CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4 nghị giả thuyết nghiên cứu
Nếu sinh viên cảm nhận tốt về khía cạnh cung cấp học thuật của nhà trường, cảm nhận được học tập với những giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm với việc thường xuyên áp dụng phương pháp tốt trong quá trình học tập, giao tiếp với sinh viên cũng như cảm nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía giảng viên thì sinh viên có xu hướng nói tốt về nhà trường cho người khác nghe.
Từ lập luận trên, giả thiết đầu tiên được đưa ra là:
H1: Khía cạnh học thuật có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV.
Chương trình học tập nhà trường được thiết kế đa dạng, đáp ứng nhu cầu xã hội, nội dung kiến thức cập nhật và thiết kế thời gian hợp lý. Sinh viên có thêm sự lựa chọn trong mơn học, tạo sự chủ động và tăng sự tự do lựa chọn cho sinh viên trong học tập thì sinh viên có xu hướng muốn chia sẻ sự thích thú, sự hài lịng này của mình về chương trình học của trường cho bạn bè, người thân nghe.
Từ lập luận trên, giả thiết thứ hai được đưa ra là:
H2: Chương trình học có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại với quy mô lớp vừa phải tạo điều kiện cho sinh viên tập trung chú ý và tiếp thu tốt hơn trong lớp học. Địa điểm đặt trường khang trang, thuận lợi việc giao thông cũng như không gian sinh hoạt của nhà
trường đáp ứng tốt cho học tập và giải trí cho sinh viên thì sinh viên sẽ vui vẻ chia sẻ những trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất của nhà trường.
Từ lập luận trên, giả thiết thứ ba được đưa ra là:
H3: Cơ sở vật chất có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV.
Trong quá trình học tập tại nhà trường, sinh viên thường xuyên có những vấn đề liên quan học vụ cần trao đổi và làm việc trực tiếp với nhân viên hành chính hay giáo vụ của nhà trường. Nếu khi sinh viên tiếp cận với lực lượng phục vụ này của nhà trường mà nhận được sự quan tâm, thái độ làm việc tích cực, giữ đúng hẹn, nhã nhặn giao tiếp với sinh viên cũng như sự am hiểu về quy trình thủ tục và sao lục hồ sơ chính xác thì sinh viên đánh giá tích cực hơn về khía cạnh tiếp cận của nhà trường. Đặc biệt sinh viên có xu hướng truyền miệng tích cực hơn nếu nhận được sự phục vụ chu đáo khi sinh viên có vấn đề rắc rối, cần sự tư vấn và giải quyết.
Từ lập luận trên, giả thiết thứ tư được đưa ra là:
H4: Sự tiếp cận có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV.
Với những khía cạnh ngồi học thuật như: tôn trọng tự do, riêng tư của sinh viên, cung cấp dịch vụ tư vấn, y tế, vệ sinh tốt cũng như khích lệ hỗ trợ hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đồn hội của sinh viên… thì nhà trường cũng nhận được sự phản ánh cũng như những câu chuyện tốt của sinh viên khi nói chuyện với bạn bè, người thân…
Từ lập luận trên, giả thiết được đưa ra là:
H5: Khía cạnh ngồi học thuật có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng SV.
Với cảm nhận về danh tiếng của trường đại học như có hình ảnh chun nghiệp, sinh viên của trường dễ dàng được tuyển dụng… Những cảm nhận tốt về danh tiếng nói chung này nếu sinh viên cảm nhận tốt thì những câu chuyện chia sẻ, trao đổi của sinh viên sẽ mang hướng tích cực trong truyền miệng thông tin về trường.
Từ lập luận trên, giả thiết được đưa ra là:
Ngoài ra, đối với yếu tố đặc trưng của sinh viên như giới tính thì dưới góc nhìn chủ quan của tác giả thì thơng thường thói quen của sinh viên nữ thích tâm sự và nói chuyện nhiều hơn các sinh viên nam; Nếu sinh viên nữ nhận được chất lượng dịch vụ tốt hơn thì học có xu hướng truyền miệng tích cực hơn sinh viên nam. Do đó, giả thuyết về biến kiểm sốt giới tính với hiệu ứng truyền miệng tác giả đề xuất là là:
H7: Sinh viên nữ có hành vi truyền miệng nhiều hơn sinh viên nam.
Bên cạnh đó, sinh viên khối ngành Quản lý và Luật có xu hướng hướng ngoại, ưa giao tiếp và truyền thông thường xuyên hơn sinh viên khối ngành kinh tế. Do đó, sinh viên khối ngành Quản lý và Luật có xu hướng truyền miệng nhiều hơn sinh viên khối ngành Kinh tế. Từ lập luận trên, giả thuyết về biến kiểm soát chuyên ngành với hiệu ứng truyền miệng tác giả đề xuất là:
H8: Sinh viên khối ngành Quản lý và Luật có hành vi truyền miệng nhiều hơn sinh viên khối ngành Kinh tế.