Định hướng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 77 - 81)

2.1 .1Quy trình thực hiện dự án ODA

3.1 Định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát triển

3.1.1 Định hướng ngắn hạn

Trước hết, để cải thiện và khắc phục những vấn đề cấp bách trong quá trình thực hiện dự án như điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án, quy trình đấu thầu và nguyên tắc GPMB, tái định cư, Việt Nam và phía Nhà tài trợ cần phải xác định đây là nội dung trọng tâm cần giải quyết ở thì hiện tại, địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, tích cực và linh động của cả hai bên để đạt được mục tiêu là tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án ODA hiện nay.

Đầu tiên, về mặt quy trình QLDA tổng thể, song song với quá trình chuẩn bị dự án, sau khi dự án được phê duyệt, nhóm dự án của CQTH và nhóm dự án của ADB,WB cần làm việc với nhau để xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện dự án.

Hiện tại, theo quy định tại Nghị định 114/2021/NĐ-CP của Việt Nam thì CQTH dự án sẽ phải chuẩn bị, xây dựng Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình dự án trong vòng 30 ngày sau ngày kể từ ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA trình CQCQ phê duyệt. Do vậy, trong quá trình hai bên trao đổi, làm việc để xây dựng Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án này, một kế hoạch chi tiết hơn đến từng bước

của từng gói thầu nên được xây dựng kèm theo và sẽ được cập nhật điều chỉnh khi cần trong suốt quá trình thực hiện cho phù hợp để nội bộ hai bên tham chiếu.

Kế hoạch thực hiện chi tiết này sẽ lồng ghép, kết hợp quy trình QLDA của cả hai phía, trong đó nêu rõ từng giai đoạn thực hiện, từng nhiệm vụ của từng giai đoạn, bộ phận tiếp nhận xử lý của hai bên, thời gian xử lý nội bộ… đồng thời lưu ý về những hành động trước có thể chuẩn bị được ln để tối ưu hố tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần trao đổi thẳng thắn về cơ chế linh động xử lý nội bộ để từ đó nhìn nhận được quy trình nào có thể rút ngắn hơn về mặt thủ tục và thời gian xử lý với điều kiện là gì để tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Tổng thể Kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình dự án sẽ được xây dựng theo phương hướng sau:

-Phân chia theo nội dung chủ chốt: Điều chỉnh dự án & gia hạn khoản vay, đấu thầu, giám sát thực hiện và quản lý hợp đồng, quản lý tài chính và giải ngân…Mỗi nội dung sẽ được xây dựng quy trình thực hiện riêng trong đó lồng ghép quy định và quy trình của cả hai phía theo ngun tắc xây dựng nêu trên;

-Chi tiết đến từng nhiệm vụ: Mỗi một nội dung chủ chốt sẽ được xây dựng và triển khai theo từng nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ:

+ Đối với nội dung “Điều chỉnh dự án và gia hạn khoản vay”, các nhiệm vụ trong quá trình này sẽ bao gồm: Thống nhất nội dung điều chỉnh dự án, trình Sở KHĐT dự án điều chỉnh, UBTP báo cáo nội dung đề xuất điều chỉnh lên Bộ KHĐT..

+ Đối với công tác đấu thầu: Quy trình này sẽ được chia nhỏ theo loại gói thầu: dịch vụ tư vấn, xây lắp, hàng hố…Mỗi một quy trình đấu thầu của một loại gói thầu sẽ cần phải xây dựng từng nhiệm vụ cụ thể như chuẩn bị TOR, chuẩn bị HSMQT, phê duyệt HSMT…

-Chú trọng các “hành động trước” (advance actions): Các nhiệm vụ có thể chuẩn bị trước, không bị ràng buộc về mặt pháp lý hay thứ tự thực hiện nên được tập trung chuẩn bị trước hoặc song song với các nhiệm vụ khác. Ví dụ: Xây dựng hồn thiện ĐKTC, mời quan tâm, chuẩn bị HSMT trong quy trình đấu thầu hay lập Kế hoạch Tái định cư để GPMB.

-Linh động trong quy trình xử lý: các bước nào có thể rút ngắn thời gian xử lý và kèm theo yêu cầu hồ sơ và điều kiện gì sẽ được nêu rõ trong Kế hoạch chi tiết này để hai bên cùng nắm được và phối hợp cho nhịp nhàng. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, có thể đề nghị phía Nhà tài trợ xem xét trước dự thảo hoặc trao đổi trực tiếp với cán bộ dự án để tham vấn về quy trình chuẩn bị và cách thức phối hợp.

-Lưu ý về những nội dung cần phối hợp liên ngành và thẩm định của phía Nhà tài trợ: Xuất phát từ thực tế triển khai dự án ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải trên cả nước, hai bên có thể trao đổi thêm về quy trình phát sinh dự kiến có thể xảy ra trong q trình thực hiện dự án để có sự chuẩn bị trước hoặc phịng ngừa phát sinh như: điều chỉnh phạm vi dự án dẫn đến thay đổi phân loại về môi trường, tái định cư hay thẩm định, lấy ý kiến cộng đồng do dự kiến tác động trong q trình thi cơng xây dựng…

Dự kiến các nội dung trong Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án lồng ghép quy trình thực hiện theo quy định của Việt Nam và Nhà tài trợ như bảng dưới đây:

STT Nội dung cơng việc Số hiệu quy trình Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời hạn xử lý (ngày dương lịch khơng tính nghỉ lễ, tết..) Thời gian dự kiến hoàn thành Thành phần hồ sơ yêu cầu Ghi chú BQL Nhà tài trợ BQL Nhà tài trợ Thực hiện song song/hành động trước..

I Giai đoạn chuẩn bị dự án

II Giai đoạn thực hiện dự án

III Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng

Mục đích của việc xây dựng chi tiết Kế hoạch triển khai tổng thể này là để hai bên thấu hiểu quy trình thực hiện của nhau đồng thời xem xét, nghiên cứu cách thức triển khai phối hợp hiệu quả, tối ưu về mặt thời gian và thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, giảm thiểu rủi ro phát sinh xử lý quy trình do quy định, quy trình hai bên chưa thống nhất và thiếu sự đồng bộ.

Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện dự án tổng thể đã được xây dựng và thống nhất, các CQTH là các Ban QLDA nên chính thức ban hành quy trình thực hiện dự án dành riêng cho các dự án ODA của đơn vị mình, kết hợp quy trình QLDA chung và Kế hoạch thi tiết đã lồng ghép quy trình của Nhà tài trợ. Quy trình được ban hành này sẽ thuần tuý áp dụng cho nội bộ BQLDA để các phịng chun mơn, nghiệp vụ thuộc nội bộ Ban tuân thủ và thực hiện đảm bảo quy định pháp luật và quy trình xử lý, giải quyết. Nội dung này sẽ được chuẩn bị dựa trên quy trình QLDA sẵn có đã được ban hành và cập nhật điều chỉnh theo các quy định sửa đổi, bổ sung có liên quan. Vậy nên căn cứ trên kế hoạch thực hiện chi tiết được xây dựng và thống nhất với Nhà tài trợ, việc ban hành chính thức quy trình QLDA dành riêng cho dự án ODA là để tăng tính pháp lý và tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình trình duyệt, thẩm định các nhiệm vụ, các nội dung công việc của dự án, đồng thời là cơ sở để kiểm soát tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện và phân chia trách nhiệm trong nội bộ ban quản lý.

Trong quá trình xem xét, điều chỉnh bổ sung quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chúng ta nên cân nhắc và đề nghị sự tham gia, phối hợp đóng góp ý kiến của phía Nhà tài trợ, có thể chỉ cần yêu cầu ý kiến đóng góp của hai Nhà tại trợ lớn là ADB và WB do hai tổ chức này có hệ thống quy định, chính sách khá tồn diện và có ảnh hưởng đến q trình triển khai thực hiện dự án vốn vay ODA tại Việt Nam.

Mặc dù chúng ta khó có thể cho phép Nhà tài trợ được yêu cầu điều chỉnh quy định pháp luật ODA của quốc gia như Ba Lan nhưng phần nào cho phép họ tham gia ý kiến xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý thực hiện dự án ODA cũng là một giải pháp hỗ trợ tích cực cho q trình thực hiện pháp luật và triển khai trong thực tế dự án. Hơn nữa, sự tham gia đóng góp của bên ngồi cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận, phát hiện và tìm ra cách tiếp cận mới cho những vấn đề đang tồn tại.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w