Bệnh MBV (Monodo Baculovirus) ở tôm sú

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh động vật thủy sản (Trang 41 - 42)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

4.1.5. Bệnh MBV (Monodo Baculovirus) ở tôm sú

a. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh MBV là Baculovirus loại A, nhân là ADN, có lớp vỏ bao bọc, dạng hình que. Thuộc nhóm có thể ẩn.

Có 2 dòng gây bệnh là bệnh MBV ở tôm sú từ Đông Nam Á và Italy, PmSNPV từ Úc. Virus ký sinh trong nhân tế bào gan tụy, tế bào biểu bì phía trước ruột giữa của các loài tôm he.

b. Dấu hiệu bệnh lý:

- Trên tôm ấu trùng (Postlarvae):

+ Khi tôm mới bị nhiễm MBV dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng.

+ Tôm nhiễm bệnh nặng có một số dấu hiệu sau: Yếu, bơi lội lờ đờ, có dải trắng trên lưng của phần bụng. Tôm có màu tối hoặc xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm và chuyển giai đoạn không đều. Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám: KST đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi. Tôm yếu dần, dạt vào bờ, bơi trên tầng mặt nhưng chưa chết hoặc chết rải rác nếu các yếu tố môi trường ổn định. Nếu các yếu tố môi trường biến động lớn tôm chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

- Trên tôm thịt:

+ Khi bị nhiễm bệnh thường có màu tối đen, tôm kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kỳ lột xác kéo dài. Trên mang và bề mặt cơ thể có hiện tượng hoại tử, có nhiều

http://www.ebook.edu.vn 41 sinh vật bám (như vi khuẩn dạng sợi, KST đơn bào và tảo bám). Gan tuỵ teo lại, có mầu trắng hơi vàng và bị phá huỷ nhanh.

+ Mẫm cảm với các loại mầm bệnh khác như: vi khuẩn Vibrio, virus đốm trắng. Tôm yếu dần, bơi dạt vào bờ. Tỷ lệ chết dần tới 90%.

c. Phân bố và lan truyền

+ MBV phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt thuộc Đông bán cầu như: Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Úc và Việt Nam....

+ Bệnh MBV xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tôm bắt đầu từ Zoea 2, nghiêm trọng nhất ở giai đoạn Pl ( Pl25 ) và giảm dần ở giai đoạn tôm thịt.

d. Chuẩn đoán bệnh

+ Kiểm tra hiện trường, xem xét quá trình nuôi, dấu hệu bệnh lý.

+ Thu mẫu bệnh phẩm, soi qua kính hiển vi bằng phương pháp nhuôm tươi và phương pháp mô bệnh học.

e. Biện pháp phòng trị bệnh

Cần áp dụng các biện pháp phòng sau:

+ Kiểm định đàn tôm bố mẹ trước khi cho đẻ dùng tôm bố mẹ không hoặc bị nhiễm bệnh MBV ít để sinh sản.

+ Tẩy trùng các loại dụng cụ bằng các loại thuốc hóa chất trước khi sử dụng. + Xử lý nước bằng ozon hoặc chất sát trùng Bezalkon chlorua trước khi ấp trứng thì có thể sản xuất được đàn tôm không nhiễm MBV.

+ Không sử dụng chung các loại dụng cụ nuôi giữa các bểđẻ và ương nuôi. + Tẩy trùng trứng, Nauplius trước khi ấp và ương bằng một trong các thuốc: + Formalin với nồng độ 100 – 200 ppm trong 30 giây đến 1 phút.

+ Iodine với nồng độ 1 – 2 ppm trong 1 + 2 phút.

+ Không nhốt chung tôm bố mẹ từ các nguồn khác nhau trong 1 dụng cụ. + Trước khi ương nuôi phải tẩy trùng triệt để các loại dụng cụ bằng thuốc và hóa chất.

+ Hủy bỏ đàn tôm postlarvae bị nhiễm bệnh MBV nặng.

+ Trước khi thả tôm vào nơi ương nuôi cần sốc Formalin với nồng độ 200 – 300 ppm trong thời gian 30 – 60 phút.

+ Nuôi tôm theo đúng mùa vụ, quản ý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng, hạn chếđiều kiện môi trường gây sốc cho tôm.

+ Khống chế mật độ ương nuôi phù hợp.

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh động vật thủy sản (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)