Hội chứng dịch bệnh đốm trắng dovirus ở giáp xác (WSSV)

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh động vật thủy sản (Trang 42 - 44)

- Chlorua vôi + Ca(OCl)2:

4.1.6. Hội chứng dịch bệnh đốm trắng dovirus ở giáp xác (WSSV)

Tên khác: Bệnh đốm trắng – WSD; bệnh WPD; bệnh SEMBV.

a. Tác nhân gây bệnh:

+ Virus gây bệnh đốm trắng là Baculovirus, nhân là ADN, thuộc nhóm không có thểẩn, Baculovirus có dạng hình que.

+ Virus ký sinh trong nhân của tế bào biểu bì ruột, dạ dày và tế bào biểu bì dưới vỏ, cơ quan tạo máu gây hoại tử và nhân sưng to.

http://www.ebook.edu.vn 42 + Hiện nay các nhà khoa học đã phân lập được 3 dòng virus là: virus từ Trung Quốc (HHNBV), virus từ Nhật Bản (RPVJ) và virus bệnh đốm trắng Thái Lan (SEMBV).

b. Dấu hiệu bệnh lý:

+ Tôm he bị mắc bệnh đốm trắng có khả năng tiêu thụ thức ăn giảm sút, cá biệt có một số trường hợp tăng cường độ bắt môi hơn bình thường, sau vài ngày mới bỏ ăn.

+ Tôm nổi lên tầng mặt và dạt vào bờ, tôm bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám.

+ Bệnh đốm trắng thể hiện rất rõ dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn tôm lớn (tôm giống và tôm tiền trưởng thành) thường xuất hiện vào tháng thứ 2, 3 sau khi nuôi.

+ Dấu hiệu đặc trưng của bệnh có những đốm trắng kích thước khác nhau từ 0,5 – 2,0 mm nằm trong biểu mô dưới lớp vỏ đầu ngực và đốt bụng thứ 5 hay 6, sau đó lan dần ra toàn bộ cơ thể. Các đốm trắng xuất hiện ngay sau khi có dấu hiệu đầu tiên về sức khoẻ tôm yếu.

+ Tôm bị bệnh chuyển sang màu hồng đỏ, hiện tượng tôm chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỷ lệ chết cao có thể lên tới 90 + 100% trong vòng từ 3 + 10 ngày.

+ Có trường hợp tôm chết hàng loạt do WSBV, nhưng không có các dấu hiệu bệnh nhưđã mô ta ở trên.

+ Có trường hợp có đốm trắng nhưng không phải là bệnh WSBV.

c. Phân bố và lan truyền

+ Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó lan rộng đến các quốc gia trong khu vực Châu Á như: Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ...

+ Ở Việt Nam, bệnh đốm trắng xuất hiện năm 1993 + 1994 ở các tỉnh ven biển phía Nam. Đến năm 1996 + 1997, xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc.

+ Bệnh thường xảy ra ở tôm giống đến tôm trưởng thành. Khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện.

+ Mùa xuất hiện bệnh: nhất là màu đông, mùa xuân và đầu hè (từ tháng 10 + 11 năm trước đến 3 – 4 năm sau) khi thời tiết biến đổi nhiều như biên độ nhiệt độ trong ngày biến thiên quá lớn (>50C) gây sốc cho tôm. Tôm sú sau nuôi 1 + 2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và gây tôm chết hàng loạt.

d. Chẩn đoán bệnh

+ Dựa vào dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng dưới lớp vỏ và phân lập vi khuẩn khi tôm chuyển màu đỏ.

+ Sử dụng bộ Testkit chẩn đoán nhanh WSSV.

e. Biện pháp phòng trị bệnh:

- Áp dụng biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho tôm như:

+ Lựa chọn tôm bố mẹ có chất lượng tốt (chiều dài từ 26 – 30 cm, đánh ở độ sâu 60 +120m) không nhiễm WSSV.

+ Không vận chuyển tôm giống với mật độ cao. Chọn mùa vụ nuôi tôm đúng mùa vụ, tránh mùa bệnh xuất hiện.

http://www.ebook.edu.vn 43 + Khử trùng cơ thể tôm trước khi thả: bằng formol với nồng độ 200 – 300 ppm, sau 30 phút, dùng tay khuấy tròn. Con yếu, chết sẽ lắng xuống đáy, xi phong hút bỏ những con yếu, chết, thả tôm khoẻ xuống ao.

+ Thức ăn tươi sống, không hư thối và nấu chín, tốt nhất nên sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có chất lượng cao.

+ Cho tôm ăn VitaminC từ 1 + 2 đợt/tháng, với lượng 2 + 3g/1kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn 7 ngày liên tục.

+ Không lấy nước trực tiếp từ nguồn nước phải lắng lọc và khử trùng trước khi cấp cho ao nuôi bằng hóa chất: Formalin với nồng độ 30 – 50 ppm; Chlorine: 30 – 50 ppm; BKC hoặc BKA: 20 – 30 ppm.

+ Vớt hết tôm chết ra khỏi ao, ngăn chặn không cho giáp xác khác vào ao nuôi, hạ độ mặn (nếu có thể), quản lý tốt các yếu tố môi trường, chống stress.

+ Chưa có thuốc trị bệnh.

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh động vật thủy sản (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)