- Phòng bệnh: áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho giáp xác.
5.2.6. Bệnh do ngành chân đốt – Arthropoda
1. Bệnh do bộ chân chèo + Copepoda a. Bệnh giáp xác chân chèo + Ergasilosis
- Tác nhân gây bệnh: là giống Ergasilus
- Chẩn đoán và tác hại:
+ Kiểm tra dịch nhờn trên da, mang dưới kính hiển vi.
+ Khi ký sinh với cường độ cảm nhiễm cao, các phiến mang bị viêm loét, sưng phồng, mang tiết nhiều dịch nhờn.
http://www.ebook.edu.vn 70 + Trùng ký sinh làm cá ngứa ngáy, ngạt thở, cá gầy yếu, lúc nghiêm trọng có thể làm chết cá.
+ Ở Việt Nam quanh năm đều có Ergasilus ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt, nước mặn, nhưng bệnh phát triển mạnh vào vụ xuân hè.
- Biện pháp phòng trị bệnh:
+ Phòng bệnh: áp dụng phòng bệnh chung: dùng vôi tẩy ao, dùng Cu SO4 0,7 ppm rắc xuống ao để diệt ấu trùng. Dùng lá xoan băm nhỏ bón xuống ao với lượng 0,2 + 0,3 kg/m3 nước.
+ Trị bệnh: dùng Cu SO4 7 + 10 ppm tắm trong 20 phút hoặc rắc xuống ao nồng độ 0,7 ppm.
b. Bệnh trùng mỏ neo + Lernaeosis
- Tác nhân gây bệnh: là giống Lernaea, cơ thể Lernaea chia 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Dấu hiệu bệnh lý:
+ Cá bơi lội bất thường, bắt mồi giảm dần, gầy yếu, bơi lội chậm chạp.
+ Cá hương, cá giống bị bệnh cơ thể dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng. + Cá bố mẹ bị bệnh nặng, tuyến sinh dục không phát triển được.
+ Lúc ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào cơ thể ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước.
+ Nếu ký sinh nhiều trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được, cá không bắt được thức ăn và chết.
+ Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước ngọt nhất là đối với cá vẩy nhỏ, cá còn non vẩy còn mềm, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét.
- Biện pháp phòng trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Phòng bệnh chung cho cá nuôi, đặc biệt nên dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số lượng 0,2 + 0,3 kg/m3 nước để diệt ấu trùng
Lernaea.
+ Trị bệnh:
+ Thay nước mới kết hợp với bón vôi bột, liều lượng 2 kg/100m3 nước ao. + Dùng lá xoan bón vào ao nuôi cá bị bệnh với lượng 0,4 + 0,5 kg/m3 nước có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea.
+ Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 + 20 ppm, tắm từ 30 – 60 phút. + Dựa vào đặc tính chọn lọc ký chủ của Lernaea ta thay đổi đối tượng nuôi
2. Bệnh do bộ Branchiura a. Bệnh rận cá + Argulosis
- Tác nhân gây bệnh: có giống Argulus, thường gặp 1 số loài sau:
+ Loài A. japonicus ký sinh trên da, mang cá nước ngọt: trắm cỏ, chép, mè, trôi, diếc... có đặc điểm sau: cơ thể trong suốt, màu xám nhạt.
+ Loài A. chinnsis ký sinh trên da cá quả, lóc bông, bống tượng có đặc điểm: cơ thể màu trong, sắc tố phân bố đều trên giáp lưng.
http://www.ebook.edu.vn 71 + Quan sát bằng mắt thường để xác định trùng Argulus.
+ Argulus thường ký sinh trên vây, mang cá nước ngọt, lợ, mặn, khi ký sinh dùng miệng, các gai ở mặt bụng cào rách da, làm da cá bị viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh cho ký chủ.
+ Bệnh thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, đốm đỏ, lở loét, vì vậy làm cá chết hàng loạt.
+ Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mạnh nhất vào vụ xuân đầu hè.
- Biện pháp phòng trị bệnh:
+ Phòng bệnh: trùng rất nhạy cảm với ánh sáng, độ khô và pH của môi trường, để diệt trứng và ấu trùng cần tiến hành:
+ Tát cạn ao, dọn sạch đáy, Dùng vôi tẩy trùng và phơi đáy ao. + Nuôi cá lồng thường xuyên treo túi vôi, lượng 2 – 4 kg/10m3 lồng. + Trị bệnh: Dùng thuốc tím tắm với nồng độ 10 – 20 ppm trong 30 phút.
http://www.ebook.edu.vn 72
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN HỌC:BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN