2.1.1. Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập vào ngày 30/09/1994 với mục đích cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp quân đội. Kể từ khi mới thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, ngày nay MB đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong top 10 ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam, với số vốn điều lệ là 10,000 tỷ đồng (cuối năm 2012), cuối tháng 01/2013, Vốn điều lệ MB đã tăng lên 10,625 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 15,000 tỷ đồng vào cuối tháng 04/2013. Xét về tổng tài sản, MB có 175,610 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Số lượng nhân viên MB tăng từ 25 người lên 5,221 người vào cuối năm 2012. Mạng lưới hoạt động MB ngày càng mở rộng khắp với hơn 180 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước và hai chi nhánh ở nước ngoài (Lào và Campuchia) và gần 400 máy ATM.
MB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng trong top 3 tại Việt Nam vào năm 2015, với định vị là ngân hàng thuận tiện với khách hàng. MB đang ngày càng nỗ lực và chứng tỏ khả năng của mình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong dài hạn, MB theo đuổi mơ hình tập đồn tài chính, gồm các cơng ty con: Cơng ty cổ phần chứng khốn MB (MBS), Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB AMC), Công ty cổ phần địa ốc MB (MB Land) và Công ty cổ phần Việt R.E.M.A.X (VietREMAX).
Năm 2012 là một năm nhiều thành cơng của MB, hồn thành phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt là sự ổn định trong phát triển, kiểm sốt tốt nợ xấu, vượt qua khó khăn về thanh khoản, biết tận dụng những cơ hội để vươn lên trong nhóm các ngân hàng cùng quy mơ. Với những kết quả đạt được khá ấn tượng trong
năm 2012, có thể nói MB là một trong những ngân hàng tốt nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Có thể điểm qua một số con số hoạt động đáng chú ý trong năm 2012: tổng tài sản tăng 30% so với mức tăng 2.54% của toàn ngành, vươn lên đứng thứ hai về tổng tài sản, đứng đầu về dư nợ và huy động trong các ngân hàng TMCP có trụ sở ở Hà Nội. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả với lợi nhuận vượt lên các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đứng thứ năm trong ngành ngân hàng, nợ xấu được kiểm soát tốt dưới mức 2%. Các chương trình chiến lược được triển khai đồng bộ theo tiến độ nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên tất cả các phân khúc khách hàng.
Trong năm 2012, MB đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị: Cờ thi đua của chính phủ, cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Cờ và bằng khen của UBND Tp Hà Nội và hơn 30 giải thưởng có uy tín khác của các tổ chức trong và ngồi nước, tiêu biểu như: Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thưởng 100 thương hiệu mạnh ASEAN, Giải thưởng thành viên xuất sắc thị trường sơ cấp Trái phiếu Chính phủ…
2.1.2. Tình hình hoạt động
Một sự kiện đáng chú ý trong năm 2012, MB trở thành một trong Top 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.
2.1.2.1. Huy động vốn
Đi trước, đón đầu xu thế, ngay từ đầu năm 2012, MB đã tập trung thực hiện các giải pháp huy động vốn, đã thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống ban hành chính sách huy động phù hợp với từng đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau. Liên tục triển khai nhiều chương trình tiết kiệm như: “Tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn”, “Tiết kiệm MB, vui hè rộn rã”, “Tiết kiệm MB, tri ân lộc vàng”… và nhiều chương trình khác.
Kết quả huy động vốn đạt được rất ấn tượng. Tính đến ngày 31/12/2012, huy động vốn đạt 152,358 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, và gấp 1.4% tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Kết quả trên đã giúp MB hoàn thành 109% so với kế hoạch.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, MB định hướng phát triển tín dụng theo nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an tồn, hiệu quả và đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. MB đã chủ động xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với chính sách của ngân hàng nhà nước, với nhu cầu khách hàng, tăng cường sự gắn bó và chia sẽ giữa ngân hàng và khách hàng.
Năm 2012, hoạt động tín dụng mang lại cho MB 57% doanh thu, đóng góp 54% lợi nhuận tồn hàng. MB tập trung cho vay ngắn hạn (71% tổng dư nợ) cho các đối tượng khách hàng sau: các tổ chức kinh tế (85.8% tổng dư nợ), trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các lĩnh vực khác nhau: công nghiệp chế biến (26.75% tổng dư nợ), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (11.44% tổng dư nợ), thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (16.16% tổng dư nợ)…
Tổng dư nợ tín dụng (gồm cả dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tính đến ngày 31/12/2012 là 76,314 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, trong khi mặt bằng tăng trưởng tín dụng tồn ngành chỉ có 8.91%, và hoàn thành 106% kế hoạch đề ra.
MB rất chú trọng kiểm soát chất lượng nợ, quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm ngày 31/12/2012 chỉ ở mức 1.84%, tuy có tăng so với mức 1.61% vào cuối năm 2011, nhưng thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu tồn ngành. Trong nhóm nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ, nợ có khả năng mất vốn tăng 23%, nợ nghi ngờ tăng gần gấp 4 lần. Tỷ lệ trích lập dự phịng với nợ xấu MB ở mức 95%, một tỷ lệ tương đối tốt.
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Trong năm 2012, MB đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển nhiều sản phẩm liên kết, có ứng dụng cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại, như: BankPlus cho chuỗi Vinamilk và đối tượng Smart Sim, tiết kiệm trên eMB, dịch vụ chuyển tiền online hợp tác với Viettel, sản phẩm tài khoản số đẹp.
Bảo lãnh: số dư đạt 21,222 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2011, và đạt 130% kế hoạch năm 2012.
Thanh toán quốc tế: doanh số đạt 6,240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011, và hoàn thành 105% kế hoạch đề ra.
Kiều hối: Doanh số đạt 385 triệu USD, tăng 75% so với năm 2011, vượt kế hoạch năm 2012, với 110%
Thẻ: Số thẻ phát triển mới 145,345 thẻ, lũy kế cuối kỳ đạt 680,064 thẻ, hoàn thành 83% kế hoạch năm. Phát triển mới 512 POS, lũy kế đạt 1,106 POS, hoàn thành 150% kế hoạch. Phát triển mới 61 ATM, lũy kế cuối kỳ đạt 388 ATM, hoàn thành 61% kế hoạch.
Tổng thu từ dịch vụ đạt 733 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2011, chiếm 9,38% trong tổng thu nhập hoạt động.
2.1.2.4. Hoạt động đầu tư
Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, hoạt động đầu tư vào chứng khốn kinh doanh, giảm cả quy mơ và tỷ trọng.
Tuy vậy, quy mô hoạt động đầu tư của MB có xu hướng ngày càng tăng, tăng nhanh nhất là năm 2012, tăng 192% so với năm 2011, gấp 4,3 lần so với năm 2008. Danh mục đầu tư của MB năm 2012 chiếm 25% tổng tài sản, và chủ yếu là chứng khoán đầu tư (95% tổng danh mục), chứng khoán kinh doanh chiếm khoảng 1% (trong khi năm 2011, tỷ trọng này là 5%).
22,953 19,184 11,536 10,237 Đvt Tỷ đồng 44,090 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB
Hình 2.1: Quy mơ hoạt động đầu tư
Chứng khoán kinh doanh năm 2012 giảm mạnh, còn 490 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2011. Trong khi đó, chứng khốn đầu tư tăng mạnh từ 19,872 tỷ đồng năm 2011 lên 41,904 tỷ đồng năm 2012, có khoản 90% là chứng khốn đầu tư sẵn sàng để bán trị giá 37,806 tỷ đồng, phần cịn lại là chứng khốn giữ đến ngày đáo hạn.
Một số hoạt động đầu tư khác: đầu tư vào công ty liên kết (tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty CP Bảo hiểm quân đội lên 49.76% vào năm 2012), đầu tư góp vốn dài hạn (góp vốn vào tổ chức kinh tế, đầu tư dự án dài hạn và đầu tư vào quỹ đầu tư.
2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của MB với các đối thủ khác
MB trực thuộc bộ quốc phịng quản lý vì vậy khách hàng là các doanh nghiệp quân đội khá nhiều. Đây là lợi thế của MB so với các ngân hàng khác vì hầu hết các doanh nghiệp thuộc qn đội quản lý đều có quy mơ tài sản khá lớn, hoạt động hiệu quả và tài chính dồi dào.
2.2.1. Năng lực tài chính
Bảng 2.1 : Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM năm 2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu CTG VCB ACB MB EIB STB SHB Trung bình ngành
Vốn CSH 26,219 32,420 9,377 10,320 12,527 10,905 8,962 15,819
Tổng tài sản 503,530 414,475 177,012 175,609 170,156 152,118 116,537 244,205
Nguồn : Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2012
Xét về năng lực tài chính, đến thời điểm 31/12/2012, MB vẫn là NHTM có tiềm lực tài chính mạnh, thuộc nhóm giữa trong hệ thống các ngân hàng đang so sánh.
Tuy nhiên, mức vốn chủ sở hữu trên vẫn cịn khá khiêm tốn so với trung bình ngành và so với các ngân hàng nước ngoài trong khu vực, điều này làm cho năng lực cạnh tranh của MB sẽ suy giảm khi sử dụng các yếu tố có liên quan đến vốn tự có cụ thể như:
- Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Theo qui định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng khơng vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Giới hạn về huy động: Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa gấp 20 lần so với vốn tự có.
- Hạn chế việc đầu tư và phát triển cơng nghệ vì theo qui định thì các NHTM chỉ được sử dụng 50% vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư tài sản cố định, công nghệ….
- Theo xu thế tăng vốn của các NHTM cổ phần thì năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần sẽ được nâng lên đáng kể, tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của MB trên thị trường Việt Nam trong những năm sắp đến.
Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ của mình các NHTM đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lược của mình là các nước ngoài để liên kết nhằm tạo tăng cường sức mạnh tranh canh của mình thơng qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm
mới, một số NHTM cổ phần có vốn của ngân hàng nước ngồi chi tiết như Bảng 2.2
Bảng 2.2: Các NHTM trong nước có sở hữu của đối tác nước ngoài
Ngân hàng Đối tác nước ngoài Tỷ lệ sở hữu
Vietinbank The Bank Of Tokyo - Mitsubishi UFJ. LTd IFC (International Finance Corporation)
20% 10% Vietcombank Mizuho Corporate Bank. Ltd 15%
ACB
Standard Chartered APR Ltd 8.77%
Connaught Investors Ltd 7.26%
(đại diện bởi ông Pisit Leeahtam)
Dragon Financial Holdings Limited 6.81% Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited 6.23% Eximbank VOF Investment Limited,
Sumitomo Mitsui Banking Corp
5.02% 15,00%
Sacombank
International Finace Corporation 5.25% Dragon Finance Corporation 8.77% Amersham Industries Limited 0.35%
SHB
Market Vectors ETF Trust – 4.42% Market Vectors Vietnam ETF
Deutsche Bank Aktiengesellschaf 3.43%
Nguồn: Tổng hợp từ các trang web của các NHTM, 2012
Ngoài những lợi ích mang giá trị thực tế mà các NHTM cổ phần có được thơng qua sự liên kết với các Tổ chức tài chính hay Tập đồn tài chính nước ngồi mà các NHTM cổ phần cịn tạo được uy tín, thương hiệu của mình nhờ thương hiệu của các đối tác chiến lược trên. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó.
2.2.2. Năng lực hoạt động
Huy động và cho vay là hai hoạt động then chốt của ngân hàng. Phần lớn lợi nhuận thu được của ngân hàng là chênh lệch lãi suất giữa hai hoạt động này.
Bảng 2.3: Tăng trưởng huy động và tín dụng năm 2012
Ngân hàng Tăng trưởng huy động (%) Tăng trưởng cho vay (%)
Vietinbank 12.37 13.53 Vietcombank 25.28 15.57 ACB -11.94 0.48 MB 31.49 26.25 Eximbank 31.32 0.37 Sacombank 43.10 19.02 SHB 123.08 93.32
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2012
ACB giảm ở cả hai mảng huy động và cho vay; Eximbank tăng trưởng cho vay khá thấp; Vietcombank, Sacombank thì huy động lại tăng trưởng quá mạnh so với hoạt động cho vay, ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh; SHB tăng trưởng mạnh nhất do Habubank sáp nhập vào; Vietinbank hoạt động cũng hiệu quả nhưng không cao hơn mức trung bình tồn ngành bao nhiêu. Như vậy, MB tăng trưởng huy động và cho vay rất tốt so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng trong năm 2012.
2.2.3. Khả năng sinh lời
So với các NHTM khác về các hệ số tài chính đánh giá năng lực tài chính của NHTM thì đến hết năm 2012 MB vẫn chiếm ưu thế. Hệ số ROA của MB cao nhất, cao hơn cả CTG, tỷ số ROE cao hơn trung bình ngành, đứng thứ hai sau CTG.
Bảng 2.4: Các hệ số tài chính của các NHTM năm 2012
Chỉ tiêu CTG VCB ACB MB EIB STB SHB Trung bình ngành
ROA (%) 1.2 1.1 0.5 1.3 1.3 0.7 0 0.9
ROE (%) 23 14 10 22 17 9 0 14
Năm 2012, là năm khó khăn chung của tồn ngành tài chính, vì vậy lợi nhuận có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011.
Đvt: tỷ đồng
Nguồn : Báo cáo thường niên của các NHTM
Hình 2.2: Lợi nhuận sau thuế các ngân hàng thương mại
Trong số 8 ngân hàng trên thì chỉ có MB và Vietcombank duy trì được lợi nhuận tăng trưởng nhẹ so với năm 2011. Các ngân hàng khác đều có lợi nhuận giảm so với năm 2011. SHB và ACB có lợi nhuận giảm mạnh nhất. SHB có lợi nhuận sụt giảm nhiều nhất sau khi nhận trách nhiệm tái cơ cấu và cáng đáng ngân hàng yếu kém Habubank. SHB lỗ 95 tỷ đồng trong năm tài khóa 2012 và nếu tính cả khoản lợi nhuận để lại từ năm 2011, SHB mới lãi lũy kế 26 tỷ đồng đến ngày 31/12/2012. ACB là ngân hàng cổ phần có tốc độ lợi nhuận giảm lớn thứ hai. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm 71% là vì vàng và ngoại hối lỗ 1,863 tỷ đồng.
So sánh các chỉ tiêu hiệu suất sinh lời giữa các ngân hàng năm 2012, dễ dàng nhận thấy Vietinbank và MB hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Vietcombank tuy lợi nhuận năm 2012 tăng nhưng vốn chủ sở hữu lại khá cao, vì vậy ROE của Vietcombank là 14% thấp hơn khá nhiều so với Vietinbank 23% và MB 22%.
Thơng qua các tỷ số tài chính, dễ thấy sức khỏe tài chính cũng như năng lực hoạt động của ngân hàng MB là hiệu quả nhất trong số các ngân hàng niêm yết, tỷ lệ E/P = 17.2% khá cao so với lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
2.2.4. Thị phần hoạt động
Đến thời điểm 31/12/2012, cả nước có 34 NHTM cổ phần, 14 NHTM nước ngoài, 06 Ngân hàng liên doanh, 05 NHTM quốc doanh, 01 Ngân hàng chính sách
và 01 Ngân hàng phát triển. Năm 2012, khả năng huy động vốn của MB khá tốt, chỉ sau Vietinbank, Vietcombank và ACB, cao hơn cả Sacombank, Eximbank và SHB.
Bảng 2.5: Số dư huy động vốn các NHTM cổ phần ở Việt Nam năm 2012 Tên ngân hàng Huy động vốn (tỷ đồng)
Vietinbank 288,271 Vietcombank 284,514 ACB 125,233 MB 117,747 Eximbank 70,458 Sacombank 107,746 SHB 77,598 2.2.5. Tính đa dạng của sản phẩm
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM 2012
Tính đa dạng của sản phẩm khơng đơn thuần chỉ là những sản phẩm mới mà là những sản phẩm mới ra đời trên sự biến đổi của sản phẩm truyền thống nhưng xét về bản chất cũng có thể là một.
Số lượng sản phẩm năm 2012 tăng gấp đôi so với năm 2011, với sản phẩm