trong tương lai
Ngày nay, cả trong lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật đều được tiếp cận theo quan điểm pháp luật thực định, nhưng có tiếp thu những giá trị của quan điểm pháp luật tự nhiên. Theo đó, pháp luật do nhà nước ban hành nhưng phải phù hợp với thực tiễn khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của đời sống, pháp luật phải dựa trên cơ sở công lý, phải phù hợp với các quyền tự nhiên của con người. Chính vì vậy, danh từ pháp luật trong ngôn ngữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phản chiếu ý niệm công lý.
Hiện nay, tồn tại nhiều định nghĩa về pháp luật dưới góc độ là pháp luật thực định. Tuy nhiên, có thể nói, các định nghĩa này cơ bản chỉ khác nhau về câu chữ và thể hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp luật có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại
chuẩn mực xã hội khác như đạo đức, phong tục tập quán... Pháp luật dưới góc độ tương tự, từ đó có thể hiểu:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Dựa trên khái niệm chung về pháp luật như vậy, tác giả xin khái quát khái niệm về pháp luật thế chấp BĐS HTTTL như sau:
“Pháp luật về thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai.”
Từ khái niệm này, có rút thấy pháp luật về bất động sản hình thành trong tương lai có một số đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, pháp luật về BĐS HTTTL có tính quy phạm phổ biến:
“Quy phạm” nghĩa là khuôn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của mọi người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Các chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khn mẫu mà nhà nước đã nêu ra. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, khơng được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hồn cảnh cụ thể nào đó. Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong đời sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật tác động đến mọi địa phương, vùng, miền của đất nước.
Thứ hai, pháp luật về BĐS HTTTL có tính phổ biến.
Bản thân pháp luật về BĐS HTTTL là một hệ thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, các khái niệm pháp lý... Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cách tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội
đó, làm cho quan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
Thứ ba, pháp luật về BĐS HTTTL có mang tính quyền lực nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Để thực hiện việc tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Các quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự sẵn có trong xã hội như đạo đức, phong tục tập qn, tín điều tơn giáo... Với tính cách là những quy tắc xử sự, pháp luật chính là những u cầu, địi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Với quyền lực của mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng phạt người vi phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Thứ tư, pháp luật về BĐS HTTTL do Nhà nước ban hành.
Pháp luật về BĐS HTTTL chỉ có thể được hình thành thơng qua việc Nhà nước ban hành các văn bản Luật và hướng dẫn mà khơng được hình thành theo con đường án lệ, hoặc tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Kết luận chương 1
Bất động sản HTTTL là một dạng tài sản đặc biệt, nó khơng hữu hình ở thời điểm hiện tại (thời điểm xác lập giao dịch) mà nó chỉ được “hình thành” trong khoảng thời gian thuộc về tương lai. Nó mang đầy đủ các đặc điểm của một loại tài sản nhưng về mặt hình thái thì tại thời điểm hiện tài thì nó vẫn chưa tồn tại, hay chỉ là có các căn cứ, cơ sở để kết luận rằng trong tương lai, bất động sản này chắc chắn được hình thành. Và cũng giống như các loại tài sản hình thành trong tương lai khác, BĐS HTTTL mang đầy đủ các đặc trưng của tài sản HTTTL; Đồng thời, nó cũng mang trong mình những đặc trưng của BĐS như tính cố định, tính giới hạn...
Các quy định cụ thể về thế chấp BĐS HTTTL, thế chấp BĐS HTTTL đã được ghi nhận cụ thể trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên, hiện nay khái niệm BĐS HTTTL vẫn chưa được quy định cụ thể.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH