Quy trình GPMB và bồi thường hỗ trợ tái định cư

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 54 - 57)

2.1 .1Quy trình thực hiện dự án ODA

2.1.2 Quy trình GPMB và bồi thường hỗ trợ tái định cư

Khơng chỉ phía Nhà tài trợ coi trọng vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư mà Chính phủ Việt Nam cũng rất coi trọng vấn đề này do những ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội, uy tín của Nhà nước và có ảnh hưởng mật thiết đến tiến độ thực hiện dự án, hiệu quả của đầu tư công

Yêu cầu chung của công tác GPMB và bồi thường hỗ trợ tái định cư trong dự án sử dụng vốn vay của ADB, WB là các cơng việc GPMB và tái định cư (nếu có) phải được thực hiện trên cơ sở Kế hoạch giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt ở giai đoạn chuẩn bị dự án (kèm theo tài liệu FS). Kế hoạch này do CQTH dự án chủ

trì xây dựng và triển khai, cơ bản được thiết kế và thực hiện theo quy trình GPMB trong nước đã được UBND Thành phố Hà Nội ban hành nhưng các nguyên tắc đền bù tái định thì cần phải tuân thủ quy định và nguyên tắc của phía Nhà tài trợ. Và Kế hoạch này cần phải được gửi xin ý kiến thống nhất của ADB/WB trước khi ban hành và đi vào thực hiện. Khác với nguyên tắc của Nhà tài trợ, Việt Nam quy định "không đền bu

trong các trường hợp: đất lấn chiếm, cơng trình xây dựng trái phép." Sự khác biệt này

đã dẫn đến vướng mắc trong khâu GPMB mà cấp thực hiện dự án BQL không đủ thẩm quyền giải quyết, cần báo cáo xin chỉ đạo của CQCQ.

Hiện tại, đối với các dự án cần phải GPMB, thu hồi đất thì quy trình thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn Hà Nội sẽ thực hiện theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội cũng có các quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất của các quận trên địa bàn Thành phố để các quận làm căn cứ phối hợp với các Chủ đầu tư dự án xây dựng phương án BT, HT &TĐC khi GPMB.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, dự án sử dụng vốn ODA đều là dự án đầu tư cơng, vì mục đích cơng cộng do vậy cơng tác GPMB của dự án sẽ do UBND các quận/huyện trên địa bàn chủ trì và BQLDA có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

Kinh phí GPMB lấy từ nguồn vốn của dự án. Tuy nhiên trong Nghị định 114/2021/NĐ-CP về ODA hiện hành đã quy định không sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi để chi cho công tác GPMB. Nội dung này phần nào để khắc phục những vướng mắc về GPMB trong dự án vốn vay ODA do phải tuân thủ quy định về Tái định cư của Nhà tài trợ. Như vậy, đối với các dự án vốn ODA có thu hồi đất, phía Việt Nam cần sẵn sàng bố trí vốn đối ứng để thực hiện GPMB.

Trong q trình chuẩn bị dự án (FS của Chính phủ và PPTA của ADB), Kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc Khung kế hoạch giải phóng mặt bằng (nếu dự án có các hợp phần chưa được lựa chọn và thiết kế trước khi thẩm định dự án) đã được cả Chính phủ và ADB phê duyệt. Để thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng đó trong

thực hiện dự án, Chính phủ quy định cụ thể nội dung, thủ tục từng bước triển khai cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó một trong các nhiệm vụ quan trọng mà BQLDA phải phối hợp với địa phương để thực hiện là chuẩn bị Phương án đền bù và tái định cư. (Quy trình thực hiện GPMB và BT, HT &TĐC của một BQLDA chuyên ngành ở Hà Nội được đính kèm ở Phụ lục 2).

Về cơ bản, ngoài việc phải lồng ghép, tuân thủ nguyên tắc về tái định của nhà tài trợ vào trong kế hoạch BT, HT, & TĐC của dự án thì các nội dung khác, BQLDA sẽ phối hợp với UBND các quận, huyện để triển khai công tác GPMB theo quy định và quy trình trong nước. Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực tế hiện nay, có hai vấn đề nổi cộm đáng lưu ý đó là việc GPMB cho cơng trình ngầm và vấn đề xác định khung giá đất để xây dựng phương án bồi thường.

Đơn cử như dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội giai đoạn 1 (Nhổn – ga Hà Nội), vì đây là lần đầu tiên GPMB liên quan đến cơng trình ngầm, nên chưa có cơ chế cụ thể. Hiện cịn vướng mắc GPMB tại ga S11, cụ thể là số nhà 23 Quốc Tử Giám và các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến ngầm chưa được di dời; việc thi công ảnh hưởng đến cơng trình của một số hộ dân và trụ sở cơng an phường. Tuy nhiên, đến nay khung chính sách đền bù, hỗ trợ chưa được phê duyệt. Theo thông tin của MRB, khi thi công các ga ngầm mới phát sinh việc các hộ dân chỉ có móng nhà xung đột với tuyến hầm. Trong đó có 43 trường hợp phải tạm cư và 7 trường hợp phải tháo dỡ cơng trình, khơng thu hồi đất. Trong khi đó, nhà tài trợ vốn là ADB yêu cầu, trước khi đào tuyến ngầm, phải có chính sách và quy trình bồi thường được phê duyệt. Đây là hình thức GPMB chưa có tiền lệ và chưa được hướng dẫn theo các quy định pháp luật hiện hành. Do vậy, tại buổi làm việc thăm công trường thi cơng Tuyến 3, đồng chí Đinh Tiến Dũng đã đề nghị Ban Cán sự đảng UBND TP báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét cho ý kiến để trình HĐND TP cho phép UBND TP ban hành cơ chế để tiến hành GPMB, phấn đấu ban hành cơ chế này ngay trong tháng 12-2021 để khẩn trương tổ chức thực hiện. Ngồi ra, UBND TP đã có Quyết định số 3929/QĐ-UBND ngày 13/8/2021, thành lập Tổ Công tác liên ngành để tăng cường phối hợp, xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy tiến độ Dự án ĐSĐT Nhổn - Ga Hà Nội.

Đối với vấn đề thứ hai là bất cập về khung giá bồi thường. Dự án Cát Linh - Hà Đông bị chậm 5 - 6 năm so với kế hoạch, trong đó riêng GPMB bị chậm 3 năm. Quá trình GPMB nảy sinh vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách bồi thường GPMB dẫn đến nhiều đơn thư khiếu nại, kiến nghị. Càng chậm trễ trong GPMB thì chi phí dự án lại càng tăng lên vì giá đất mỗi năm đều được điều chỉnh tăng.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Ngọc Linh_LKT4B_820327_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w