- Phòng bệnh: áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho giáp xác.
5.1.2. Bệnh do ngành trùng thích bảo tử
Bệnh trùng thích bào tử có 2 cực nang + Myxobolosis a. Tác nhân gây bệnh
Gây bệnh ở cá là các loài thuộc giống Myxobolus, có những đặc điểm: + Trùng có vỏ bao bọc bên ngoài khá chắc chắn gồm 2 mảnh vỏ.
+ Phía trước bào tử có 2 cực nang, trong cực nang có các sợi tơ (thích ty). + Phần sau của bào tử là tế bào chất, trong có 2 nhân, không bào và 1 túi thích iode. Chiều bào tử từ 7 + 18μm.
b. Dấu hiệu bệnh lý và phân bố
+ Khi mắc bệnh cá bơi lội không bình thường, quẫy mạnh, dị hình, cong đuôi, cá kém ăn rồi chết.
+ Nếu bệnh nặng có thể nhìn thấy bào nang bằng hạt tấm màu trắng đục bám trên mang cá, làm kênh nắp mang không đóng lại được.
+ Trùng ký sinh trên 30 loài cá nước ngọt Việt Nam, mức độ cảm nhiễm cao đã gây thành dịch bệnh chết hàng loạt.
c. Biện pháp phòng trị bệnh
- Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho ĐVTS.
+ Ao ương cá giống (đặc biệt là cá chép) phải được tẩy trùng bằng vôi với liều lượng cao 14 kg/100m2đáy ao, phơi khô từ 5 + 7 ngày.
+ Kiểm dịch con giống, nếu có bệnh, phải loại bỏ cá, dùng các chất khử trùng mạnh (vôi bột, chlorine…) với nồng độ cao để tiêu diệt mần bệnh.
http://www.ebook.edu.vn 62 + Khi có dịch bệnh xảy ra phải diệt toàn bộ cá trong ao, giữ nguyên nước trong ao và khử trùng kỹ bằng vôi hoặc chlorine, dụng cụ đánh bắt phải được khử trùng, rắc vôi và phơi khô đáy ao từ 1+ 2 tháng.
- Trị bệnh: Trùng thích bào tử có vỏ dầy, rất khó tiêu diệt, hiện nay chưa có thuốc phòng, trị bệnh hữu hiệu.