Quy định, chính sách của Nhà tài trợ (WB, ADB) về quy trình và thủ tục đấu

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 36 - 40)

1.3 Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ

1.3.2 Quy định, chính sách của Nhà tài trợ (WB, ADB) về quy trình và thủ tục đấu

thầu/lựa chọn nhà thầu

Quy định về quy trình, thủ tục đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB):

WB đã ban hành Quy chế đấu thầu mua sắm dành cho Bên vay vốn tài trợ dự án đầu tư (Hàng hóa, Xây lắp, Dịch vụ phi tư vấn) tháng 7/2016 áp dụng cho hoạt động đấu thầu mua sắm Hàng hóa, Xây lắp, Dịch vụ phi tư vấn và Dịch vụ tư vấn trong các dự án do WB tài trợ. Quy chế chỉ rõ những quy tắc phải được áp dụng để tất cả các bên liên quan dễ dàng hiểu được quy trình đấu thầu.

Theo quy định tại mục 5.3 của Quy chế đấu thầu này, đối với đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước, nếu được chấp thuận trong Kế hoạch ĐTMS, Bên vay có thể sử dụng các thủ tục đấu thầu trong nước nhưng cần tuân thủ các yêu cầu của WB về cơng khai minh bạch và quyền sốt xét hồ sơ (nếu cần). Những thủ tục đấu thầu trong nước khác (ngoài đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước) có thể được Bên vay áp dụng (đấu thầu cạnh tranh hạn chế, yêu cầu nộp hồ sơ chào giá/chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu) nhưng những thủ tục này phải nhất quán với các nguyên tắc đấu thầu cốt lõi của Ngân hàng và đảm bảo quy định về phòng chống tham nhũng.

Từ 01/01/2019, trong các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA do WB tài trợ, các gói thầu xây lắp quy mơ nhỏ giá trị dưới 10 triệu USD sẽ được chấp thuận cho phép sử dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước thông qua mạng đấu thầu quốc gia trên website muasamcong.mpi.com.vn

Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, theo hướng dẫn trong quy chế đấu thầu này, WB có nhiều quy định riêng và khác biệt với quy định pháp luật Việt Nam về đấu thầu tư vấn. Theo đó, thủ tục đấu thầu các gói thầu tư vấn sẽ tùy thuộc vào hình thức đấu thầu, loại gói thầu và phương thức đấu thầu, ví dụ QCBS, LCS…được thống nhất

và quy định trong Kế hoạch đấu thầu mua sắm (Kế hoạch ĐTMS) đính kèm theo thỏa thuận pháp lý giữa Bên vay và WB. Các phương thức tuyển chọn công ty tư vấn được chấp thuận của WB được quy định tại mục 7.1 của Quy chế đấu thầu tháng 7/2016 bao gồm: “Tuyển chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng và chi phí (QCBS); Tuyển chọn tư

vấn theo ngân sách cố định (FBS); Tuyển chọn tư vấn với chi phí thấp nhất (LCS); Tuyển chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng (QBS); Tuyển chọn dựa trên năng lực của tư vấn (CQS); và Chỉ định thầu”.

Về thủ tục tuyển chọn cơng ty tư vấn, WB có một số quy định đặc thù như sau: + Về Danh sách ngắn: Việc lập danh sách ngắn các công ty cung cấp Dịch vụ tư vấn được yêu cầu cho tất cả các phương thức tuyển chọn trừ CQS và Chỉ định thầu; Danh sách ngắn phải bao gồm khơng ít hơn năm (05) và khơng nhiều hơn tám (08) công ty hợp lệ; Danh sách ngắn không được bao gồm tư vấn cá nhân.

+ HSMT phải được lập theo mẫu HSMT chuẩn (SRFP) của WB với những sửa đổi tối thiểu ở mức thực sự cần thiết tùy theo từng điều kiện cụ thể của Dự án và đính kèm ĐKTC (TOR) đã được thống nhất.

+ Hàng hố, cơng trình, dịch vụ nếu khơng được mua sắm theo đúng trình tự đã được quy định trong Hiệp định tài trợ và KHĐTMS đã được WB chấp thuận sẽ không được WB tài trợ và bị tuyên bố “mua sắm sai quy định”.

+ Cơ quan thực hiện dụ án cần xin ý kiến không phản đối (NOL) của WB về HSMT (RFP), bao gồm cả danh sách ngắn trước khi phát hành HSMT; xin ý kiến về kết quả đánh giá HSĐXKT; HSĐXTC. Lưu ý, ngay cả khi hợp đồng được trao sau khi có “thư khơng phản đối” (NOL) của WB, WB vẫn có thể tuyên bố mua sắm sai quy định nếu WB kết luận rằng NOL được đưa ra trên cơ sở thơng tin khơng đầy đủ, khơng chính xác, hoặc sai sót do Bên vay cung cấp. (Sơ đồ tóm tắt quy trình đấu thầu của

WB về gói thầu dịch vụ tư vấn xem Phụ lục 1).

Đối với các gói thầu của dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA của WB hay được uỷ thác cho WB quản lý áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước NCB, WB đã ban hành Sổ tay Hướng dẫn đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước

qua mạng (Cho các dự án sử dụng vốn vay ADB, WB) tháng 1/2019. Các gói thầu này

khác” dành riêng cho dự án vay vốn WB, ADB và áp dụng quy trình đấu thầu rộng rãi

trong nước qua mạng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy định về quy trình, thủ tục đấu thầu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB):

Quy trình và thủ tục đấu thầu của ADB khá tương đồng và được kế thừa xây dựng, điều chỉnh thống nhất với các quy định, hướng dẫn đã ban hành của WB, được sửa đổi từng thời điểm để có được sự nhất qn về quy định phía Nhóm các nhà tài trợ. Ngồi ra, những quy định, chính sách mới của ADB cũng sẽ được cập nhật để phản ánh thực tế triển khai, đồng thời áp dụng cùng lúc cho tất cả các quốc gia nhận tài trợ và sử dụng nguồn tài chính của ADB hay uỷ thác cho ADB quản lý. Trước hết, thoả thuận pháp lý cơ bản của dự án là Hiệp định khoản vay sẽ có quy định nêu cụ thể hướng dẫn về mua sắm đấu thầu mà Bên vay cần tuân thủ để áp dụng cho các gói thầu của dự án. Đi kèm với thoả thuận pháp lý này, CQTH sẽ được cung cấp Sổ tay quản lý dự án (PAM) được ADB xây dựng riêng cho từng dự án để xem chi tiết các hướng dẫn về đấu thầu mua sắm, quản lý hợp đồng, báo cáo giám sát...

Đến nay, hệ thống văn bản pháp lý quy định về đấu thầu mua sắm của ADB bao gồm những tài liệu chính như: Chính sách Mua sắm, Đấu thầu của ADB: Hàng hoá,

Xây lắp, Dịch vụ phi tư vấn và Dịch vụ tư vấn 2017 và Quy chế Mua sắm, Đấu thầu cho Bên vay vốn ADB: Hàng hoá, Xây lắp, Dịch vụ phi tư vấn và Dịch vụ tư vấn

2017, kèm theo đó là danh mục gồm 24 tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách và quy chế của ADB (Lập Kế hoạch Đấu thầu Chiến lược, Quản lý Hợp đồng, Khiếu nại

liên quan đến Đấu thầu, hay Thoả thuận Khung về Cung cấp Dịch vụ Tư vấn...) Hướng dẫn đấu thầu cạnh tranh rộng rãi tháng 6/2018 là tài liệu hướng dẫn chi tiết

sau khi phát hành Chính sách đấu thầu và các quy chế đấu thầu năm 2017.

Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, tương tự như WB, các phương thức lựa tư vấn của ADB cũng bao gồm: QCBS, FBS, LCS, QBS, CQS hay SSS (Tuyển chọn từ một nguồn duy nhất- Chỉ định thầu), gói thầu nào áp dụng hình thức và phương thức đấu thầu gì sẽ được thống nhất va quy định tại Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

(Procurement Plan) của dự án trong PAM và trong quyết định phê duyệt KHLCNT của dự án. Các gói thầu áp dụng một trong các phương thức đấu thầu trên (trừ SSS) sẽ thực hiện theo quy trình tuyển chọn dưới đây:

Hình 1.3: Chu trình đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Theo quy định tại Mục 2.1, Quy chế đấu thầu cho Bên vay vốn 2017 của ADB, đấu thầu cạnh tranh rộng rãi (OCB) là hình thức đấu thầu được ADB khuyến khích áp dụng cho hoạt động đấu thầu của dự án do ADB tài trợ, áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ, bao gồm sáu giai đoạn: (i) thông báo và quảng cáo; (ii) sơ tuyển hoặc danh sách ngắn (tùy quy mô và tính chất gói thầu); (iii) chuẩn bị và phát hành hồ sơ mời thầu; (iv) nộp hồ sơ dự thầu và mở thầu;(v) đánh giá hồ sơ dự thầu; và (vi) trao hợp đồng.

Đây là quy trình chung được áp dụng cho các gói thầu, tuỳ theo phương thức đấu thầu lựa chọn mà sẽ có sự điều chỉnh khác biệt. Sự khác biệt về quy định trong quy trình đấu thầu giữa pháp luật Việt Nam và Nhà tài trợ chủ yếu tập trung trong quy trình và thủ tục đấu thầu của các gói thầu dịch vụ tư vấn do phải áp dụng hình thức và phương thức đấu thầu đặc thù theo quy định của ADB hoặc WB.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w