Tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 83 - 85)

2.1 .1Quy trình thực hiện dự án ODA

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát

3.2.1 Tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

Với bài học kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án ODA của Ba Lan, Malaysia và Trung Quốc, bài học cốt lõi rút ra được đó là phải tăng cường hồn thiện chính sách pháp luật, nâng cao năng lực thể chế trong việc thực hiện dự án ODA để làm cơ sở triển khai thực hiện dự án. Pháp luật về quản lý thực hiện dự án hiện này chưa có quy định hướng dẫn về lập dự tốn chi phí chun gia nước ngồi và cơng tác đền bù hỗ trợ tái định cư khi GPMB cơng trình ngầm. Bên cạnh đó, quy định của Việt Nam và Nhà tài trợ cịn chưa hài hồ ở nhiều khâu như đấu thầu/lựa chọn nhà thầu, nguyên tắc đền bù tái định cư trong GPMB, thẩm định phê duyệt phạm vi dự án…

Để góp phần tăng cường hồn thiện hệ thống pháp luật hiện nay về thực hiện dự án ODA bao gồm quản lý và sử dụng vốn ODA và thực hiện dự án sử dụng vốn ODA, chúng ta cần bổ sung ngay quy định về việc thu hồi đất và xây dựng phương án BT, HT & TĐC khi GPMB các cơng trình ngầm do hiện nay Việt nam đang chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống Metro- Đường sắt đô thị và hầu hết là sử dụng vốn vay ODA để thực hiện. Cụ thể, bổ sung quy định hướng dẫn GPMB cơng trình ngầm

và bồi thường hỗ trợ di dời tạm cư đang được quy định tại Chương 2.Quy định chi tiết về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Thứ hai, cũng liên quan đến GPMB và tái định cư, Chính phủ nên nghiên cứu xem xét giải quyết vấn đề khác biệt về nguyên tắc đền bù hỗ trợ tái định cư với quy định của Nhà tài trợ để cải thiện và khắc phục tình trạng bất đồng, khiếu nại về giá trị đền bù giữa các phương án trong dự án ODA và các dự án đầu tư công khác xung quanh ranh dự án. Cụ thể, xem xét điều chỉnh nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đang được quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 và khoản 4, Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Tại địa bàn Hà Nội, cần xem xét điều chỉnh thêm Điều 5, Quyết định 10/QĐ-UBND năm 2017. Thứ ba, trong quy trình đấu thầu/lựa chọn nhà thầu, bổ sung quy định hướng dẫn về việc lập dự tốn chi phí chun gia quốc tế trong Nghị định quy định về quản lý chi phí xây dựng cơng trình để khắc phục khó khăn tồn tại trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự tốn gói thầu và tạo nên sự đồng bộ về chi phí dự tốn trong các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài và cũng tạo điều kiện thuật lợi cho việc thanh tra kiểm toán về sau.

Liên quan đến giải pháp tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về ODA, từ trước đến nay quy định về ODA được điều chỉnh bởi các Nghị định do Chính phủ ban hành và dẫn chiếu đến các Luật chuyên ngành khác. Do vậy, để triển khai thực hiện các đề xuất nêu trên, kiến nghị các địa phương- UBND cấp tỉnh/thành phố báo cáo cơ quan cấp bộ về các khó khăn, hạn chế trong quy trình, thủ tục thực hiện dự án ODA đồng thời đề xuất xem xét điều chỉnh, bổ sung suy định pháp luật (nếu có). Chính phủ có thể giao Bộ KHĐT chủ trì tổng hợp ý kiến của các địa phương và lấy ý kiến tham vấn các bộ về các nội dung đề xuất kiến nghị này sau đó tổng hợp báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và trình Quốc hội xem xét, thơng qua các nội dung cần sửa đổi bổ sung của cácLuật chuyên ngành khác có liên quan.

Để thực hiện giải pháp này, trước hết chúng ta cần chú trọng nâng cao năng lực thể chế của các cơ quan chức năng để xây dựng phương hướng, lộ trình hồn thiện chính sách pháp luật với mục tiêu đồng bộ, nhất quán và hài hoà. Thứ hai, việc hoàn

thiện hệ thống pháp luật cần Nhà nước có chủ trương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, tập trung, có hệ thống và phổ biến đến các cấp chính quyền địa phương thơng qua Nghị quyết. Sau cùng, do thay đổi về tính chất của nguồn vốn ODA hiện nay-chủ yếu là vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nên Chính phủ cần có chỉ đạo quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về sự thay đổi tính chất của nguồn vốn ODA đồng thời yêu cầu các địa phương rà sốt thực hiện theo chủ trương mới của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA, trong đó khơng sử dụng vốn ODA để chi thường xuyên cho các mục tiêu như tăng cường năng lực, xây dựng chính sách, trả thuế phí lãi vay…Ngồi ra, cần song song xem xét điều chỉnh cơ chế cho vay lại giữa trung ương và địa phương để nâng cao vai trò và trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA đề đầu tư phát triển chương trình dự án.

Dự kiến, thông qua việc bổ sung quy định pháp luật về các nội dung như: Thu hồi đất và đền bù cơng trình ngầm, ngun tắc tái định cư trong GPMB; lập dự tốn chi phí cho các gói thầu có yếu tố nước ngồi sẽ góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện dự án ODA hiện nay đồng thời tạo sự triển khai đồng bộ, nhất quá về thực hiện dự án ODA trên cả nước cũng như nâng cao sự hài hồ với quy định chính sách của Nhà tài trợ. Khắc phục nguyên nhân khiếu nại, kiện cáo hiện nay ở các dự án Metro do vướng mắc về GPMB. Đẩy nhanh thủ tục thẩm định phê duyệt dự tốn gói thầu để sớm bắt đầu triển khai đấu thầu lựa chọn các nhà thầu thực hiện dự án, sớm đưa dự án đi vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w