- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:
4.1.10. Hội chứng Taura ở tôm he chân trắng (TSV)
http://www.ebook.edu.vn 45
a. Tác nhân gây bệnh
Do virus Virus thuộc giống Picornavirus, họ Picornaviridae có đặc điểm: + Dạng hình cầu, 20 mặt, kích thước khoảng 31 – 32 nm, nhân là ARN. + Tác nhân gây bệnh còn kết hợp với một số vi khuẩn cơ hội gây bệnh này.
b. Dấu hiệu bệnh lý
Tôm bị hội chứng Taura thường diễn biến qua 3 thời kỳ của bệnh:
+ Thời kỳ cấp tính: khi bị bệnh có màu đỏ nhợt, đặc biệt là đuôi và các chân bơi (gọi là bệnh đỏ đuôi). Vỏ ki tin bị mềm, ruột rỗng và thường chết khi lột xác. Giai đoạn cấp tính có tỷ lệ chết cao (40 – 90%).
+ Thời kỳ chuyển tiếp: chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, có dấu hiệu bệnh lý sau: có nhiều điểm bị tổn thương mầu nâu, đen trên vỏ kitin ; vỏ kitin bị mềm hoặc không bị mềm và các phần phụ đổi màu đỏ.
+ Thời kỳ mãn tính: những con bị bệnh nhưng sống sót qua thời kỳ cấp tính và thời kỳ chuyển tiếp, sẽ sang thời kỳ mãn tính. Thời kỳ này có thể kéo dài đến cuối đời của những con tôm bị bệnh. Tôm bị bệnh ở thời kỳ mãn tính, sau vài lần lột xác, cơ thể trở lại bình thường, các dấu hiệu bệnh lý biến mất, nhưng trong cơ thể tôm vẫn mang virus gây bệnh cho đến hết cuộc đời.
c. Phân bố và lan truyền
+ Bệnh TSV xuất hiện đầu tiên ở Ecuador năm 1992, rồi lan sang các nước châu mỹ latinh: Hawai, biển Thái Bình Dương như: Colombia, Costa, Mexico,
Peru.... đến Đại Tây Dương như: Bazil, Venezuela, Mỹ...
+ Ở Việt Nam, đến năm 2001, đã phát hiện bệnh tại những nơi nuôi tôm. + Bệnh Taura thường gặp ở giai đoạn hậu ấu trùng từ 14 + 40 ngày tuổi của các loài tôm tôm he nuôi, nếu ở giai đoạn ấu trùng bệnh chưa phát thì giai đoạn giống lớn hoặc tôm thương phẩm có thể xảy ra, bệnh gây chết từ 40 + 90%.
+ Bệnh lây nhiễm (lan truyền) theo 2 trục ngang và dọc:
d. Chẩn đoán bệnh
+ Dựa vào dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán sơ bộ bệnh TSV.
e. Biện pháp phòng trị bệnh:
Tương tự như bệnh MBVBệnh đuôi đỏ (Hội chứng virus Taura + TSV)