Định hướng phát triển củaMB đến 2015

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Với những giá trị cốt lõi và những thành quả đã đạt được trong những năm vừa qua, Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Quân Đội đã đưa ra những mục tiêu chiến lược mà MB phải đạt được đến năm 2015, cụ thể là (1)MB sẽ là một trong 3 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam, và (2) MB đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 lần đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành.

Việc đề ra các mục tiêu cụ thể, định hướng rõ ràng sẽ giúp MB có thể hướng tới kỳ vọng vào năm 2015 sẽ đạt được, trở thành ngân hàng thuận tiện với khách hàng dựa ba trụ cột chính: ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp và ngân hàng giao dịch. Toàn thể cán bộ công nhân viên cùng thực hiện các mục tiêu do ban lãnh đạo đề ra, dựa trên hai nền tảng: (1) luôn quan tâm, chú trọng hàng đầu về vấn đề quản trị rủi ro, (2) kế đó là các sản phẩm dịch vụ cung cấp phải hướng đến khách hàng.

Hồn thiện mơ hình tổ chức hiện đại, đặc biệt chú trọng xây dựng Khối kiểm tra kiểm soát nội bộ, Khối quản trị rủi ro, Ủy ban ALCO, … Có như thế MB mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững, do đã được kiểm soát tốt rủi ro và tổ chức hợp lý.

3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của MB 3.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Để cạnh tranh nhau, các NHTM cổ phần luôn tung ra thị trường những dịng sản phẩm mới, mang tính cơng nghệ cao, đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng như: quản lý ngân quỹ, homebanking, cho thuê két sắt…

Số lượng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng MB hiện đang cung cấp khá nhiều, hiện đại và đa dạng, có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, để mở rộng thị phần, MB cần đầu tư nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ khác, phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn nữa.

là một số giải pháp để phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của MB: - Thứ nhất, thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm bên

cạnh phòng Marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng trên cơ sở những lợi thế vốn có của MB để đưa ra nhữngdòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng;

- Thứ hai, đa dạng hóa các dịng sản phẩm mới trên nền tảng của sản phẩm truyền thống để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; phân khúc thị trường để cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và lợi thế của MB.

- Thứ ba, phát triển những sản phẩm mới (đối với MB) dựa trên những lợi thế

có sẵn của MB hay trên cơ sở có sẳn của các TCTD khác đang áp dụng,. - Thứ tư, nâng cao chất lượng bộ phận marketing, xây dựng một chiến lược

marketing phù hợp với từng sản phẩm để giúp khách hàng hiểu và tiếp cận dòng sản phẩm mới một cách hiệu quả. Đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp thị trong lịng mỗi cán bộ ngân hàng, chứ khơng chỉ bộ phận marketing. - Thứ năm, Hoàn thiện tốt nhất cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tín đảm bảo sự

phát triển được các dịng sản phẩm mang tính cơng nghệ cao. Đảm bảo sự đồng bộ về mặt công nghệ giữa các chi nhánh và phịng giao dịch, tránh tình trạng tắt nghẻn trong đường truyền, gây tâm lý không tốt cho người tiêu dung, cũng như làm nền tảng cho sự phát triển những dịng sản phẩm mới.. - Thứ sáu, cần thể hiện tính chuyên nghiệp khi cung cấp sản phẩm, đặc biệt là

sản phẩm, dịch vụ mới, nhằm tạo cho khách hàng niềm tin khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

3.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Ngày nay, chất lượng dịch vụ cũng được xem là một tiêu thức quan trọng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Trong những năm trước đây, khi mà thị trường Ngành ngân hàng còn kém phát triển, người tiêu dùng chỉ biết đến ngân hàng với vai trò “Xin _Cho”. Ngày nay, ngành ngân hàng lại được xem là ngành cạnh tranh mạnh mẽ nhất, với sự lớn mạnh của các NHTM cổ phần ngày đang thay

đổi với hàng lọat những sản phẩm dịch vụ mới, chất lượng lượng luôn được đẩy lên hàng đầu....

Ngày nay, sản phẩm các ngân hàng khá tương đồng nhau, chỉ cần sản phẩm ngân hàng này ưu điểm hơn sản phẩm ngân hàng khác cũng có thể làm khách hàng thay đổi quyết định gửi tiền của mình. Nhận biết được điều đó, nên MB đã đưa và một trong giá trị cốt lõi, chính là chăm sóc khách hàng. Về mặt này MB thực hiện khá tốt trong thời gian vừa qua, và trong tương lai MB cần cố gắng giữ vững những kết quả đã đạt được ở hiện tại. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh MB cần phải:

- Thứ nhất, xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên giao dịch có trình độ nghiệp vụ chun mơn cao; có tinh thần trách nhiệm tốt; có phẩm chất đạo đức tốt; tác phong công việc nghiêm chỉnh, tính tình trung thực, ln xem trọng khách hàng. Nhân viên ngân hàng phải hiểu và nhận biết được sự sống còn của ngân hàng chính là khách hàng… biết thơng cảm và có những quan tâm chia sẻ đối với những khách hàng thường xuyên, cũng như những khách hàng mới. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thân thiện khi đến giao dịch và giúp họ trở thành khách hàng truyền thống và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Thứ hai, hồn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tốt; trang thiết bị và

công nghệ hiện đại; vị trí kinh doanh hợp lý, không gian giao dịch thóang mát, lịch sự và văn minh. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi đến giao dịch với ngân hàng.

- Thứ ba, tiếp tục hồn thiện cơng nghệ, chất lượng chun mơn của nhân viên

đảm bảo tính chính xác, kịp thời, bảo mật và an tồn cho tài sản của khách hàng khi đến giao dịch.

- Thứ tư, mỗi chi nhánh, phòng giao dịch phải đảm bảo được đội ngũ cán bộ

công nhân viên hướng dẫn, trả lời và giải quyết những vấn đề thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách nhanh nhất, đảm bảo quyền lợi của khách hàng trên sự hài hịa lợi ích của Ngân hàng. Tránh tình trạng gây bất mãn,

thờ ơ hay lãng tránh trả lời những kiếu nại của khách hàng, mỗi nhân viên ngân hàng không được tranh cải với khách hàng dù bất kỳ trường hợp nào, mà phải hướng dẫn, giải thích cho khách hàng biết những gì khách hàng chưa hiểu hay hiểu nhầm lẫn đảm bảo giữ được hịa khí giữa khách hàng và ngân hàng.

- Thứ năm, tiếp tục hồn thiện biểu phí giao dịch đảm bảo tính cạnh tranh cao,

có chính sách khuyến mãi, tặng quà đến những khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng.

- Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nội bộ nhằm nâng cao nhận

thức về chất lượng dịch vụ khách hàng cho tồn thể nhân viên, duy trì và mở rộng đối tượng trong việc thực hiện chăm sóc khách hàng.

- Thứ bảy, thường xuyên đánh giá chất lượng, sử dụng các tiêu chuẩn đo như

ISO, 5S… tạo nề nếp quản lý chất lượng trong hệ thống.

3.3.3. Phát triển nhân lực

Từ bấy lâu nay, vấn đề nhân sự luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, nó có vai trị quan trọng quyết định đến sự phát triển hay diệt vong của một doanh nghiệp nói chung. Khi mà thị trường tài chính Việt Nam đã và đang phát triển khá mạnh trong những năm gần đây thì vấn đề nguồn nhân lực càng được đề cao hơn bao giờ hết.

MB hiện đang có nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, có chế độ lương thưởng có thể xem là khá cao so với mặt bằng chung các ngân hàng. Đây có thể xem là ưu điểm của MB, vì với điều kiện này thì việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc cùng với khả năng tiếp nhận cái mới, tinh thần làm việc năng động, nhiệt huyết ở nhân viên là tương đối cao. Dù sở hữu một lực lượng lao động hùng hậu trong ngành ngân hàng cho đến thời điểm này. Tuy nhiên, công tác quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của MB còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết. MB chưa có chính sách trong việc thăng tiến rõ ràng, và áp lực công việc khá lớn, làm cho nhân viên chưa thật sự thỏa mãn với những gì họ làm. Điều này sẽ có tác động khơng tốt đến tinh thần làm việc của nhân viên và gián

tiếp ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.

Chính vì thế, MB cần có chính sách rõ ràng hơn, và nên tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc, để họ có thể phát huy hết khả năng thực của mình. Khi đó, tinh thần làm việc của họ sẽ được cải thiện, tác động tích cực đến tư duy, thái độ và cách họ phục vụ khách hàng.

3.3.4. Xây dựng và quảng bá thương hiệu

Ngoài việc tham gia vào các chương trình hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách, các hoạt động tri ân có ý nghĩa thiết thực.. mà MB đã và đang thực hiện, MB cần tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động cộng đồng khác nhằm quảng bá thương hiệu MB.

Mục đích chính là sử dụng các công cụ (bảng quảng cáo, logo trên quà tặng,

túi môi trường…) nhằm làm cho khách hàng nhớ đến MB một cách dễ dàng và

nhanh nhất.

Ngoài ra, MB cần mở rộng các hoạt động cộng đồng, không chỉ dừng lại ở các chương trình hỗ trợ nhà cho gia đình chính sách…, có thể tham gia vào các chương trình, sự kiện lớn, để có thể mang thương hiệu MB đến gần với nhiều khách hàng hơn nữa.

3.3.5. Nâng cao năng lực tài chính

Kết quả thu được từ mơ hình nghiên cứu ở chương 2, xét theo phương trình hồi quy (2.3), năng lực tài chính chiếm 0.242, đây là hệ số lớn nhất trong phương

trình. Hơn nữa, vai trị quan trọng của vốn chủ sở hữu đối với NHTM là rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh hóa năng lực tài chính của NHTM theo chuẩn mực quốc tế. Dù là một trong những NHTM cổ phần trong nước có năng lực tài lớn tương đối mạnh. Tuy nhiên, năng lực tài chính của MB vẫn cịn khá thấp so với các NHTM cổ phần khác trong khu vực. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một NHTM không thể đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt mức 15% vốn chủ sở hữu của NHTM đó và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM như: cấp tín dụng,

bảo lãnh…Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà MB phải làm trong giai đoạn hiện nay. Một số cách tăng vốn của MB trong giai đoạn hiện nay là:

Thứ nhất, tăng vốn cấp 1:

+ Tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, tuy nhiên, cách này có chi phí phát hành cao, làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, có nguy cơ pha lỗng giá cổ phần, giảm cổ tức trên mỗi cổ phiếu, làm giảm khả năng sử dụng tỷ lệ địn bẩy tài chính mà ngân hàng đang có.

+ Tăng lợi nhuận giữ lại: tăng vốn mà không phụ thuộc vào thị trường vốn, nên làm giảm chi phí huy động vốn thả nổi, không tốn kém chi phí, khơng phải hồn trả, khơng làm lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng của cổ đơng hiện thời và lợi nhuận từ mỗi cổ phiếu họ đang nắm giữ trong những năm sau. Tuy nhiên, biện pháp này khơng nên áp dụng thường xun vì làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông, gặp bất lợi về thuế, chịu ảnh hưởng khi lãi suất thay đổi và những điều kiện kinh tế mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt trực tiếp.

+ Tăng quỹ được tính vào vốn cấp 1: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Thứ hai, tăng vốn cấp 2:

+ Đánh giá lại tài sản cố định, phải được thực hiện một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả. Đây là giải pháp có thể thực hiện một cách chủ động, nhanh chóng mà lại hiệu quả trong việc tăng vốn cấp 2 bởi vì hầu hết các tài sản cố định của MB là bất động sản. Vì vậy, nếu tài sản cố định củaMB được đánh giá lại thì vốn cấp 2 của MB sẽ tăng lên đáng kể.

3.3.6. Nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh

Năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, đáng quan tâm nhất là thị phần và hai chỉ số ROA, ROE.

Mục tiêu của MB hiện tại cần phải duy trì và mở rộng thị phần, thường xun có những chương trình, hay sản phẩm phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

Bên cạnh đó, để giữ vững thị phần, MB cần chú trọng vào việc xây dựng và hồn thiện các chương trình chăm sóc khách hàng hiện hữu. Đấy là mục tiêu quan trọng cần phải thực hiện liên tục và triệt để.

Các tỷ số tài chính ROE và ROA càng cao, càng thể hiện năng lực hoạt động của ngân hàng. Để có thể tăng ROE hay ROA thì cần tăng những nội dung ở phần mẫu số, tức là tăng lợi nhuận sau thuế, giảm chi phí liên quan…Những nội dung này thuộc về chiến lược trong kinh doanh của MB, được quy định và định hướng rõ trong từng thời kỳ cụ thể. Banh lãnh đạo là những người có chức năng, vai trị quan trọng trong việc vạch ra kế hoạch cho ngân hàng, đồng thời phải kiểm sốt trong q trình hoạt động của ngân hàng trong kỳ kế hoạch.

3.3.7. Khơng ngừng nâng cấp và hồn thiện hệ thống cơng nghệ kỹ thuật

Ngân hàng có trở thành một tập đồn tài chính hàng đầu, hay là một nhà bán lẻ chuyên nghiệp hay không? Chất lượng dịch vụ có được xem là hồn hảo hay khơng? Điều có sự góp mặt khơng nhỏ của yếu tố cơng nghệ công tin. Hầu hết các sản phẩm mới mà các Ngân hàng đang hướng đến đều bị chi phối bởi công nghệ thông tin như: sản phẩm home_banking, inter_banking, sản phẩm thẻ, thị trường phái sinh….

Kết quả hồi quy đã cho thấy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố trình độ kỹ thuật cơng nghệ chiếm đến 0.193, chỉ sau nhân tố năng lực tài chính. Điều này cho thấy nhân tố trình độ cơng nghệ cũng có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của MB.vì thế để có thể phát triển sản phẩm mới, chuyển dịch tỷ trọng thu ngòai dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ… MB cần phải tiếp tục triển khai một số vấn đề sau:

- Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống T24 từ thành thị đến nơng thơn để từ có có thể triển khai hồn hảo hệ thống gửi và rút nhiều nơi trong cùng một hệ thống; rà sốt, kiểm tra lại chương trình T24 nhằm tránh các vấn đề như tình trạng nghẻn đường truyền, lỗi cơ sở dữ liệu do khi chuyển đổi từ dữ liệu củ sang dữ liệu mới…

một khi các sản phẩm mang tính cơng nghệ cao như Home_Banking, thẻ tín dụng, thẻ Visa… được ra đời thì tội phạm trên mạng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, chúng có thể gây tổn hại cho bất kỳ hệ thống ngân hàng, khách hàng nào. Những tổn hại này sẽ làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.3.8. Một số giài pháp khác

Nâng cao công tác quản trị tài sản nợ_ tài sản có

Quản trị tài sản nợ_ có là một phần khơng thể thiếu được cho sự tồn tại của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w