Hình 2 .16 Quan hệ phụ thuộc giữa thành phần lực P1, P2 và góc nghiêng
Hình 2.1 7 Sơ đồ tác dụng lực khi có ba nam châm điện
Các nam châm điện được gá đối diện với các chân và chúng tác dụng lên phễu ở các vị trí có độ cứng vững cao nhất, có nghĩa là theo chu vi ngồi của phễu.
Khi có bốn nam châm điện trong cơ cấu thì lực kéo P do một nam châm điện tạo ra sẽ tác dụng lên một chân theo phương có độ cứng vững thấp nhất.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: cơ cấu có một nam châm điện được dùng trong cơ cấu cấp phôi rung động với phễu nhỏ (đường kính < 0,4m) để cấp phơi nhỏ và nhẹ, cịn cơ cấu có bốn nam châm điện được dùng trong cơ cấu cấp phơi rung động với phễu lớn (đường kính > 0,3÷1m) để cấp phơi có kích thước trung bình và lớn bởi vì bốn nam châm có khả năng tạo ra lực kéo lớn.
Vì vậy, đối với chi tiết được tính tốn thiết kế trong đề tài, thì ở đây sẽ sử dụng một nam châm điện từ đặt tại đường tâm phễu.
30
2.6.2 Cơ cấu rung điện từ
Cơ cấu rung điện từ cần được xem như hệ dao động cơ điện thuần nhất, nơi mà điện năng chuyển thành cơ năng dao động. Sự thay đổi độ cứng vững của các chân, khối lượng của các phần di động, trạng thái vật lý của vật liệu chi tiết và các yếu tố khác sẽ làm cho biên độ dao động của cơ cấu thay đổi, vì vậy để có được các quy luật chuyển động cần thiết của máng chứa trong cơ cấu cấp phôi rung động người ta sử dụng các loại cơ cấu rung điện từ và các sơ đồ cấp điện khác nhau.Theo nguyên tắc hoạt động thì các cơ cấu rung điện từ được chia ra làm hai loại:
Cơ cấu rung điện từ một nhịp (một nam châm điện) Cơ cấu rung điện từ hai nhịp (hai nam châm điện)
2.6.2.1 Cơ cấu rung điện từ một nhịp