Ngành đăng ký Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD)
Công Nghiệp chế biến chế tạo 6 134.800.000 8.544.000 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác 12 31.144.739 25.588.349
SX, pp điện, khí, nước, điều hịa 1 26.000.000 0 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6 9.645.190 9.645.190 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3 6.400.000 6.400.000 Cấp nước, xử lý chất thải 1 3.350.000 0
Khai khoáng 1 1.531.895 1.531.895
Hoạt động dịch vụ khác 1 100.000 100.000
Xây dựng 1 100.000 100.000
Vận tải kho bãi 1 0 0
Tổng Cộng 33 213.071.824 51.909.434
Biểu đồ 2.2: Các dự án được cấp phép cịn hiệu lực tính đến cuối năm 2013
Nguồn: Tính tốn từ số liệu sở KHĐT An Giang
2.1.2.3. Đóng góp của FDI đối với An Giang
a. Đóng góp đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
GDP từ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi hầu như khơng có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2010-2014 mặc dù bắt đầu từ năm 2014 lượng vốn FDI tại tỉnh có sự gia tăng vượt bật. Điều này có thể lý giải bởi lý do các dự án mới đăng ký đang trong q trình khởi cơng xây dựng, trong khi các dự án cũ vẫn duy trì khả năng sản xuất không mở rộng so với tổng thể. Về giá trị sản xuất của khu vực này có sự gia tăng tương đối qua các năm, tuy nhiên, đóng góp về GDP cũng như về giá trị sản xuất của khu vực vốn này chỉ chiếm 0.04% (năm 2013)
63.3% 14.6% 12.2% 4.5% 3.0% 1.6% 0.7% 0.0% 0.0% 0.0%
DỰ ÁN FDI THEO NGÀNH CÒN HIỆU LỰC ĐẾN
CUỐI NĂM 2014
Công Nghiệp chế biến chế tạo Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tơ, xe máy và xe có động cơ khác
SX, pp điện, khí, nước, điều hịa
Dịch vụ lưu trú và ăn uống Nông, lâm nghiệp, thủy sản Cấp nước, xử lý chất thải Khai khoáng Hoạt động dịch vụ khác 6 Dự án 134,8 triệu USD 12 Dự án 31,144 triệu USD 1 Dự án 26 triệu USD 6 Dự án 9,645 triệu USD 3 Dự án 6,5 triệu USD
Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất phân theo loại hình kinh tế
Nguồn: Tính tốn từ niêm giám thống kê tỉnh An Giang năm 2013
Biểu đồ 2.4: GDP khu vực FDI
Nguồn: Tính tốn từ niêm giám thống kê tỉnh An Giang năm 2013
10.993,53 870,79 13.385,35 13.992,95 15.669,61 1.144,37 1.409,47 1.571,14 23.958,03 31.791,24 37.532,69 41.438,68 63.242,96 81.595,80 83.204,99 88.923,34 39,15 43,67 47,30 53,63 2010 2011 2012 2013
Giá trị sản xuất phân theo loại hình kinh tế (ĐVT: Tỷ đồng)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi Cá thể Tư nhân Tập thể 45.064.178 57.249.150 61.910.150 67.252.175 21.805 24.129 22.482 25.774 2010 2011 2012 2013 GDP khu vực FDI
b. Đóng góp vào giải quyết việc làm
Trong 5 năm tính từ năm 2009 đến năm 2013 tổng số lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 8.007 người trong số 6.196.500 người trong tổng số lao động chiếm tỷ lệ 0.13%. Trong đó, năm 2012 được xem là năm có tổng số lao động làm việc trong khu vực FDI nhiều nhất với 3.654 người chiếm 0,3% trong tổng lao động. Đối với các dự án mới đăng ký vào An Giang, dự án công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Liên Hiệp (Đài Loan) với tổng số vốn đầu tư là 100 triệu USD, khi đi vào hoạt động ước tính dự án sẽ giải quyết việc làm cho hơn 29.000 lao động tại địa phương.
Biểu đồ 2.5: Lao động phân theo loại hình kinh tế
Nguồn:Tính tốn từ niêm giám thống kê tỉnh An Giang năm 2013
2.1.2.4. Nhận xét thực trạng thu hút FDI vào An Giang
a. Những thành công của công tác thu hút FDI vào An Giang
- Sau nhiều năm thu hút FDI, An Giang đã thu hút được 49 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 416,297 triệu đô la Mỹ và vốn thực hiện là 100,869 triệu đơ la Mỹ. Tính đến hết năm 2014, số dự án còn hiệu lực tại An Giang là 33 dự án với tổng vốn đăng ký là 213,072 triệu đô la Mỹ và vốn thực hiện là 51,909 triệu đô la Mỹ. 1.191.031 1.207.693 1.273.806 1.278.258 1.245.713 702 1,420 748 3.654 1.483 2009 2010 2011 2012 2013
LAO ĐỘNG PHÂN THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
Tổng số Khu vực FDI
- Những năm gần đây, năm nào cũng có dự án đăng ký đầu tư vào An Giang. Trong các ngành thu hút nhiều vốn FDI thì chế biến may mặc nói chung chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Trong 33 dự án được cấp phép cịn hiệu lực có các dự án lớn đăng ký đầu tư vào An Giang, cụ thể là các dự án dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt May Liên Hiệp (Đài Loan) với tổng số vốn đầu tư là 100 triệu USD.
b. Hạn chế trong thu hút đầu tư FDI vào An Giang
- Ngành: các ngành đăng ký đầu tư của các dự án đầu tư vào An Giang chủ yếu là các ngành thuộc công nghiệp chế biến với chủ yếu là các dự án về may mặc; bán lẻ …với ngành may mặc, chủ yếu tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực tại dồi dào tại địa phương điều này cho thấy được các ngành công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế cao chưa được đầu tư vào đây.
- Tốc độ thu hút và tiến độ thực hiện: Từ năm 2006 đến năm 2012, mỗi năm An Giang thu hút được 1 dự án đầu tư đăng ký. Trong những năm gần đây, tỉnh hình thu hút có nhiều tiến triển với năm 2013 có 3 dự án đăng ký và năm 2014 có 13 dự án đăng ký. Tuy nhiên, xét về vốn đăng ký và vốn thực hiện trong suốt giai đoạn, có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó, một số dự án có tiến độ thực hiện chậm.
- Quy mơ thu hút: Ngồi dự án may mặc của Đài Loan, các dự án khác đầu tư vào An Giang chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất đem lại chưa cao.
2.1.3. Thực trạng đầu tư FDI các tỉnh lân cận 2.1.3.1. Đồng Tháp 2.1.3.1. Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với tổng diện tích 3.374 km2, dân số gần 1,7 triệu người, tiếp giáp với các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ và Campuchia với đường biên giới giáp với tỉnh Prây-veng, dài 48 km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế và 05 cặp của khẩu phụ. Đồng Tháp là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực - thực phẩm của cả nước, đứng thứ ba cả nước về tổng sản lượng lúa với trên 3,07 triệu tấn/năm, sản lượng lúa hàng hóa trên 2 triệu tấn. Thủy sản được coi là thế
mạnh thứ 2 sau cây lúa. Đồng Tháp hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra xuất khẩu.
Hiện nay, tỉnh quy hoạch tổng thể 8 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.266ha. Trong đó đã đầu tư hồn thiện hạ tầng kỹ thuật 3 khu cơng nghiệp. Ngồi ra, tỉnh Đồng Tháp có 31 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha và 1 khu kinh tế cửa khẩu vừa là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực (bao gồm: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế).
Với điều kiện tự nhiên và vị trí tương tự An Giang, Đồng Tháp có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý như phát triển kinh tế biên giới, du lịch, dịch vụ vận tải, các ngành công nghiệp bổ trợ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản...Đồng Tháp tiếp tục hồn thiện mơi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư và luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN) thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Năm 2014, quy mô kinh tế ước đạt 51.275 tỷ đồng, bằng 1,8 lần năm 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn/người ước đạt 30,5 triệu đồng (tương đương 1.450 USD)
Tình hình thu hút vốn FDI:
Được đánh giá là tỉnh có chỉ số năng lực PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) cao.Tuy nhiên, vốn FDI đầu tư vào Đồng Tháp lại khá khiêm tốn.Tính đến hết năm 2013, Đồng Tháp có tổng cộng 31 dự án FDI được cấp phép. Trong đó, tổng vốn đăng ký cho đến năm 2013 là 86,33 triệu đô la Mỹ và vốn thực hiện là 63,99 chiếm 77,6%. Số dự án cịn hiệu lực tính đến năm 2013 là 17 dự án với tổng vốn đăng ký là 55,28 và vốn thực hiện là 47,93. Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng đầu về số dự án và số vốn với 15 dự án vốn đăng ký và vốn thực hiện lần lượt là 50,67 và 44,7 chiếm tỷ lệ trên 90% vốn FDI đầu tư vào tỉnh. Do vậy, mặc dù môi trường đầu tư được đánh giá tốt theo hệ số PCI, Đồng Tháp vẫn khá khó khăn trong cơng tác thu hút FDI. Điều này cho thấy rằng chỉ số PCI tại đây không ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư FDI vào địa phương.
Công tác thu hút FDI vẫn cịn một số hạn chế do quy mơ nền kinh tế của tỉnh còn khiêm tốn, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chưa theo sự chuyển biến nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông như: cầu, đường, kho bãi... làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dịch vụ logistic mà thời gian qua các doanh nghiệp cũng rất lo ngại khi muốn đầu tư.