CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 Dịch vụ giáo dục đại học và đo lường dịch vụ giáo dục đại học
2.2.2 Nhìn nhận giáo dục đại học ở góc độ dịch vụ
Giáo dục đại học có thể nhìn nhận ở góc độ dịch vụ bởi các lý do sau:
- Giáo dục đại học có những đặc trưng của dịch vụ như: tính vơ hình, tính khơng thể tách rời, tính khơng đồng nhất và tính khơng thể tồn trữ. Sản phẩm của giáo dục đại học và gia tăng về tri thức và kỹ năng cho người tham gia đào tạo. Tri thức và kỹ năng là những sản phẩm vơ hình, khơng trực tiếp nhìn thấy, sờ thấy được. Trong điều kiện giáo dục, việc truyền đạt của giáo viên và việc học tập của sinh viên là hai hành động diễn ra song song, theo lộ trình và theo chương trình đào tạo – tính khơng thể tách rời. Tính khơng đồng nhất trong giáo dục đại học thể hiện ở chỗ cùng môi trường học tập, cùng một giảng viên, cùng một bài giảng nhưng việc cảm nhận của mỗi sinh viên mỗi khác nhau và việc cung cấp kiến thức của giảng viên mỗi giờ lên lớp cũng khơng hồn tồn như nhau. Và cuối cùng là tính khơng thể tồn trữ của giáo dục đại học thể hiện ở việc tham gia lớp học theo thời khóa biểu lên sẵn, nếu sinh viên khơng tham gia tiết học đó thì khơng thể “để dành” tiết học đó lại cho lần sau. Sinh viên chỉ có thể tham gia lớp học khác, tiết học khác vào thời điểm khác. Việc trải nghiệm, tiêu dùng sản phẩm mà giáo dục cung cấp mang đầy đủ những đặc trưng của sản phẩm mà dịch vụ cung cấp.
- Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 29/2012/TT – BGDĐT ban hành 10/09/2012 về việc có quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có quy định “Các nhà tài trợ không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản
tài trợ cho cơ sở giáo dục”. Và cơ sở giáo dục đại học thuộc đối tượng áp dụng của thông tư này. Thơng tư này một phần cũng nhìn nhận giáo dục ở góc độ dịch vụ.
- Ngồi ra, hoạt động giáo dục có một số đặc trưng của hoạt động cung ứng dịch vụ: gồm một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9, Điều 3, Luật thương mại 2005). Trong đó, bên cung ứng dịch vụ là nhà trường, bên sử dụng dịch vụ là người học và khoản thanh tốn là học phí và lệ phí theo quy định nhà trường. Tuy nhiên vì giáo dục đại học là loại dịch vụ đặc biệt và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục chứ không phải Luật Thương mại.
Như vậy, nếu căn cứ những đặc trưng của hoạt động giáo dục đại học và khơng đề cập đến quyền kiểm sốt của nhà nước vì lợi ích chung của xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận thì trường đại học có thể nhìn nhận ở góc độ là một đơn vị cung ứng dịch vụ và giáo dục đại học là dịch vụ. Trong đó, sinh viên được nhìn nhận là đối tượng khách hàng tiên quyết và trọng tâm của dịch vụ giáo dục (Crawford, 1991; Galloway, 1998) bên cạnh những đối tượng khách hàng có liên quan như: phụ huynh, giảng viên, nhà tuyển dụng và Chính phủ (Abdullah, 2006a).
Vì giáo dục đại học có thể nhìn nhận ở góc độ dịch vụ nên việc đo lường chất lượng giáo dục đại học có thể tận dụng cơng cụ đo lường chất lượng trong dịch vụ.