Quy trình nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự định làm việc cho doanh nghiệp nhật bản tại việt nam (Trang 32 - 52)

3.2 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo ảnh hưởng đến dự định lựa chọn công việc dựa trên các thang đo tham khảo từ các nghiên cứu trước.Nghiên cứu sơ bộ bao gồm hai bước nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Cơ sở lý thuyết & Mơ hình NC

Vấn đề & Mục tiêu NC

Thang đo sơ bộ

Nghiên cứu định tính (Sơ bộ)

Thang đo chính thức & Bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng (Chính thức) Nghiên cứu định lượng

sơ bộ (n=80) NC sơ bộ

NC chính thức

Báo cáo kết quả Kiểm định độ tin cậy

Phân tích nhân tố EFA

Kiểm định mơ hình (Hồi quy đa biến )

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, trong đó thơng tin được thu thập ở dạng định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Thơng tin trong q trình thảo luận với đối tượng nghiên cứu sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo. Các thang đo được thừa kế từ các nghiên cứu trước, tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ khác nhau cũng như thị trường ở các quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy thơng tin trong q trình thảo luận với đối tượng nghiên cứu sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đôi. Đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là bạn bè đang làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước, khơng bao gồm doanh nghiệp Nhật Bản.

Các thông tin cần thu thập:

 Xác định sự hợp lý của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam trong tổng hợp lý thuyết.

 Khảo sát thêm các yếu tố có tác động tới dự định lựa chọn cơng việc này.

 Xác định những thuật ngữ và câu hỏi trong bảng câu hỏi được thực hiện dựa trên các thang đo có sẵn mang tính tường minh, từ ngữ rõ ràng và được đối tượng phỏng vấn hiểu rõ chưa.

Kỹ thuật phỏng vấn: Thảo luận tay đôi nhằm tập trung tìm hiểu tính hợp lý và

tường minh của các khái niệm được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu, hiệu chỉnh thang đo, các khái niệm và thuật ngữ liên quan.

Đối tượng phỏng vấn:Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thực hiện

bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi, đối tượng là nhân viên của các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi,khơng bao gồm doanh nghiệp Nhật Bảnnhằm điều chỉnh, bổ sung các thang đo và hiệu chỉnh thuật ngữ của thang đo sơ bộ.

3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậycác thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghiêncứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Liker 5 mức độ để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố đã rút ra từ nghiên cứu định tính. Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng có kích thước 80 mẫu và được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3 và điều chỉnh các biến trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn trong lần nghiên cứu tiếp theo.

Thời gian thực hiện khảo sát: 08/2013

3.3 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức cũng đượcthựchiệnbằngphươngphápnghiêncứuđịnh lượng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp gởi bảng câu hỏi phỏng vấn trựctiếp tới đối tượng khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập được sử dụng để kiểm định lại mơ hìnhnghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất.

3.3.1 Mẫu nghiên cứu

Tổng thể mẫu: là các nhân viên trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chưa từng làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản trước đây và có ý định làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại thị trường Việt Nam trong tương lai.

Kích thước mẫu: Nghiên cứu sử dụng quy định về số lượng mẫu theo Hair và cộng sự (2006, trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011), đối với phân tích nhân tố tỷ lệ mẫu trên biến quan sát là 5:1 và kích thước tối thiểu 50, tốt là 100.Nghiên cứu sử dụng 34 biến quan sát, vì vậy tương ứng với kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 170 mẫu.

Phương pháp lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu được thu thập thơng qua hình thức gởi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.Việc phát bảng câu hỏi trực tiếp được thực hiện tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn TpHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai.

3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành mã hóa và xử lýthông qua phần mềm SPSS 16.0. Các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài nghiên cứu:Phân tích mơ tả, đánh giáđộ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt trung bình.

3.3.2.1 Phân tích mơ tả

Sử dụng phân tíchmơ tả để phân tích các thuộctính của mẫu nghiên cứu (các thông tin các nhân của người được phỏng vấn) như: độtuổi, giới tính, trình độ, kinh nghiệm làm việc.

3.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Một đo lường được gọi là có giá trị nếu nó đo lường đúng cái cần đo (Campbell & Fiske, 1959; trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong đó độ tin cậy là điều kiện cần để cho một đo lường có giá trị.Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7-0,8], nếu Cronbach Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally& Bernstein, 1994; trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Ngồi ra các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation). Spss sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation), hệ số này lấy tương quan của biến đo lường so sánh với tổng các biến cịn lại của thang đo (khơng tín biến xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu. Tuy nhiên chú ý khi loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ cần cân nhắc giá trị nội dung của khái niệm. Nếu khơng vi phạm thì có thể loại bỏ cịn ngược lại thì khơng nên nếu hệ số Cronbach Alpha vẫn đảm bảo(Nunnally& Bernstein, 1994; trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant validity),đồng thời thu gọn các tham số ước lượngtheotừng nhóm biến. Như vậy ta cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả phân tích EFA: (1) Số lượng nhân tố trích được, (2) Trọng số nhân tố và (3) Tổng phương sai trích.

Phân tích EFA dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các biến đo lường, vì vậy trước khi quyết định sử dụng EFA chúng ta cần xem xét mối quan hệ các biến. Sử dụng ma trận hệ số tương quan (correlation matrix) chúng ta có thể nhân biết mức độ quan hệ giữa các biến, nếu hệ số tương quan <0,3 thì khơng phù hợp để sử dụng EFA (Hair & ctg 2006, trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay Varimax

vàđiểmdừngkhitríchcácyếutốcóEigenvalueslớnhơn1vớicácbiếnquansátđolường khái niệm ý định lựa chọn công việc.

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và cácnhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố. Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue - đại điện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mơ hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

Xem xét giá trị KMO: 0,5< KMO < 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu.Ngược lại nếu KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.3.2.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thiết

Sau khi hoàn tất đánh giá độ tin cậy thang đo sử dụng hệ số tincậyCronbach Alpha và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân tích nhân tố khám phá

EFA), các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ tiếp tục bị loại khỏi mơ hình cho đến khi các tham số được trích theo các nhóm biến. Để phân tích mơ hình nghiên cứu của đề tài bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mơ hình hồi quy sau :

Y = β0 + β 1*X1 + β 2*X2+ … + β i*Xi Trong đó :

Y: Dự định làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Xi: các yếu tố tác động đến dự định làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản

β 0: hằng số; β i: các hệ số hồi quy (i > 0)

Kết quả của mơ hình sẽ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến dự định lựa chọn công việc tại doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam của người lao động.

Phân tích tương quan

Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình: giữa biếntrung gian với các biến độc lập, giữa biến trung gian và biến phụ thuộc, giữa các biếnđộc lập và biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng.

Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến nàymối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).Trong mơ hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữabiến trung gian và các biến độc lập, đồng thời có mối tương quan chặt chẽ giữa biếntrung gian và phụ thuộc.

Kiểm định các giả thuyết

 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đa biến: R2, R2 hiệu chỉnh.

 Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình với phân tích phương sai ANOVA và giá trị F

Xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến trung gian: nhân tố có hệ số Betavà hệ số Partial, hệ số Partial lớn hơn thì có thể nhận xét rằngnhân tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các nhân tố khác.Đồng thời xem tác động của biến trung giannếu hệ số tương quan là âm điều đó có nghĩa là chúngcó quan hệ trái chiều cịn nếu là dương điều đó có nghĩa là chúng có quan hệcùng chiềuvà nếu hệ số hồi quy có giá trị lớn (trị tuyệt đối) nghĩa là với một sự thay đổi về nhân tố này sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn về quyết định lựa chọn công việc của nhânviên.

Bước cuối cùng là thực hiện kiểm địnhT-testvàphân tích ANOVA(AnalysisOf Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mơ hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm biến nhân khẩu học cụ thể.

3.4 Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi điều tra

Các thang đo khái niệm trong mơ hình nghiên cứu được kế thừa và hiệu chỉnh cho phù hợp với đề tài từ các nghiên cứu trước bao gồm các thang đo: Uy tín và thương hiệu tổ chức, Sự phù hợp cá nhân-Tổ chức, Chính sách và mơi trường, Trả công, Cơ hội đào tạo-thăng tiến, Thơng tin tuyển dụng, Gia đình và bạn bè,Dự định làm việc.

3.4.1 Thang đo Uy tín và thương hiệu tổ chức

Đề tài sử dụng lại thang đo về uy tín và thương hiệu tổ chức theo nghiên cứu của Highhouse và các cộng sự (Highhouse et al., 2003).Điều chỉnh và bổ sung thêm biến : “Trách nhiệm xã hội của công ty là tốt” theo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2010) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước.

Thang đo: Uy tín và thương hiệu tổ chức

UT1 Nhân viên sẽ tự hào nếu làm việc cho công ty

UT2 Đây là công ty danh tiếng để làm việc

UT3 Cơng ty có tiềm năng phát triển tốt

UT4 Có nhiều người muốn làm việc cho công ty

UT5 Trách nhiệm xã hội của công ty là tốt

3.4.2 Thang đo Sự phù hợp cá nhân và tổ chức

Sự phù hợp cá nhân-tổ chức được đo lường bằng 5 biến theo nghiên cứu của Cable và Judge (1996) về sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, cá nhân và công việc.

Thang đo: Sự phù hợp cá nhân và tổ chức

PH1 Công ty phù hợp với giá trị và tính cách cá nhân

PH2 Tính cách cá nhân phù hợp với nhân viên hiện tại của công ty

PH3 Giá trị của cơng ty phản ánh giá trị và tính cách của nhân viên hiện tại

PH4 Tin tưởng vào kỹ năng và khả năng phù hợp với công việc

PH5 Công việc cần nhiều kinh nghiệm

Bảng 3.2: Thang đo Sự phù hợp cá nhân và tổ chức

3.4.3 Thang đo chính sách và mơi trường

Chính sách và môi trường tổ chức được đo lường bởi 3 biến đo lường theo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2010)

Thang đo: Chính sách và mơi trường

MT1 Môi trường làm việc thân thiện

MT2 Môi trường làm việc đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lao động

MT3 Các chính sách phúc lợi: bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiêp và trợ cấp xã hội tốt

Bảng 3.3: Thang đo Chính sách và mơi trường

3.4.4 Thang đo trả công

Trả cơng và hình thức trả cơng được đo lường bằng 5 biến theo nghiên cứu của Cable và Judge (1994)

Thang đo: Trả công

TC1 Thu nhập của công ty ở mức cao

TC2 Phụ cấp, trợ cấp đa dạng

TC3 Mức trả công dựa trên đánh giá hiệu quả công việc cá nhân

TC4 Mức trả cơng phản ánh giá trị của vị trí trong cơng ty

TC5 Mức trả công gia tăng theo kỹ năng và bằng cấp

3.4.5 Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến

Thang đo được sử dụng theo nghiên cứu của Esters và Bowen (2005) bao gồm 4 biến đo lường

Thang đo:Cơ hội đào tạo và thăng tiến

DT1 Cung cấp cơ hội làm việc ở vị trí mong muốn

DT2 Chính sách thăng tiến của cơng ty cơng bằng

DT3 Công ty tạo cho người lao động nhiều cơ hội thăng tiến

DT4 Người lao động được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp

Bảng 3.5: Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến

3.4.6 Thang đo thông tin tuyển dụng

Thang đo thông tin và tuyển dụng sử dụng 3 biến đo lường theo thang đo trong nghiên cứu củaTrần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2010).

Thang đo: Thông tin tuyển dụng

TT1 Thông tin tuyển dụng cung cấp đầy đủ thông tin về công việc

TT2 Thông tin tuyển dụng cung cấp đầy đủ thông tin về tổ chức

TT3 Quy trình tuyển chọn cơng bằng

Bảng 3.6: Thang đo Thơng tin tuyển dụng

3.4.7 Thang đo gia đình và bạn bè

Nghiên cứu sử dụng thang đo trong nghiên cứu của Kulkarni và Nithyanand (2013)

Thang đo: Gia đình và bạn bè

GD1 Người trong gia đình đánh giá cao công ty

GD2 Bạn bè đánh giá cao cơng ty

GD3 Người thân khuyến khích làm việc tại cơng ty

GD4 Bạn bè khuyến khích làm việc tại cơng ty

Bảng 3.7: Thang đo Gia đình và bạn bè

3.4.8 Thang đodự định làm việc

Thang đo dựa trên các nghiên cứu của Sabrina Volponevà cộng sự (Sabrina et al., 2013), Highhouse và công sự (Highhouse et al., 2003)

Thang đo:Dự định làm việc

DD1 Nếu được đề nghị công việc tại công ty, bạn sẽ chấp nhận đề nghị đó

DD2 Công việc tại công ty là rất lôi cuốn và bạn nỗ lực để nộp hồ sơ ứng tuyển

DD3 Nếu đang tìm việc, bạn sẽ sử dụng hết khả năng của mình để vào làm cho cơng ty

DD4 Công ty là lựa chọn cơng việc đầu tiên khi tìm việc

DD5 Giới thiệu cơng ty với bạn bè đang tìm việc

Bảng 3.8: Thang đo Dự định làm việc

3.4.9 Xây dựng bảng câu hỏi điều tra sơ bộ

Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng các thang đo phù hợp với nghiên cứu,bước tiếp theo tiến hành thiết kế bảng câu hỏi chính thức nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi chính thức được sử dụng trong nghiên cứu định lượng gồm 2 phần:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự định làm việc cho doanh nghiệp nhật bản tại việt nam (Trang 32 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)