2.1 .1Quy trình thực hiện dự án ODA
2.1.3 Quy trình đấu thầu/lựa chọn nhà thầu
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) làm căn cứ để triển khai các thủ tục đấu thầu là KHLCNT điều chỉnh, bổ sung được lập và phê duyệt ở giai đoạn thực hiện dự án. BQLDA sẽ chuẩn bị KHLCNT điều chỉnh, bổ sung so với KHLCNT đã sơ lập ở bước chuẩn bị đầu tư để sẵn sàng cho quá trình tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án. Sau khi có ý kiến không phản đối của Nhà tài trợ về KHLCNT điều chỉnh này, BQLDA sẽ trình Sở KHĐT thẩm định và giải trình, chỉnh sửa hồn thiện theo ý kiến thẩm định trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.
Quy trình thực hiện và quản lý công tác đấu thầu theo quy định pháp luật Việt Nam được BQLDA thực hiện như sau:
Chuẩn bị Kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu sơ bộ đã được chuẩn bị và bao gồm trong tài liệu nghiên cứu khả thi của dự án. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, Ban QLDA sẽ cần phải cập nhật và trình Cơ quan chủ quản phê duyệt KHLCNT chi tiết, bao gồm các thông tin như: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn gói thầu. Một dự án có thể sẽ có nhiều KHLCNT điều chỉnh, bổ sung do phát sinh trong q trình thực hiện dự án, như tách, gộp gói thầu để thúc đẩy tiến độ triển khai dự án hoặc điều chỉnh kế hoạch do điều chỉnh dự án dẫn đến phạm vi thực hiện các gói thầu bị thay đổi.
Nội dung và trình tự trình duyệt KHLCNT chi tiết quy định tại Chương II, Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cơ quan chủ trì thẩm định Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các dự án đầu tư công ở Hà Nội là Sở KHĐT, nội dung này đã được quy định tại
Điều 22, Quyết định số 15/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 30/3/2022.
Triển khai lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu của Chính phủ được quy định, hướng dẫn tại Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP đã trình bày ở Chương I, quy trình thực hiện cơng tác lựa chọn nhà thầu của dự án đầu tư công sẽ được triển khai như sau:
Trình tự và cách thức thực hiện: Phịng quản lý thực hiện dự án (được giao thực hiện dự án) của BQLDA chịu trách nhiệm tổ chức phát hành HSYC, HSMQT (nếu có) và HSMT; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và trình kết quả lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định. Ở các BQLDA, phòng Kế hoạch-Tổng hợp thường sẽ là phịng chủ trì thẩm định kết quả các cơng tác đấu thầu trước khi trình Ban Giám đốc phê duyệt.
- Đối với các gói thầu phải đấu thầu hoặc chỉ định thầu:
+ Phòng dự án sẽ phối hợp tư vấn đấu thầu (nếu có) đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, lập báo cáo kết quả đánh giá theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT- BKHĐT và trình Lãnh đạo Ban phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Mẫu tờ trình phê duyệt các bước đánh giá trong quá trình lựa chọn nhà thầu và nội dung hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT và số 05/2020/TT- BKHĐT. Hiện nay, hầu hết các gói thầu phải đấu thầu của các dự án đầu tư đều đang được các BQLDA áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng theo quy định về lộ trình đấu thầu qua mạng tại Thơng tư 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ KHĐT.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, các bước trình duyệt trong quá trình đấu thầu như hồ sơ mời quan tâm, danh sách ngắn nếu có, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng tổng thể cần phải trình để Nhà tài trợ xem xét, khơng phản đối đối với những gói thầu mà phía ADB/WB u cầu kiểm tra trước trước khi trình phê duyệt phía Chính phủ. Bất kể sự thay đổi nào ảnh hưởng đến nội dung đã được duyệt đều cần phải thông báo và xin ý kiến của Nhà tài trợ một lần nữa.
Thơng thường, các gói thầu tư vấn và các gói thầu xây lắp đấu thầu rộng rãi trong nước theo quy trình thuần túy của pháp luật Việt Nam thì thời gian đấu thầu sẽ mất khoảng 1-2 tháng, từ khi chuẩn bị HSMT đến khi ký kết hợp đồng, trong đó phát hành HSMT là khoảng 20 ngày. Đối với các gói thầu kết hợp quy trình của Việt Nam và Nhà tài trợ sẽ mất nhiều thời gian hơn do tuân thủ quy trình, thủ tục hồ sơ của cả hai bên. Cụ thể, gói thầu tư vấn sẽ mất khoảng 7-8 tháng (225 ngày) gồm phát hành HSMQT (nếu có) 30 ngày, phát hành HSMT 45 ngày và trình duyệt chính thức 03 bước theo quy định với Nhà tài trợ ; gói thầu xây lắp đấu thầu theo phương thức NCB sẽ mất khoảng 4 tháng (119 ngày) tính từ thời điểm trình HSMT cho Nhà tài trợ xem xét lấy ý kiến đến khi ký hợp đồng, trong đó phát hành HSMT 30 ngày; gói thầu mua sắm thiết bị sẽ khoảng 6 tháng (172 ngày) gồm phát hành HSMT 40 ngày.
Trên đây là một số nội dung chính về quy trình thực hiện đấu thầu kèm theo thời hạn xử lý thuộc thẩm quyền của BQLDA. Chi tiết tuân thủ và một số nội dung đáng lưu ý trong quá trình áp dụng quy định của Nhà tài trợ, lồng ghép vào quy trình thực hiện đấu thầu được nêu cụ thể hơn ở mục 2.2 dưới đây.