CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.3 Chiến lược Marketing
1.3.2.3 Chiến lược điều chỉnh giá
Định giá chiết khấu và bớt giá
Chiết khấu tiền mặt: giảm giá cho những khách hàng mua hàng thanh toán sớm nhằm cải thiện thanh toán của người bán và giảm phí tổn thu hồi nợ.
Chiết khấu số lượng: giảm giá cho những khá ch mua số lượng nhiều, kích thích khách hàng mua nhiều nhờ đó giảm phí tổn và tăng lợi nhuận.
Chiết khấu chức năng: dành cho các thành viên trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hồn thành tốt cơng việc được giao.
Chiết khấu theo mùa: giảm giá cho khách hàng mua hàng hay dịch vụ vào mùa vắng khách.
Bớt giá: một dạng khác của giảm giá so với biểu giá đã qui định, chẳng hạn bớt giá khi mua hàng mới và trả lại hàng cũ.
Định giá phân biệt
Định giá theo nhóm khách hàng: khách hàng khác nhau sẽ phải trả những khoản tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ.
Định giá theo dạng sản phẩm: các kiểu sản phẩm hay mặt hàng khác nhau được đính giá khác nhau nhưng khơng tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng.
Định giá theo địa điểm: các địa điểm khác nhau được định giá khác nhau, mặc dù chi phí để tạo ra cho mỗi địa điểm đều giống nhau.
Định giá theo thời gian: giá cả được thay đổi theo mùa, theo ngày , theo giờ. Định giá theo hình ảnh: một sản phẩm được định hai hay nhiều mức giá khác nhau dựa trên cơ sở những hình ảnh khác nhau.
Định giá theo địa lý
Định giá theo địa lý là định giá đồng chi phí, định giá theo vùng, định giá miễn thu vận phí.
Định giá cổ động bao gồm định giá lỗ để thu hút khách hàng, định giá cho những dịp đặc biệt, khấu hồi tiền mặt, tài trợ mua hà ng bằng lãi suất thấp, bảo hành và hợp đồng dịch vụ hoặc chiết khấu về mặt tâm lý.
Chiến lược định giá theo danh mục sản phẩm
Định giá cho dòng sản phẩm: định giá cho từng sản phẩm trong dịng sản phẩm dựa vào chi phí sản xuất, đánh giá của khách hàng cũng như giá của đối thủ.
Định giá sản phẩm tự chọn: định giá cho những sản phẩm khách hàng tự chọn kèm theo sản phẩm chính.
Định giá sản phẩm kèm theo: thơng thường giá cả sản phẩm chính khơng cao vì lợi nhuận chủ yếu đến từviệc tiêu thụ các sản phẩm kèm theo.
Định giá thứ phẩm hoặc sản phẩm phụ: giá cả sản phẩm phụ có thể lấy giá bất kỳ, miễn là nó đủ bù đắp được chi phí bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ.
Định giá hai phần: giá cước cố định cộng thêm cước phí sử dụng biến đổi. Định giá sản phẩm trọn gói: doanh nghiệp kết hợp các sản phẩm lại với nhau rồi bán trọn gói nhằm kích thích khách hàng mua cùng lúc nhiều sản phẩm.