Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ĐVTS

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh động vật thủy sản (Trang 35 - 36)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

3.2.3. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ĐVTS

a. Cải tiến phương pháp quản lý, nuôi dưỡng ĐVTS: - Cho ĐVTS ăn theo phương pháp "4 định”:

1. Định chất lượng thức ăn. 2. Định số lượng thức ăn. 3. Định vị trí cho ăn.

4. Định thời gian cho ăn (căn cứ vào giai đoạn phát triển của ĐVTS mà định số lần cho ăn trong ngày một cách hợp lý).

- Thường xuyên chăm sóc quản lý:

Cần quan sát biến đổi chất nước, bổ sung nguồn nước mới đảm bảo đầy đủ oxy và hạn chế các chất độc. Dọn sạch cỏ rác, ngăn chặn và tiêu diệt địch hại, vật chủ trung gian, vớt bỏ xác chết, các thức ăn thừa, tiêu độc nơi cho ăn.

- Thao tác đánh bắt, vận chuyển nên nhẹ nhàng:

Trong nước luôn luôn tồn tại các sinh vật gây bệnh, vì vậy thao tác vận chuyển, đánh bắt phải nhẹ nhàng nếu để ĐVTS bị thương là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

b. Chọn giống cá có sức đề kháng tốt

- Chọn giống ĐVTS miễn dịch tự nhiên:

Chọn những con sống sót sau một đại dịch bệnh và nhân đàn với mục đích tạo được giống tôm cá nuôi có khả năng chống đỡ với bệnh tật.

- Cho lai tạo tạo ra đàn giống tốt có sức đề kháng cao:

+ Tiến hành lai tạo ra những đàn giống mới có sức đề kháng cao, chống đỡ được các loại bệnh tật. Ví dụ: lai tạo các loại hình cá chép với nhau: Cho lai cá chép Việt Nam với cá chép Hungari, cá chép Malaysia tạo giống cá chép V1 với con lai có sức đề kháng tốt hơn cá bố mẹ.

- Gây miễn dịch nhân tạo:

Dùng Vacxin tiêm hoặc trộn vào thức ăn của tôm cá làm cho cơ thể tôm cá tạo ra được khả năng miễn dịch, làm vô hiệu hoá tác nhân gây bệnh.

http://www.ebook.edu.vn 35

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN HỌC:BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh động vật thủy sản (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)