of domestic market)

2 Chi phí nguyên liệu, dịch vụ trung gian (Cost of intermediate goods and servise)

3 Sức mua của người tiêu dùng (Wealth of consumers)

4 Khoảng cách đến thị trường xuất khẩu (Proximity to export markets)

5 Các nhà đầu tư trong, ngồi ngành đã có mặt ở đây (Other investors in industry were already there)

6 Các đối thủ cạnh tranh chính (Main competitors)

 F5. Nhân tố sẵn có của các nguồn lực (Availability of resources factors)

1 Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu, dịch vụ trung gian (Availability of intermediate

goods and service)

2 Chất lượng lao động (Quality of labor force)

 F6. Nhân tố cơ sở hạ tầng (Infrastructure factors)

1 Sự sẵn có của các hạ tầng khu công nghiệp (The availability of the

infrastructure of industrial parks)

2 Chất lượng của cơ sở hạ tầng (Infrastructure quality: roads, sea and air ports, railways, telecommunication systems and institutional development such as legal services, accounting etc)

3 Chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần thấp (Low Transport and Logistic Costs)

d. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

- Mục tiêu:

Từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu nhằm đo lường sự quan trọng của các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư (thu hút) FDI cùng các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư FDI tại An Giang.

- Phương pháp:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

Thống kê mô tả: nhằm mô tả đặc điểm của đối tượng phỏng vấn, đồng thời mô tả tần số, mức ý nghĩa của các nhân tố tác động đến thu hút FDI.

Phân tích phi tham số: Đối với cỡ mẫu nhỏ, tác giả chọn phương pháp kiểm định phi tham số thông qua kiểm định Mann Whitney rank-sum test bao gồm các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% để so sánh các nguyên nhân (biến) có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của các nhà quản lý các dự án FDI rằng có hay khơng sự khác biệt giữa việc quyết định đầu tư và không đầu tư thông qua giá trị P value. Từ đó, suy ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào địa phương cụ thể thông qua việc xác định tổng hạng (sum rank), mean, P value, phương sai và độ lệch chuẩn.

2.2.3.2. Xác định mẫu nghiên cứu

- Đối với Quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi và các cổ đơng chính của các doanh nghiệp: có 33 dự án FDI cịn hiệu lực hoạt động ở An Giang trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với các cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý FDI: nghiên cứu này thực hiện trên 30 cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Cơ quan thuế, Sở tài nguyên và môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư của tỉnh An Giang.

a. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tác giả sử dụng trong đề tài để chọn mẫu nghiên cứu đối với các quản lý, cổ đông của dự án FDI và các cán bộ quản lý FDI đối với các cơ quan có liên quan đến FDI sau: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Cơ quan thuế, Sở tài nguyên và môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư của tỉnh An Giang.

b. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin phục vụ mục đích của nghiên cứu. Bảng câu hỏi được chia thành 3 phần: Phần 1 được thiết kế để thu thập những thông tin cơ bản về doanh nghiệp; Phần 2 bao gồm các nhân tố tác động đến việc lựa chọn đầu tư tại tỉnh An Giang, được đo lường bởi thang đo Likert 5 mức độ với 1 là ít quan trọng nhất và 5 là quan trọng nhất; Phần 3 bao gồm các nhân tố tác động đến tiến trình đầu tư và tỉnh An Giang. Phần này cũng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơ lường. Để đảm bảo độ chính xác, bảng câu hỏi được thiết kế như sau:

- Tìm hiểu các nghiên cứu, các bài báo, tạp chí khoa học

- Phỏng vấn tay đôi (phỏng vấn chuyên gia) để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp (Chi tiết bảng câu hỏi được đính trong phụ lục 3)

c. Tỷ lệ trả lời đối với nghiên cứu chính thức

Với số mẫu đã xác định tác giả đã gửi bảng câu hỏi đến hầu hết các doanh nghiệp FDI, với 33 phiếu khảo sát được gửi đi có đến 32 phiếu được trả lời, tỷ lệ trả lời là 97%. Đối với các cán bộ quản lý FDI, 30 phiếu khảo sát đã được gửi đi và nhận được 30 phiếu trả lời, tỷ lệ trả lời là 100%.

2.2.3.3. Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu a. Phân tích đối tượng nghiên cứu: a. Phân tích đối tượng nghiên cứu:

Thơng qua kết quả trả lời từ khảo sát, ta có kết quả như sau:

- Số năm đầu tư: Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các dự án đầu tư nước ngồi tại An Giang có số năm dưới 5 năm. Điều này có thể thấy các dự án FDI này mới đăng ký và tiến hành thực hiện trong thời gian gần đây. Biểu đồ 2.9 dưới đây cho thấy tỷ lệ các dự án phân theo số năm đầu tư.

Biểu đồ 2.9: Các dự án theo số năm đầu tư

Nguồn: dữ liệu khảo sát

- Loại hình đầu tư: Dựa vào biểu đồ 2.10 phân tích loại hình đầu tư của các dự án FDI tại An Giang có thể thấy chủ yếu các dự án FDI tại đây được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài. Tỷ lệ này chiếm 94% so với 6% là vốn FDI liên doanh.

Trên 5 năm 13% Dưới 5 năm 87%

Biểu đồ 2.10: Loại hình đầu tư

Nguồn: dữ liệu khảo sát

- Vốn đầu tư: Dựa vào kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ 2.11, đa số các dự án FDI tại An Giang là các dự án nhỏ. Các dự án FDI có số vốn đăng ký dưới 2,5 triệu đơ la Mỹ chiếm 64% số dự án. Trong đó, các dự án trên 5 triệu đơ la Mỹ cũng đứng tiếp theo với số lượng các dự án chiếm 26% số lượng dự án đăng ký trên địa bàn.

Biểu đồ 2.11: Các dự án đầu tư phân theo tổng vốn đầu tư

- Theo lĩnh vực đầu tư: Dựa vào kết quả khảo sát, các dự án FDI đầu tư vào An Giang chủ yếu ở 3 lĩnh vực sau: công nghiệp chế biến chế tạo (chủ yếu là may mặc), dịch vụ lưu trú và ăn uống (khách sạn), bán lẻ/bán buôn và sửa chữa. Biểu đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh an giang (Trang 65 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)